http://thethaovanhoa.vn/475N20100911144117017T0/khi-nha-hat-khong-con-lon.htm

(TT&VH Cuối tuần) - Mỗi quốc gia đều có ít nhất một nhà hát lớn để tự hào, để được xem đó là một thánh đường âm nhạc, để được tiếp đón một bầu không khí âm nhạc sang trọng và văn minh, để xứng đáng với tên gọi “thiết chế văn hóa”.

Năm 1977, ngôi sao ca nhạc người Pháp Joe Dassin lúc ấy đang nổi như cồn, anh có một nguyện vọng là được một lần trong đời đứng hát tại Opéra Garnier, nhà hát của những giá trị vĩnh cửu (mà Nhà hát Lớn Hà Nội là một sự mô phỏng tuyệt diệu). Joe Dassin lúc ấy là ông vua của nhiều bài hát được giới trẻ thuộc nằm lòng. Nguyện vọng ấy tưởng chừng dễ được cấp phép nhưng lạ thay Opéra Garnier lắc đầu: “Chỗ này không hợp với anh”. Bởi Opéra Garnier là thánh đường âm nhạc dành cho thể loại âm nhạc được kính nể nhất: cổ điển. Sau đấy, Joe Dassin trở về với nhà hát Olympia chỉ cách nhà hát vĩnh cửu kia vài góc phố. Nước Pháp làm thế chỉ để bảo đảm rằng thánh đường âm nhạc của họ được sạch sẽ và họ cũng dành tất cả sự tôn trọng thật sự cho người bị từ chối, Joe Dassin. Chỉ là vì không kết hợp được.


Nhà hát Lớn Hà Nội
Nhưng đó là chuyện ở Pháp, còn liên quan đến Nhà hát Lớn ở ta thì gần đây có khá nhiều chuyện xảy ra mới thấy “thiết chế văn hóa” bị xem nhẹ như thế nào. Đầu tiên là chuyện ca sĩ Tuấn Vũ hát tại Nhà hát Lớn. Giọng hát anh được nhiều người yêu mến, điều ấy không ai phủ nhận, nhưng để diễn tại một nơi mang tính văn hóa hàn lâm như Nhà hát Lớn thì đó là chuyện “khó kết hợp được”. Tính biểu tượng của Nhà hát Lớn như một thánh đường âm nhạc, nó biểu trưng cho sự giàu có về văn hóa, cao cấp hơn, kén chọn hơn. Nhưng chuyện ấy đã xảy ra và không thấy ai thắc mắc. Và lạ hơn, cũng ngày hôm ấy, có cả một nhạc sĩ tên tuổi đại diện cho một trung tâm bản quyền cùng với nhân viên của mình đến đòi nợ công ty biểu diễn chương trình của Tuấn Vũ vì “vi phạm bản quyền”, ngay trong phòng gương của nhà hát gần tròn trăm tuổi. Không khí trang trọng của một biểu tượng văn hóa tầm cỡ quốc gia hóa ra chẳng được “nể vì” chút nào.

Và mới nhất, khi quần chúng đang xem say sưa bài hát Người Hà Nội từ chương trình Điều còn mãi diễn tại Nhà hát Lớn nhân quốc khánh 2/9 được phát trực tiếp trên VTV1 thì bị “cắt cái bụp”. Không nguyên nhân, không lời giải thích. Chuyện “cắt cái bụp” chẳng lạ gì nhưng ở trường hợp này vẫn gợi lên câu hỏi liệu Nhà hát Lớn có thật sự “lớn” trong suy nghĩ nhiều người và liệu nó có thật sự là một “thiết chế văn hóa” như lời sử gia Dương Trung Quốc?

May mà Joe Dassin đã qua đời.

Ống kính
 
Sau khi đã được truyền bá một cách trực tiếp trên quê hương của phân nửa loài người, và gián tiếp ảnh hưởng trên một phần không nhỏ những vùng đất còn lại (1), Phật Giáo của những ngày cuối thế kỷ 20 không ngừng chinh phục thêm những tâm hồn mới, mở rộng đến những xã hội, những nền văn hóa mới, đặc biệt là ở các nước thường được gọi là “Tây Phương”. Tại các quốc gia này, càng ngày càng có nhiều người bày tỏ sự đồng tình, hay ít ra là thiện cảm, với tư tưởng của Đức Thích Ca. Trong số họ, có nhiều triết gia, văn nghệ sĩ, ký giả, nhà kinh doanh, khoa học gia từ các ngành học Vật Lý tới Tâm Lý, và cả những Linh Mục, Nhà Thần Học, Nhà Khổ Tu v.v...Riêng tại Pháp đã có khoảng 300 ngàn người tuyên bố tín ngưỡng của mình là Phật Giáo (2). Con số cảm tình viên không đặt vấn đề theo Đạo này hay theo Đạo khác, chắc chắn còn nhiều hơn gấp bội phần. Khi Tạp Chí “Vogue” in hình Đức Đạt Lai Lạt Ma trên trang bìa, số báo bán được liền tăng lên tới 83 % ! Ban nhạc Rock “Meccano"(người Tây Ban Nha), không nổi tiếng lắm, nhưng trong thời gian phô biến một bài hát về Phật Giáo Tây Tạng, đã trồi lên được thượng tầng của bảng xếp hạng “Top 50” ! (3) Rồi khi phim “Little Buddha” được trình chiếu lần đầu tại Paris, một số nhà phê bình tỏ vẻ thất vọng vì đã đặt quá nhiều hy vọng nơi nhà đạo diễn tài danh Bertolucci để làm chói sáng tư tưởng Phật Giáo trong quần chúng Tây Phương. Thêm vào đó, sự pha trộn hai câu chuyện, chuyện chú bé người Mỹ ở thời nay, và chuyện cuộc đời Đức Phật, bị coi như một “xảo thuật” đẻ cho khán giả “dễ nuốt” Đức Phật hơn, và như thế, đã bị chê là không đủ niềm tin nơi Đạo Phật ! Phải nói là giới trí thức Tây Phương không thiếu người đặt niềm tin nơi tư tưởng Phật Giáo để giải quyết các vấn đề của thời đại, như S.C.Kolm (4) trong sách “Sortir de la crise"(Ra khỏi khủng hoảng), hoặc như Octavio Paz, Giải Nobel Văn Chương (5), khi ông nói :“Phật Giáo là tư tưởng ngoạn mục nhất, và mang nhiều tính cứu độ nhất...”

Sự lan rộng của Phật Giáo lại có vẻ rất nhẹ nhàng, ít gặp những chống đối gay gắt. Thật vậy, một tôn giáo thường phải đụng đầu với hai loại đối thủ : khoa học “vật chất”, và các tôn giáo khác (tôn giáo “bạn”!). Đối với Phật Giáo, khoa học không là đối thủ. Ngược lại, người ta không ngớt bàn tán về những tương đồng giữa đa số quan điểm của Đạo Phật với những khám phá mới nhất của khoa học. Các tôn giáo “bạn” cũng có vẻ sẽ không là những đối thủ của Phật Giáo, nếu Đạo Phật được trình bày dưới một hình thức nào đó. Linh Mục Dòng Tên Yves Raguin (6) có thuật lại một giai thoại lý thú, như sau :

Vào thế kỷ thứ 8, Jean Damascène, người Syrie, đã dịch một tác phẩm mà ông nghĩ là cuộc đời của Thánh Josaphat. Theo LM Raguin, tác phẩm này ảnh hưởng mạnh mẽ trên đời sống tu hành của các tu viện Công Giáo thời Trung Cổ. Một chi tiết : tác phẩm của Damascène nói về cuộc đời...Đức Phật !

Điều này cho thấy, dưới một hình thức hơi “độc đáo” một tí, giáo lý của Đức Thích Ca đã được chấp nhận bởi Ky Tô Giáo kể cả trong một thời kỳ bị coi là ít cởi mở nhất. Vì thế người ta không ngạc nhiên khi nghe Linh Mục Dòng Tên J.K.Kadowaki nói rằng chính nhờ Phật Giáo mà ông đã hiểu và thực hành Thánh Kinh một cách xâu xa hơn (7). Người ta cũng không ngạc nhiên trước khẳng định của Linh Mục Khổ Tu David Steindl-Rast (8) cho rằng cần phải vận dụng rộng rãi phương pháp luận Phật Giáo, rằng các lý thuyết “tính Không” và “Trung Đạo” có thể giúp khái niệm “mến Chúa” có nội dung. Rồi cũng thật tự nhiên khi thấy các vị Khổ Tu Công Giáo ngồi xếp bằng tĩnh tọa theo phương pháp của Nhà Phật, trong một phóng sự truyền hình Pháp. Thật ra, danh sách các Tu Sĩ Công Giáo đã công khai ủng hộ Đạo Phật còn dai. Ta có thể kể thêm : Linh Mục Dòng Tên (Jésuite) Enomiya Lasalle, Linh Mục Besnard, Dòng Thỉnh Giảng (Dominicain), Nhà Khổ Tu Pierre Francois de Béthume (Dòng Bénédictin), Hồng Y Lercaro, Tổng Giám Mục thành Bologne, v.v...(9) Thậm chí đến Nhà Thần Học Eugen Drewermann, một Linh Mục Công Giáo đang gặp vài khó khăn với “thượng cấp”, đồng thời cũng là một nhà Phân Tâm Học, Giáo Sư Đại Học, và là hiện tượng nổi bật trong trường tư tưởng Âu Châu vài năm nay, được tán dương là “Luther tân thời”, cũng đã chọn một câu của Đức Phật để làm bạt cho tác phẩm nổi tiếng nhất của ông (10). Ông thường tuyên bố : rất gần Phật Giao, cho rằng Phật Giáo chứa đựng ý nghĩa nguyên thủy của Phúc Âm (11). Tuy nhiên, ông vẫn chọn là người Công Giáo, vì hệ thống biểu tượng của Công Giáo thích hợp với ông hơn. Gần đây, bà Tổng Thống Đức Herzog, một người theo Đạo Tin Lành, cũng nói trong một cuộc phỏng vấn là bà tìm thấy nơi Đạo Phật nhiều điều như tính vị tha, khả năng tập trung tinh thần, và “sự bình thản rất lớn về mặt nội tâm”...(12) Ngược thời gian, nhiều học giả, trong số có C.G.Jung, đã ghi nhận những tương đồng giữa Giáo lý của Đức Phật với tư tưởng của Thánh Ignace de Loyola, Thánh Thérèse d'Avila, Thánh Francois d'Assise, hay của Maitre Eckhart...

Vậy, nếu không bị cản trở bởi khoa học “vật chất”, cũng không bị cản trở bởi các tôn giáo khác, thì, trong thời đại mới, cái gì sẽ cản trở sự lan rộng của Phật Giáo ra khỏi những lãnh thổ truyền thống của mình, đến những vùng đất mà tư tưởng và cách sống vẫn còn ảnh hưởng mạnh mẽ đến toàn nhân loại ? Cái gì, nếu không phải là chính...Phật Giáo ?

Nói thế, cũng là tự hỏi liệu Phật Giáo có thực sự đem lại nổi những điều hiệu quả để giải quyết những vấn đề của thời đại hay không ? Và, như mọi tổ chức thế tục, Phật Giáo sẽ thích nghi như thế nào với cái thời đại ấy ?

Mặt khác, chúng ta cung không thể không tự hỏi : trong trường hợp Việt Nam, đâu sẽ là những đóng góp của Phật Giáo trong giai đoạn đổi đời khó khăn sắp tới ?

Đó là những tham vọng của bài viết này. Để tiện việc trình bày, trước tiên, chúng tôi xin đề nghị vài suy nghĩ về thời đại chúng ta hiện sống, trước khi bàn đến khả năng đóng góp của Phật Giáo trong thời đại ấy trên bình diện cá nhân, rồi trên bình diện xã hội, để kết thúc trong bối cảnh của nước Đại Nam ta.


    o                                              

I) VÀI SUY NGHĨ VỀ THỜI HIỆN ĐẠI :

A) CÁC TIÊU CHUẨN CỦA THỜI HIỆN ĐẠI :

Thời đại trong đó chúng ta đang sống bao gồm một số tiêu chuẩn được đề ra một cách quy ước. Có nhiều quy ước, và nhiều tiêu chuẩn. Chúng tôi xin chọn chỉ bàn đến ba tiêu chuẩn chính. Đó là:

-sự phát triển của khoa học
-sự đẩy lùi tinh tôn giáo ra khỏi môi trường sống của con người
-sự lãnh đạo của một số hình thái kinh tế thường được gắn
liền với khái niệm Tư Bản Chủ Nghĩa.

B) NHỮNG VẤN ĐỀ CỦA THỜI ĐẠI :

Chúng ta chỉ có thể chọn vài vấn đề tiêu biểu. Trước hết, xin ban sơ qua về Tư Bản Chủ Nghĩa (13).


1) Tư Bản Chủ Nghĩa

Tư bản chủ nghĩa được định nghĩa như một mô hình tổ chức xã hội trong đó phương tiện sản xuất và phương tiện trao đổi nằm trong tay tư nhân. Tư nhân có khuynh hướng đặt tư lợi lên trên hết. Vì thế, một trong những động cơ chính yếu của xã hội tư bản là HIẾU LỢI. Để được lợi, tư bản chủ nghĩa đẩy mạnh sản xuất và tiêu thụ.

Vì cần đẩy mạnh tiêu thụ, nên xã hội tư bản thường ôn hòa rộng rãi, và khuyến khích CÁ NHÂN CHỦ NGHĨA. Thật vậy, nếu hẹp hòi, quá khích, thì phải loại bỏ bớt một phần xã hội, tức bớt số người tiêu thụ. Mặt khác, cá nhân cần dược đề cao, cần có tự do, cần có một mức sống nào đó, để kích thích mỗi cá nhân tiêu thụ ngày một thêm lên.

Về chính trị, xã hội tư bản thường thiên về một thể chế ĐA NGUYÊN. Lý do vì phương tiện trao đổi và sản xuất là thực chất của quyền hành, mà những phương tiện ấy lại nằm trong tay tư nhân, nên thực chất quyền hành trong xã hội dễ bị phân tán, trở thành “đa nguyên”. Tuy nhiên, dù bị phân tán, quyền hành vẫn nằm trong tay người có phương tiện sản xuất và trao đổi, khiến cho các xã hội tư bản thường đi vào con đường DÂN CHỦ HÌNH THỨC.

Vì được điều hành bởi tư lợi, kiểu dân chủ hình thức, nên các xã hội tư bản rất hay được quản lý một cách THIỂN CẬN.


2) Sự phát triển của khoa học dưới sự lãnh đạo của Tư Bản Chủ Nghĩa

Tính duy lợi và thiển cận của các xã hội tư bản khiến sự phát triển của khoa học thường đưa đến hai loại vấn đề :

-Thứ nhất là ô nhiễm, tàn phá môi sinh, và lãng phí tài nguyên thiên nhiên. Lý do vì các khám phá khoa học được ưu tiên hướng đến việc gia tăng sản suất (sản suất những hàng hóa mới, hay những hàng hóa sẵn có, nhưng nhanh hơn và nhiều hơn), cũng như gia tăng nhu cầu tiêu thụ. Gia tăng tiêu thụ và sản xuất đưa đến gia tăng ô nhiễm cũng như phí phạm tài nguyên thiên nhiên. Đó là chưa kể đến những tai hại đặc biệt của việc sản xuất và tiêu thụ khí giới...

-Thứ hai là vấn đề cạnh tranh giữa cái máy và sức người, làm gia tăng nạn thất nghiệp. Vì hiếu lợi, các xí nghiệp bị cám dỗ sử dụng máy móc thay con người, để làm giảm giá thành của hàng hóa, khiến cho sự phát triển kinh tế không còn tạo thêm công ăn việc làm như người ta vẫn thường tin tưởng. Thật vậy, gia tăng sản xuất bây giờ phần lớn do gia tăng năng xuất của máy móc, chứ không cần đòi hỏi thêm nhân công như trước.


3) Con người trong xã hội tư bản :

Con người trong xã hội tư bản còn gặp phải một số vấn đề khác như :

-Bị cô lập đối với thiên nhiên, trong những đô thị lớn, gây nên cảm giác xa lạ đối với thiên nhiên.

-Bị cô lập đối với những con người khác, do khuynh hướng cá nhân chủ nghĩa nằm trong bản chất của xã hội tư bản.

-Bị đánh giá theo khả năng tiêu thụ của mình : anh “hơn” tôi vì anh có nhà sang hơn, xe lớn hơn, quần áo đắt tiền hơn tôi v.v...Con người tiêu thụ được tôn trọng, có nhiều quyền ("khách hàng là Vua"), trong khi con người sản xuất bị coi rẻ. Tại các nước tiền tiến, con người sản xuất cũng là con người tiêu thụ, và được tôn trọng. Trong khi đó, ở những quốc gia mà khả năng tiêu thụ còn quá kém, con người chỉ đơn thuần là “con người sản xuất”, thì sanh mạng, đời sống cũng như nguyện vọng của những con người này rất “rẻ” (14). Vì bị đánh giá theo khả năng tiêu thụ, nên con người thời đại luôn lo lắng bám víu vào khả năng này để duy trì giá trị con người của mình. Kết quả là một tâm trạng ích kỷ, và luôn ưu tư, lo lắng, nhất là đối với nạn thất nghiệp, được coi như một “định chế” của nhiều xã hội tư bản.

Ngoài ra, vai trò của con người trong xí nghiệp cũng đưa đến nhiều vấn đề quản trị phức tạp. Thật vậy, sự phát triển của phương thức sản xuất và sự biến hóa rất nhanh của thị trường khiến các xí nghiệp luôn phải nỗ lực thích nghi với hoàn cảnh mới. Khả năng thích nghi là một khả năng đặc thù của các sinh vật, trong đó có con người, chứ hoàn toàn không phải là sở trường của máy móc. Vì thế người ta không mấy ngạc nhiên khi thấy, mặc dù nằm trong bối cảnh cơ giới hóa mạnh mẽ hiện nay, các xí nghiệp vẫn thường nói đến nhu cầu quản lý nhân lực như một yếu tố rất quan trọng để phát triển (15). Người ta than phiền về sự rời rạc trong tổ chức nhân sự, với những đối kháng giữa chủ và thợ, giữa các cấp bậc trong xí nghiệp, về sự thiếu sốt sắng trong công việc làm, thiếu sáng kiến từ dưới lên, thiếu mềm dẻo trong những liên hệ giữa các cấp bậc, các ngành chuyên môn, đưa đến kiến thức và tin tức không lưu chuyển, thiếu tinh thần trách nhiệm đối với những mục tiêu của xí nghiệp, thiếu sự đào tạo liên tục, thợ thuyền ở tầng cấp dưới thiếu kiến thức tổng quát về hàng hóa mình sản xuất, v.v...(16)

Người ta không khỏi nghĩ đến sự thành công của những “mô hình xí nghiệp phôi thai” ở thời Trung Cổ là các tu viện Khổ Tu Công Giáo, đặc biệt là các tu viện Citeaux, và gần đây hơn, đến vai trò của Đạo Tin Lành trong sự phát triển của các xí nghiệp kỹ nghệ đầu tiên (theo Max Weber), và tự hỏi về tầm quan trọng của yếu tố tinh thần trong sự phát triển (16). Điều này đưa chúng ta sang lãnh vực tôn giáo.

4) Sự lùi bước của Tôn Giáo trong thời hiện đại :

a) Khoa học và tôn giáo :

Sự phát triển của khoa học có khuynh hướng đưa Thần Thánh ra ngoài sự sống. Khoa học đem lại những giải thích duy lý cho các sự kiện mà con người cảm thấy trong cuộc sống mà không cần dùng đến các yếu tố thiêng liêng. Thần Thánh, Thiên Chúa, không còn cần phải can thiệp vào mỗi sự việc của cuộc sống nữa. Mặt trời không còn là cỗ xe ngựa, mỗi sáng phải chờ Thần Apollon leo lên lái chạy một vòng trên vòm trời, và cây cỏ, sông, biển, bão tố, mùa màng, bệnh tật v.v...sẽ chỉ còn tuân theo những định luật vật chất. Thậm chí, người ta biện minh được cho cả những quy luật điều hành các hiện tượng tâm thần (như với Freud), và các hiện tượng xã hội (với Xã Hội Học từ Auguste Comte tới sau này). Thế thì Thần Thánh, hay Thượng Đế, giỏi lắm cũng chỉ được coi như những thế lực đã làm ra những định luật kia, rồi được mời...đi chỗ khác chơi ! Điều này đưa đến những hậu quả quan trọng trong đời sống con người.

b) Con người là con người tôn giáo :

Thật vậy, theo những nghiên cứu gần đây, đặc biệt là của Mircea Eliade, thì “tính tôn giáo” không chỉ hiện hữu trong trạng thái ấu trĩ của loài người mà ngược lại, thuộc về bản chất của cái mà Pascal gọi là “cây sậy biết suy tư"(17). Vì thế, Eliade gọi con người là “con người tôn giáo” (homo religiosius), coi tôn giáo như thuộc về định nghĩa của con người, thuộc về “cái tôi” của mỗi người.

Thế nhưng, như vừa nói, với sự phát triển của khoa học, tính tôn giáo nơi con người bị mờ nhạt đi, và như thế là con người đã đánh mất đi một phần cái tính người của mình. Đó là hiện tượng “vong thân”, khi “ta không còn là ta”. Điều này đưa đến một số phản ứng. Khi anh mất cái gì thì anh lo lắng tìm kiếm. Trong điều kiện tìm không ra, thì anh bực bội, cáu kỉnh, thần kinh căng thẳng. Việc tìm kiếm “cái tôi mà tôi không chấp nhận được” (do sự cản trở của óc khoa học) là một sự tranh đấu giữa tôi và tôi, với những tàn phá trên chính “cái tôi”, và những lãng phí năng lượng quan trọng.

Mặt khác, đánh mất tính tôn giáo cũng là đánh mất một mối liên hệ quan trọng giữa mình và người khác, đưa đến một sự cô lập nào đó đối với đồng loại. Sự cô lập ấy có thể đem lại nhiều hoang mang, vì nó khiến cho cuộc đời của mỗi người không còn liên hệ với một định mệnh lý tưởng chung của loài người nữa. Tôi sẽ đi về đâu ? tôi sống để làm gì ? v.v...trở thành những câu hỏi nặng nề, không trả lời được.

Với tôn giáo, trong nghịch cảnh, người ta vẫn còn có thể hy vọng nơi một định mệnh tốt đẹp chung của loài người, hay ít ra cũng có được một phương thế để ảnh hưởng trên những thế lực thần thánh điều hành những nghịch cảnh ấy, thí dụ cầu nguyện cho hết lụt, cho mưa thuận gió hòa v.v...Ngày nay, một con người thời đại, lỡ có bị thất nghiệp, liền được giải thích rằng : sở dĩ anh thất nghiệp là vì Bundesbank (18) tăng tiền lời, hay giá Đô La tuột dốc, hay thị trường chứng khoán ở Tokyo trồi sụt sao đó, v.v...Thử hỏi anh ta có thể làm gì được để ảnh hưởng trên những chuyện ấy ? Ông Thần, ông Thánh nào ảnh hưởng được trên Bundesbank, trên Federal Reserve, trên chỉ số Dow Jones, hay Nikkey ? Rốt cuộc vẫn là hoang mang, lo lắng, cảm giác bất lực, đưa đến thối chí, tuyệt vọng.

Phai nhạt tính tôn giáo, là tự cắt đứt phần nào với đồng loại, và cũng là một cách cắt nghĩa hiện tượng “cá nhân chủ nghĩa” của người thời đại. Không những “cá nhân chủ nghĩa” thái quá dễ đưa đến buồn bã, chán nản, mà, theo một số học giả, nó còn có thể làm suy yếu khả năng phát triển kinh tế, một ưu tư lớn của xã hội tư bản.

c) Tư Bản Chủ Nghĩa và Tôn Giáo :

Xã hội tư bản coi tôn giáo như một món hàng, nên cũng quý trọng tôn giáo, như quý trọng hàng hóa. Ngoài ra, tôn giáo cũng là phương tiện để duy trì sự ổn định xã hội. Có thể nói, trong một xã hội bất công, tôn giáo cho con người một cảm tưởng bình đẳng. Tuy nhiên những quan hệ vừa kể với tôn giáo không đủ để cho xã hội tư bản hưởng được những đóng góp có tính cách nền tảng của tôn giáo, thí dụ như việc đem lại một ý nghĩa cao quý, thăng hoa cho công việc làm. Con người trong xã hội tư bản làm việc cho mình, với một tinh thần duy lợi riêng tư. Điều này, rất dễ đưa đến nhàm chán, buồn bã, hoang mang, lo sợ, cũng như thái độ luôn luôn bất mãn thường thấy nơi con người thời đại. Thật vậy, nghĩ đến mình nhiều quá, thì cái gì cũng lo, cũng sợ, cũng than thở, sầu bi, hoặc bất mãn, tức giận, dù cho mình có nhiều may mắn cách mấy so với những người thực sự khốn khổ. Thậm chí đến sự đồng thuận mà nhiều người đề cao trong xã hội tư bản cũng chỉ là đồng thuận trên căn bản bảo vệ quyền lợi ích kỷ của các tập đoàn hay thế lực trong xã hội. Điều này không đương nhiên đưa đến những giải pháp tốt đẹp cho toàn xã hội. Nó có thể khiến xã hội trở thành rời rạc, mỗi tập đoàn cố bám víu lấy những quyền lợi riêng của mình, bất chấp quyền lợi chung. Đây cũng có thể trở thành một trở ngại cho phát triển.

o


II) KHẢ NĂNG ĐÓNG GÓP CỦA PHẬT GIÁO TRONG THỜI HIỆN ĐẠI

A) TRÊN BÌNH DIỆN CÁ NHÂN :

Trên lý thuyết, người ta có thể dễ dàng đối chiếu những điều Đức Phật và các truyền nhân của Ngài giảng dạy với phần lớn những vấn đề của con người thời đại trên bình diện cá nhân. Chúng ta sẽ duyệt qua khía cạnh ly thuyết này, trước khi bàn đến hiệu quả rất kém cỏi của chúng trong thực tế, để nhấn mạnh đến khía cạnh phương pháp trong Phật Giáo.

1) Thỏa hiệp với khoa học :

Điểm lý thuyết đầu tiên mà chúng ta có thể ghi nhận, là : trong khi con người thời đại đánh mất tính tôn giáo của mình, đưa đến tình trạng “vong thân”, với những hoang mang, buồn chán, như đã nói ở trên, mà đồng thời lại bị khó khăn trong việc tìm lại cái tính tôn giáo ấy, do sự cản trở của óc khoa học, thì Phật Giáo đem lại một “tôn giáo” phù hợp với những khám phá khoa học mới mẻ nhất.

Nhu cầu “thỏa hiệp” giữa tôn giáo và khoa học được cảm nhận rất rõ ràng qua trường hợp của Chủ Thuyết Marx. Thật vậy, chủ thuyết Marx là một lý thuyết mang tính khoa học, nhưng lại thường được cảm nhận như một tôn giáo. Chúng ta đã thấy sức cuốn hút vô cùng mạnh mẽ của chủ thuyết ấy trong trường tư tưởng của thế kỷ 20. Ngày nay, chủ thuyết này không còn hợp “thời trang nữa, nhưng, nhu cầu “thỏa hiệp” giữa tôn giáo và khoa học vẫn còn nguyên vẹn. Phật Giáo đủ điều kiện để đáp ứng nhu cầu này.


2) Lo sợ vì cuộc sống vượt ngoài tầm tay của mình :

Như đã nói ở trên, con người thời đại sinh hoạt trong một cuộc sống vượt ngoài tầm tay mình. Trước kia, con người có thể cầu cho mưa thuận gió hòa, và lỡ có lụt lội, hạn hán, cũng có phương pháp cúng kiếng cầu đảo. Ngày nay, ông Thần nào ảnh hưởng được trên trị giá của đồng Đô La, trên lãi suất của Bundesbank ? Các chính sách kinh tế, tiền tệ, an sinh xã hội, năng lượng v.v...đa số đều rất phức tạp, khiến người dân thường khó mà hiểu nổi, mặc dù những chính sách ấy ảnh hưởng trực tiếp tới đời sống của họ. Cảm giác bất lực này làm cho sự hoang mang lo sợ trước những bất trắc của cuộc sống bị nhân lên gấp bội phần.

Trong tình trạng ấy, Phật Giáo dạy quay về với chính nội tâm mình để tìm nguồn gốc của đau khổ, thay vì chạy theo các nguyên do bên ngoài mình, mà mình không thể hiểu được, hay không thể ảnh hưởng tới được. Rồi, từ sự ý thức những nguyên do của khổ đau, Đạo Phât dạy tìm những yếu tố diệt khổ, và con đường đi đến các yếu tố ấy. Theo một quy luật tâm lý học dễ hiểu, thì chỉ cần đặt chân trên con đường này, là khổ đau, lo sợ, đã giảm bớt đi rất nhiều rồi.

Thêm vào đó, thuyết nhân-quả dạy chú trọng vào “nhân” để đừng sợ “quả”. Đó là dạy đừng lo sợ trước những gì có thể xảy đến trong tương lai, mà hãy tập trung vào việc gieo rắc những “nhân” lành trong hiện tại, qua việc làm, lời nói và tư tưởng. Làm việc tốt lành, tự nó đã là một hạnh phúc. Tập trung vào đó, mà quên đi những nghịch cảnh đang hay có thể xảy đến, thì chính là xa lánh ưu tư, lo lắng, mà trầm mình trong nguồn hạnh phúc vậy.

Một khía cạnh khác của thuyết nhân-quả, là sự chấp nhận những gì xảy đến cho mình như những điều bắt buộc, không thể tránh được, không làm sao khác được. Lo lắng cách mấy cũng vô ích, vì một khi cái “nhân” đã gieo rồi, thì “quả” bắt buộc phải gánh chịu. Chấp nhận, là an phận, và an phận, là bớt sợ hãi, bớt lo lắng. Nói cách khác, chấp nhận nghịch cảnh, chính là thoát khỏi nghịch cảnh, vì khi đó nghịch cảnh là một cái gì tự nhiên, thuận quy luật, tức không còn “nghịch” nữa.

Với Thuyết Vô Thường, cho là sự vật luôn biến đổi (theo quy luật nhân duyên), Đạo Phật cũng dạy đừng quá chú tâm vào những điều hư hão, luôn thay đổi, mà hãy tập trung vào cái cốt lõi của con người mình. Cái “cốt lõi” ấy là gì, thì tùy trình độ nhận thức, nhưng dù cho ở trình độ nào đi chăng nữa, sự giảng dạy này cũng khiến cho người ta bớt quan tâm tới những cái phụ thuộc như : tiền bạc, nhà cửa, xe cộ, quần áo v.v...và bớt lo lắng cho sự được-mất của những thứ đó. Rồi cái mà người ta coi là “cốt lõi” dần dần đi vào con người mình, trở thành thân sác, tức sức khỏe, và người ta nói :“giàu nghèo thây kệ, miễn có sức khỏe"(hay “sức khỏe là vàng"), rồi vào sâu hơn nữa, trở thành cái “tâm” thường ngày, và người ta lại nói :“sao cũng được, miễn là tâm hồn thanh thản”...Cứ như thế, với chút duyên lành, người ta càng ngày càng tiến sâu thêm, và ý thức được tới những tầng cấp khác của tâm, có khi tập trung được vào những điều như “bản lai chân diện mục”, “Phật Tánh”, hay “Tâm Vô Ngã” để đạt đến một mức đọ an tĩnh rất cao, nghịch cảnh không còn lay chuyển nổi.

Một sự giảng dạy rất quan trọng khác của Đạo Phật, có khả năng đánh tan những ưu tư lo lắng, là lòng từ bi, hạnh bố thí. Dù cho chỉ là bố thí cầu phúc, chứ chưa được là “bố thí ba la mật” (với “tâm vô sở trụ"),thì sự bố thí ấy vẫn có khả năng khiến cho con người biết quên mình đi một chút, bớt nghĩ đến những ưu tư của mình, để nghĩ đến người khác. Có lần tôi đọc được một lời nguyện như sau :“nguyện cho cuộc đời tôi khổ sở hơn hiện tại gấp trăm ngàn lần, để cho chúng sinh được bớt đau khổ”. Kẻ nguyện lời này, dù chỉ trên đầu môi chót lưỡi, chứ không thành thật tâm niệm nó, cũng có thể có được một cái nhìn tích cực hơn đối với sự đau khổ. Biết đâu kẻ ấy lại chẳng dễ dàng chấp nhận một sự khổ đau nào đó hơn một chút, nếu nghĩ được rằng nhờ đó, mà mẹ mình, con mình, những người mình yêu mến, bớt khổ ? Thật ra, nguyện “khổ hơn trăm ngàn lần” không phải là đi tìm sự đau khổ, mà là sửa soạn tâm hồn để dù cho một sự khổ sở to lớn có xảy đến, thì mình cũng vẫn vui vẻ gánh chịu. Đó là tìm niềm vui. Vui trong cái khổ, trong nghịch cảnh, với “Bồ Đề Tâm”, và “Vô Phân Biệt Trí” (phiền não tức Bồ Đề). Và nguyện cho “chúng sinh bớt khổ”, chính là phân bố niềm vui (trong cảnh khổ) kia cho người khác, vừa là “Pháp Thí”, vừa là “Vô Úy Thí”. Theo tư tưởng “vô phân biệt”, thì “cho” cũng là “nhận”, nên người thực hành bố thí, cũng lãnh nhận những gì mình cho, và cũng giải quyết được những vấn đề của chính mình.

Tựu trung, trước một cuộc sống càng ngày càng vượt ngoài tầm tay của mình, quan niệm được rằng vui, khổ, chỉ là một vấn đề nội tâm, cho thấy mọi người đều có khả năng giải quyết vấn đề ấy, một cách bình đẳng, bằng sự quay về với chính tâm hồn mình. Nói cách khác : phương pháp để giảm bớt lo sợ trước ngoại cảnh không cần tìm nơi ngoại cảnh, mà do một sự thay đổi nội tâm. Đó là một đóng góp lớn của Phật Giáo, đặc biệt trong thời hiện đại.


3) Buồn chán vì mất ý nghĩa thăng hoa của công việc làm :

Như đã nói ở phần trước, con người thời đại bị ảnh hưởng bởi tính duy lợi của xã hội, và gần như chỉ còn biết làm việc cho riêng mình. Điều này đưa đến những phản ứng buồn chán, vì, một lúc nào đó, sự thiếu vắng một ý nghĩa thăng hoa cho công việc làm khiến người ta không còn muốn cố gắng, không còn muốn đem hết sức lực, trí tuệ và sự khéo léo của mình vào công việc làm nữa. Để làm gì ? Đó sẽ là câu hỏi ám ảnh tâm hồn con người ích kỷ, nhìn cuộc sống như một thời gian hưởng thụ sẽ chấm dứt trong bùn đất của nghĩa trang. Thật vậy, nếu cuộc sống ngắn ngủi này chỉ là một thời gian hưởng thụ thì anh làm việc cho nhiều để làm gì, và dù cho có bị bắt buộc phải làm việc, thì cần chi cố hết sức làm cho hay, cho tốt ? Anh phải dành thật nhiều thời giờ, thật nhiều tâm trí, để hưởng thụ những lạc thú của cuộc đời chứ ! Từ đó, người ta coi việc làm như một gánh nặng, một sự trừng phạt, một sự khổ đau, một cái giá phải trả để được hưởng thụ cuộc sống.

Đạo Phật lật ngược cái logique này lại, và dạy lấy chính công việc làm là mục đích của công việc làm. Không còn vấn đề làm việc để đạt đến một mục đích (hưởng thụ), mà chính sự làm việc đã là mục đích, là niềm vui của người làm việc. Các bà mẹ thường dễ cảm nhận ý tưởng này, vì khi các bà làm công việc nội trợ, thí dụ nấu một bữa ăn ngon cho chồng con thưởng thức, thì các bà rất dễ dàng cảm thấy hạnh phúc trong chính lúc làm việc ấy.

Mặt khác, khi dạy tập trung vào hiện tại, “sống từng sát na”, hay “từng hơi thở”, Đạo Phật dạy con người tìm hạnh phúc trong cái mà mình hiện có, trong việc mà mình hiện làm, dù cho mình có đang làm việc, hay đang vui chơi giải trí. Lester Thurow, Khoa Trưởng Phân Khoa Kinh Tế của Đại Học MIT có trích một đoạn văn mà ông nói là lấy từ Kinh Điển Phật Giáo, như sau : “Bậc Thày trong nghệ thuật sống không hề phân biệt trong bản chất, giữa làm việc và vui chơi giải trí, giữa cố gắng và lạc thú, (...). Ngài tìm sự hoàn hảo trong bất c&#

http://nguyen.hoai.van.pagesperso-orange.fr/Phat%20Giao.htm

 
 


CÁC TRƯỜNG CAO ĐẲNG VÀ ĐẠI HỌC ĐÔNG DƯƠNG

Đại học Đông Dương ( Indochina University) (ảnh vẻ bên trái được thành lập vào tháng 5 năm 1906 tại Hà nội. Được xây dựng trên theo phong cách Đông Dương - một sự kết hợp giữa kiến trúc phương Tây và Việt Nam. Đại học Đông Dương đáp ứng mong muốn của Jules Ferry "dành cho Đông Dương những cán bộ ngang tầm với sự phát triển kinh tế và văn hóa của Đông Dương" . Đại học Đông Dương cung cấp một tổng thể các tiết học và hội thảo cho các sinh viên đã nắm vững kiến thức phổ thông và có khả năng đảm nhiệm các công tác hành chính. Giáo dục được tổ chức theo ba khối : Khoa học, Pháp lý và Văn học.

Năm 1931, giai đoạn mà Đại học Đông Dương phát triển mạnh mẽ, đội ngũ giáo viên của trường y, ngành đào tạo lâu đời và uy tín nhất của Đại học Đông Dương gồm sáu giáo sư chính thức và mười ba giảng viên thỉnh giảng ; trường tiếp nhận 257 sinh viên.

Việc tiếp nhận nhiều sinh viên nước ngoài đến từ Thái Lan và Trung Quốc chứng tỏ Đại học Đông Dương hấp dẫn các nước láng giềng. Một số sinh viên Pháp (181 sinh viên tại các khoa, 25 sinh viên tại các trường cao đẳng) cũng theo học tại đây.

Vào giai đoạn phát triển nhất, Đại học Đông Dương có tổng số gần một ngàn sinh viên và đội ngũ giảng viên thường trực bao gồm 25 giáo sư và 21 giáo viên thỉnh giảng.

Năm 1954, Đại học Đông Dương trở thành Đại học quốc gia Hà nội và để đánh dấu tầm vóc quốc gia của trường.

Tuy thành quả mà Đại học Đông Dương đạt được còn khiêm tốn nếu xét theo số lượng sinh viên đã rời ghế nhà trường, nhưng Đại học Đông Dương đã đặt nền móng cho giáo dục đại học hiện đại tại khu vực này của thế giới. Song song với mô hình giáo dục khổng giáo, Đại học Đông Dương đã góp phần mang giáo dục hiện đại tới Việt Nam thông qua việc đề xuất nền giáo dục khoa học và y khoa, đề xuất một phương pháp sư phạm dựa trên kiến thức thực tiễn chứ không đơn thuần dựa trên truyền thụ của người Thày.



Năm 1954 Đại học Đông Dương trở thành Đại học quốc gia Hà nội 

Ngoại trừ trường Y Dược và Công Chánh được thành lập từ đầu thế kỷ thứ 20, các trường cao đẳng và đại học đã được thành lập vào khoảng cuối đệ nhất thế chiến (trong khoảng từ năm 1917 đến 1924). Ngày 21/12/1917 toàn quyền Đông Dương Albert Sarraut ra nghị định ban hành Học Chánh Tổng Qui ở Đông Dương (Règlement Général de l'Instruction Publique en Indochine) nhằm mục đích thực hiện một cách qui mô chính sách của Pháp đối với các nước ở Đông Dương. Sau đó, Qui Chế Tổng Quát về Giáo Dục Cao Đẳng ở Đông Dương (Règlement Général de l'Enseignement Supérieur en Indochine) được toàn quyền Đông Dương ban hành bằng nghị định ngày 25/12/1918. Lúc đầu, điều kiện để được theo học các trường thuộc hệ thống cao đẳng và đại học là phải có bằng cao đẳng tiểu học (tức bằng thành chung). Về sau điều kiện về văn bằng là tú tài toàn phần. Tất cả các trường được xếp vào hệ thống trường cao đẳng và đại học đều ở Hà Nội (2) và thuộc Viện Đại Học Đông Dương (Université Indochinoise) (3), gồm có :

Trường Y Khoa Đông Dương (École de Médecine de l'Indochine) : nghị định ngày 08/01/1902 thành lập một cơ sở đào tạo nhân viên y tế của Đông Dương do bác sĩ Yersin làm hiệu trưởng (4). Ngày 27/02/1902 khóa đầu tiên với 29 học viên đã khai giảng tại cơ sở tạm thời ở làng Nam Đông (tức Thái Hà Ấp). Đến cuối năm 1902 trường chuyển về cơ sở chính thức tức là trường Đại Học Y Khoa Hà Nội bây giờ. Do nghị định ngày 25/10/1904 trường mang tên là Trường Y Khoa Đông Dương nhằm đào tạo các phụ tá cho bác sĩ và dược sĩ (médecine et pharmacian auxiliaire) với học trình 4 năm cho y khoa và 3 năm cho dược khoa. Từ năm 1906 có thêm ban thú y. Trường còn có một lớp Nữ Hộ Sinh Bản Sứ (Sage Femme Indigène) học trình 2 năm, điều kiện nhập học chỉ cần có bằng tiểu học. Do nghị định ngày 29/12/1913 trường được cải tổ và đổi tên thành Trường Y Dược Đông Dương (École de Médecine et de Pharmacie de l'Indochine). Từ năm 1919 có thêm nhãn khoa. Đến năm 1923 sắc lệnh ngày 30/08/1923 nâng trường lên bậc cao đẳng (école supérieure) nhằm đào tạo bác sĩ và y sĩ Đông Dương. Trường Kiêm Bị Y Dược (École de Plein Exercise de Médecine et de Pharmacie) đào tạo bác sĩ với chương trình học 6 năm, 4 năm tại Hà Nội, 2 năm cuối học và trình luận án tại Pháp. Section de Médecine et Pharmaciens Indochinois đào tạo y sĩ Đông Dương với chương trình học 4 năm ở Hà nội. Năm 1930, Trường Y Dược Đông Dương trở thành một khoa (faculté) của Viện Đại Học Hà Nội (Faculté de Médecine et de Pharmacie de l'Université de Hanoi). Năm 1935 đánh dấu khóa bác sĩ tốt nghiệp đầu tiên ở trong nước do các giáo sư từ trường Đại Học Y Khoa Paris sang giảng dạy và chấm thi (5).



Bản vẻ mặt tiền của Đại học Đông Dương

 Trường Cao Đẳng Thú Y Đông Dương (École Supérieure Vétérinaire de l'Indochine) : ban thú y của Trường Y Dược được tách ra thành trường này do nghị định ngày 05/09/1917, trực thuộc Sở Thú Y Bắc kỳ, nhằm đào tạo phụ tá thú y sĩ với học trình 4 năm. Từ 1918 đến 1925, điều kiện phải có bằng cao đẳng tiểu học. Trường nhận học viên không qua kỳ thi tuyển, tốt nghiệp thành y sĩ thú y. Từ 1925 đến 1935 phải có bằng cao đẳng tiểu học hoặc bằng tú tài và phải qua kỳ thi tuyển. Từ 1935 đến 1940 trường đóng cửa vì thiếu ngân sách. Từ 1941 trường mở cửa lại, phải có bằng tú tài và khám sức khỏe mới được dự kỳ thi tuyển. Tốt nghiệp với văn bằng bác sĩ thú y. Từ năm này trường được đặt dưới sự giám sát của Tổng Thanh Tra Canh Nông và Chăn Nuôi (6).




                                        Đại học Đông Dương (Ảnh chụp đầu thế kỷ 20)

Student Hostel of Indochina University - Kí túc xá Sinh viên củc Đông Dương học xá
Địa chỉ: Số 66 Nguyễn Thái Học - Hà Nội

  Indochina boarding school - Đông Dương Học xá
Địa chỉ: Số 1 Đại Cồ Việt

Trường Pháp Chính (École de Droit et d'Administration): thành lập ngày 15/10/1917 (7), lúc đầu nhằm đào tạo quan lại "ngạch Tây" phục vụ cho guồng máy cai trị của Pháp về hành chánh, tài chánh, tư pháp, học trình 3 năm, riêng ban tài chánh học 2 năm. Tốt nghiệp được bổ dụng làm tham biện ở các công sở (còn gọi là tham tá), hoặc đi làm tri phủ, tri huyện ở các tỉnh. Trường được đổi thành Cao Đẳng Học Viện Đông Dương (École des Hautes Étude Indochinoises) do nghị định ngày 18/09/1924 với mục đích đào tạo ở bậc cao học về luật pháp, chính trị, lịch sử và triết học. Muốn nhập học phải có bằng tú tài bản xứ hay tú tài Pháp, chương trình học 3 năm. Ngày 11/09/1931 theo sắc lệnh của tổng thống Pháp đổi thành Trường Cao Đẳng Luật Khoa Đông Dương (École Supérieure de Droit de l'Indochine) (ù8). Năm 1941 đổi thành Trường Đại Học Luật Khoa (Faculté de Droit).



Trường Pháp Chính (École de Droit et d'Administration)

Trường Cao Đẳng Sư Phạm (École Supérieure de Pédagogie) : toàn quyền Albert Sarraut ký nghị định thành lập ngày 15/10/1917, nhằm đào tạo giáo chức cho các trường sư phạm sơ cấp và các trường cao đẳng tiểu học, học trình 3 năm. Từ sau năm 1920 thí sinh dự tuyển phải có bằng tú tài II. Trường có 2 ban :
- Ban Văn Chương (Section des Lettres) : gồm các môn học về văn chương, lịch sử, địa lý và triết học.
- Ban Khoa Học (Section des Sciences) : gồm các môn học về toán, vật lý, hóa học và vạn vật học.

Trường Cao Đẳng Nông Lâm (École Supérieure d'Agriculture et de Sylviculture) : thành lập do nghị định ngày 21/03/1918 đào tạo phụ tá kỹ sư nông nghiệp và lâm nghiệp, học trình 3 năm. Năm 1935 trường đóng cửa. Ngày 15/08/1938 toàn quyền Đông Dương ra nghị định thành lập Trường Chuyên Nghiệp Nông Lâm Đông Dương (École Spécial d'Agriculture et de Sylviculture) đào tạo kỹ sư nông nghiệp và lâm nghiệp, học trình học 3 năm.

Trường Công Chánh (École des Travaux Publics): thành lập bởi nghị định của toàn quyền Đông Dương ngày 22/02/1902 để đào tạo cán sự chuyên môn (agent technique) cho các sở công chánh, địa chánh và địa dư với học trình 2 năm, hạn tuổi từ 18 đến 25. Lúc đầu, điều kiện phải có bằng tiểu học. Từ năm 1913 nếu có bằng thành chung thì được miễn thi (9). Năm 1944 đổi thành Trường Cao Đẳng Công Chánh (École Supérieur de Traveaux Publics) đào tạo kỹ sư và phó kỹ sư công chánh.

Trường Thương Mại Đông Dương (École de Commerce de l'Indochine): được thành lập do nghị định ngày 02/11/1920, học trình 2 năm. Để bổ túc cho những người tốt nghiệp trường này ở Hà Nội, Trường Thương Mại Thực Hành (École d'Application Commerciale) được thành lập ở Sài Gòn năm 1922 để nâng cao kiến thức về nội và ngoại thương bằng những công tác thực tế. Đến năm 1924 trường Thương Mại Thực Hành được sát nhập vào Trường Thương Mại Đông Dương ở Hà Nội và nghị dịnh ngày 25/08/1925 chương trình thực hành được áp dụng với học trình tổng cộng 3 năm. Nghị định ngày 28/09/1928 nâng lên thành Trường Cao Đẳng Thương Mại Đông Dương. Nghị định ngày 07/04/1926 mở thêm Khoa Bưu Chính và Điện Báo (Section des Postes et Télégraphes) đào tạo chuyên viên tiếp nhận điện báo (receveur) cho ngành bưu điện. Cũng nghị định này thành lập thêm Khoa Điện Báo Vô Tuyến (Section Radiotélégraphiques) nhằm cung cấp chuyên viên kỹ thuật cao cấp cho Sở Vô tuyến Điện (Service Radiotélégraphie) (10)

Trường Cao Đẳng Văn Khoa (École Supérieure de Lettres): thành lập năm 1923 nhưng đến năm 1924 bị bãi bỏ và sát nhập với Trường Pháp Chính để thành Trường Cao Học Đông Dương.

Trường Khoa Học Thực Hành (École des Sciences Appliquées): thành lập năm 1923 nhưng vì thiếu giáo sư và học cụ nên chỉ được một thời gian ngắn rồi bị bãi bỏ.

Trường Cao Đẳng Mỹ Thuật Đông Dương (École des Beaux-Arts de l'Indochine): Nghị định thành lập do toàn quyền Merlin ký ngày 27/10/1924, chương trình học 3 năm do Sở Học Chánh quản trị. Giám đốc đầu tiên là giáo sư Tardieur. Từ 1926 chương trình đổi thành 5 năm. Năm 1927 thêm ngành kiến trúc. Năm 1928 thêm nghệ thuật sơn mài. Năm 1932 thêm ngành khắc chạm kim loại (ciselure). Năm 1937 Jonchère thay Tardieur làm giám đốc thêm ngành đồ gốm và đồ sứ. Năm 1938 đổi thành Trường Mỹ Thuật và Mỹ Thuật Thực Hành Đông Dương (École des Beaux-Arts et des Arts Appliqués) bằng nghị định ngày 21/05/1938 của toàn quyền Brévié. Nghị định ngày 22/10/1942 đặt trường trực thuộc Viện Đại Học Đông Dương (Université Indochinoise).

CHỦ TRƯƠNG CỦA PHÁP TRONG VIỆC THIẾT LẬP CÁC TRƯỜNG CAO ĐẲNG VÀ ĐẠI HỌC
Năm 1907, trước cao trào thanh niên tìm cách xuất dương du học, người Pháp muốn kìm hãm và ngăn chận phong trào Đông Du do Phan Bội Châu khởi xướng, nên tuy việc xây dựng hệ thống giáo dục bậc trung học chưa hoàn tất, toàn quyền Paul Beau (nhiệm kỳ 1902-1907) đã ra nghị định ngày 10/11/1907 thành lập Trường Đại Học Hà Nội gồm 5 trường cao đẳng là Luật và Pháp Chính, Khoa Học, Y Khoa, Xây Dựng, Văn Chương (11). Năm sau, 1908, toàn quyền Klobukowski (nhiệm kỳ 1908-1911) bãi bỏ việc thành lập này, nhưng đến năm 1918 toàn quyền Albert Sarraut tổ chức lại và giải thích : "Mở các lớp cao đẳng của Trường Đại Học Hà Nội cho người An Nam để không ai có quyền ra khỏi Đông Dương..." (12)

Tuy mang tên trường cao đẳng và đại học nhưng trong thời gian từ 1902 đến 1924 thực chất chỉ là các trường chuyên nghiệp trung cấp. Những phê bình và chỉ trích về thực chất các trường cao đẳng và đại học của giới trí thức và báo chí Việt Nam đã áp lực người Pháp đưa đến cuộc cải cách giáo dục năm 1924-1925. Nội dung cải cách nhằm sửa đổi qui chế các trường hiện hữu để thực sự có tính chất cao đẳng, cụ thể là :
- Nâng cao trình độ tuyển sinh: ngoài điều kiện có bằng cao đẳng tiểu học (thành chung) phải có giấy chứng nhận đã học hết 2 năm trung học. Được miễn thi nếu tốt nghiệp 3 năm trung học (tức có bằng tú tài II).
- Nâng cao học trình: trung bình thêm 1 năm so với trước (cũng có trường không tăng)
- Nâng cao nội dung giảng dạy: sửa đổi để có tính chất cao đẳng.
Ngoài các biện pháp trên còn dự tính tăng sốù giáo chức giảng huấn có học vị cao nhưng thực tế không có gì thay đổi đáng kể. Cơ sở vật chất cũng không có gì thêm.
Ngày 26/06/1940 Pháp thua trận ở chính quốc, tiếp đó Pháp đầu hàng Nhật ở Đông Dương ngày 23/09/1940. Pháp tiếp tục cai trị dưới quyền kiểm soát của Nhật. Trong bối cảnh lịch sử đó Pháp sửa đổi chính sách giáo dục nhằm 2 mục đích :

- Mua lòng người Việt để tranh giành ảnh hưởng trên lãnh vực văn hóa với Nhật: nhằm giữ thanh niên Việt Nam trong quỹ đạo của Pháp, người dân thuộc địa hết lòng hết sức với mẫu quốc (13).

- Bảo đảm việc giáo dục cho các con em của người Pháp: vì tình hình chiến tranh không thể về Pháp, các con em của những người Pháp làm việc ở Đông Dương vẫn tiếp tục việc học được.
Với mục đích trên Pháp thực hiện một số thay đổi về các trường cao đẳng và đại học như sau:

- Những thay đổi trong năm 1941 : đổi tên Trường Kiêm Bị Y Dược (École de Plein Exercise de Médecine et de Pharmacie) thành Trường Đại Học Hỗn Hợp Y Duợc (Faculté Mixte de Médecine et de Pharmacie), đổi tên Trường Cao Đẳng Luật Khoa (École Supérieure de Droit) thành Trường Đại Học Luật Khoa (Faculté de Droit) (14), mở lại Trường Cao Đẳng Thú Y và nâng cao qui chế để đào tạo bác sĩ thú y, thiết lập Trường Cao Đẳng Khoa Học (École Supérieure des Sciences) ở Hà Nội theo mô hình Trường Đại Học Khoa Học (Faculté des Sciences) ở Pháp nhằm đào tạo sinh viên về các chứng chỉ cử nhân khoa học.

- Năm 1944 Trường Công Chánh (École des Traveaux Publics) đổi thành Trường Cao Đẳng Công Chánh (École Supérieure des Traveaux Publics) để đào tạo kỹ sư và phó kỹ sư công chánh (Ingénieur et Ingénieur Adjoint Indochinois des Traveaux Publics).

Đến giai đoạn này nếu xét về mặt qui chế thì các trường cao đẳng và đại học mới thực sự có tính chất một nền giáo dục cao đẳng và đại học hiện đại nếu so sánh với những trường tương đương lúc đó ở Pháp. Xét về thành phần giáo chức thì hầu hết do người Pháp đảm nhận, người Việt chỉ đóng vai trò trợ giảng mà thôi. Về phương diện vật chất thiết bị thì các trường Đông Dương ở vị trí thấp nhất. Tuy nhiên, từ năm 1935 việc tuyển lựa, thi cử rất gắt gao, kỷ luật học tập chặt chẽ. Sinh viên Việt Nam vốn thông minh và chăm học nên phần lớn phẩm chất sinh viên tốt nghiệp đạt mục tiêu đào tạo về mặt khoa học và chuyên môn.

KẾT LUẬN
Sau khi chiếm được toàn bộ Đông Dương người Pháp chuẩn bị và bắt tay ngay vào việc khai thác thuộc địa. Tài lực và vật lực của Đông Dương đã đóng góp một phần đáng kể cho nhu cầu của mẫu quốc, nhất là qua hai cuộc thế chiến (15). Việc thiết lập các trường cao đẳng và đại học nằm trong chính sách quan trọng của Pháp chủ yếu là cung cấp các cán sự phụ tá người Pháp (được đào tạo ở Pháp sang), để việc khai thác tài nguyên và nhân công của thuộc địa Đông Dương trở thành qui mô và hữu hiệu hơn. Việc nâng các trường cao đẳng chuyên nghiệp và đại học cho các trường này có thực chất vào giai đoạn cuối của nền đô hộ không nằm trong chủ trương của người Pháp. Hoàn cảnh chính trị trong giai đoạn này đã đưa đến công cuộc cải tổ có lợi về phương diện giáo dục cho dân tộc Việt Nam..

 Quang Võ - Sưu tầm

http://nguyentruongto.vnweblogs.com/post/18366/248330

http://www.tongphuochiep.com/index.php?option=com_content&view=article&id=3110:thi-c-va-nn-giao-dc-viet-nam-di-thi-phap-thuc-phn-i&catid=39:bien-khao&Itemid=60

 
tác giả: Phan Khôi

I
Độc giả hẳn còn nhớ trên tờ báo nầy, trước kia có đăng bài Cảnh cáo học phiệt của tôi, kế đó có đăng bài trả lời của ông Phạm Quỳnh, mới rồi lại có đăng bài của ông Huỳnh Thúc Kháng, cũng nghị luận về một việc.

Bài ông Huỳnh có ý bác lời của ông Phạm mà binh vực cho sự chủ trương của ông Ngô Đức Kế, là một trang chí sĩ đã quá cố, và đã công kích sự cổ động Truyện Kiều của ông Phạm Quỳnh năm xưa.

Lá lay gây ra việc nầy là tự tôi. Song sau khi đọc bài ông Phạm trả lời, tôi lại bỏ đi mà không nói nữa ; trong số 70 của Phụ nữ tân văn, tôi chỉ nói riêng về cái ý kiến lập hội “chấn hưng quốc học” của ông ấy. Tuy vậy, tôi cũng tỏ ý mong cho tòa án dư luận phân xử vụ kiện không thuộc về hình luật mà cũng không thuộc về dân luật đó.

May sao báo Tiếng dân trong một số mới rồi, Huỳnh Thúc Kháng tiên sanh lại có bài can thiệp vào mà thẩm phán. Tôi đọc qua thì mừng lắm, vì thấy lần nầy trong hàng thức giả đã có người không lấy cái thái độ nguội lạnh mà đối với dư luận như trước nữa.

Bài của ông Huỳnh, độc giả ai nấy chắc đã chú ý mà đọc, vì nó là một việc quan hệ chẳng phải nhỏ, vả lại là lời ra từ miệng một bậc đàn anh. Tôi đây cũng vậy. Nhưng tôi lại thấy rằng trong đó còn có một đôi chỗ không được đích xác và công bình cho lắm. Vậy xin phép trước là Huỳnh tiên sanh, sau là độc giả, cho tôi chỉ ra những chỗ ấy.

Huỳnh tiên sanh nhắc lại bài ông Ngô là một bài quan hệ về học thuật, có giá trị lắm, cái đầu đề của nó là Chánh học với tà thuyết, vậy thì không phải là câu chuyện cá nhân, câu chuyện quyền lợi, không quan hệ với học vấn tư tưởng như ông Phạm Quỳnh đã khai ra. Ông Huỳnh dùng chỗ đó mà bác lời ông Phạm, chắc độc giả ai cũng phải nhận là có lẽ lắm. Tôi cũng vậy, tôi cũng nhận chỗ đó thật đáng gọi là “nhứt ngôn cư yếu”, nghĩa là một lời mà nắm được chỗ khẩn yếu vậy.

Phải chi toàn bài, Huỳnh tiên sanh cứ một chỗ đó mà lập luận thì dầu chính ông Phạm Quỳnh là người bị công kích cũng phải tâm phục. Song tiếc thay, trong bài ấy, có chỗ tỏ ra tây vị ông Ngô quá và có chỗ lại như tuồng nói xoi ông Phạm, làm cho ông nầy không phục  tình cố nhiên, mà cho đến người thức giả ở ngoài cuộc cũng không phục tình.

Huỳnh tiên sanh kể qua cái tâm sự chí khí của ông Ngô, rồi nói rằng : “Trong cái sự nghiệp trứ tác của ông (Ngô), bài Chánh học cùng tà thuyết nói ở trên chỉ là một bài trong ngàn bài khác”.

Chắc ông Phạm Quỳnh có đọc tới câu nầy thì ông phải bĩu môi. Mà còn người khác nếu người ta biết ông Ngô như tôi biết, thì không bĩu môi đi nữa cũng phải lắc đầu lè lưỡi, nói rằng : Văn của ông  Ngô Đức Kế làm gì mà có đến ngàn bài ? Cứ như tôi biết, thì ông Ngô ở vào thời đại “duy tân” (1906-1908), có được đôi ba bài cổ động gì đó bằng chữ Hán, khi ở Côn Lôn có được mấy bài thơ ; còn hồi làm chủ bút Hữu thanh thì ông viết cả thảy chừng mấy chục bài mà có chừng năm ba bài xuất sắc, sau đó thì ông có xuất bản đôi cuốn sách mà không có giá trị mấy, vì toàn là văn sao tập và văn dịch. Như vậy mà nói rằng số văn của ông Ngô đến hằng ngàn thật là nói thêm nhiều quá !

Tôi nói như vậy không phải là nói ông Ngô làm văn có ít để hạ giá ông xuống đâu. Nếu văn ông là hay, là có quan hệ với nhân tâm thế đạo thì ít cũng không hại chi, vì theo lời tục nói, “quân tử quý tinh bất quý đa”. Ý tôi nói đây là chỉ muốn cho Huỳnh tiên sanh phải nói theo sự thiệt, khi nào văn của ông Ngô đến số ngàn thiệt, thì hãy nói số ngàn ; bằng không, ổng có chừng nào, hẵng nói chừng nấy.

Xin Huỳnh tiên sanh cùng độc giả đừng cho sự tôi chỉ trích đây là mọn mạy không quan hệ. Tôi coi ý tiên sanh làm văn, khi dùng những chữ số mục thường không cố ý cho thiệt đúng. Cách đây hai năm, khi tiên sanh đọc bài diễn văn tại viện dân biểu Trung kỳ mà bị ông Jabouille kháng cự, cũng chỉ vì tiên sanh dùng những chữ số mục nói về trường học không được đúng. Theo lẽ ra thì bài diễn văn ấy chẳng có chỗ nào kháng cự được hết, song người ta đã sẵn cái ý kháng cự rồi, thì bắt ngay cái chỗ hớ ấy mà kháng cự lại tiên sanh.

Trong bài nầy đây, nếu ông Phạm không phục tình thì cũng sẽ lấy cớ ông Huỳnh nói thất thiệt mà cho là có ý tây vị ông Ngô đó vậy.

Lại một chỗ nữa, Huỳnh tiên sanh đã tỏ ra cái thái độ không được đường đường chánh chánh cũng đủ làm cho ông Phạm không phục tình.

Số là ông Phạm Quỳnh từ hồi làm chủ bút Nam Phong đến giờ, đi đâu một bước cũng có làm du ký. Ấy là Mười ngày ở Huế ; Một tháng ở Nam Kỳ; Ba tháng ở Paris. Sự đi ra mà làm du ký là sự thường, ai không muốn làm thì thôi, chớ làm du ký không phải là sự “mua danh”. Nếu hễ thấy làm du ký, cho là “mua danh”, thì ai cũng sẽ tránh cái tiếng ấy mà không còn ai dám làm du ký nữa, rút lại, chúng ta sẽ không có một cuốn du ký nào mà đọc.

Vậy mà Huỳnh tiên sanh nói rằng : “Ông (Ngô) có làm Côn Lôn du ký mà tuyên bố để mua danh đâu”. Tiên sanh nói câu ấy thật rõ là nói xoi ông Phạm Quỳnh đã làm nhiều lần du ký.

Trên câu ấy, tiên sanh bẻ ông Phạm mà nói rằng : “Còn nói ông Ngô có cái lịch sử 10 năm ở Côn Lôn nên ông không ngang sức, thì thật là vô lý. Mười năm Côn Lôn là một vấn đề, bác sự học Kiều là một vấn đề khác, hai điều có dính liếu gì đâu. Và trong bài Chánh học của ông Ngô, ông có đem mười năm Côn Lôn mà khoe với ai đâu ?” Những câu ấy thật là chánh đáng lắm. Đương nói giọng chánh đáng đàng hoàng như vậy, sao tiên sanh lại xạ vào một câu như tuồng soi bói ông Quỳnh, thì có phải là phí mất chăng ? Đáng tiếc thay !

II

Trong bài phê bình I của tôi, tôi vẫn cũng chịu bài của ông Huỳnh là một cái nghị luận đường chánh, là một cái ý kiến đáng và cần phát biểu ; song tôi chỉ tiếc có hai chỗ : một chỗ nói thất thiệt và một chỗ có ý xoi bói. E vì những chỗ ấy làm cho người bị công kích không phục tình.

Tuy vậy, còn nữa. Hai chỗ đã chỉ ra đó chẳng qua là chỗ dễ thấy hơn ; đến có chỗ mới nghe qua vẫn là đường chánh, mà xét kỹ lại, cũng thành ra thất thiệt và hàm cái ý xoi bói nữa, chỗ nầy hơi khó thấy, hôm nay tôi chỉ nốt ra đây.



Huỳnh tiên sanh nói rằng :

“Ông Ngô Đức Kế là một người tài học trổ từ lúc thiếu niên, nếu như có ý thờ cái chủ nghĩa vinh thân phì gia, mượn lối văn chương để tiện đường mua giàu chác tiếng như ai, thì trong đám người đời mà lên mặt sang trọng thông thái ấy, ông làm đến đâu cũng thừa ra. Thế mà hy sinh cả thảy, chỉ ôm một lòng lo việc chung cho đất nước, trọn đời đày đoạ mà cứ khăng khăng một mực, cho đến ngày đậy nắp hòm !…”

Một đoạn ấy lời văn rắn rỏi, lại đầy những cái ý cảm khái lâm ly, chắc có nhiều người đọc tới mà lấy làm phấn khích, hoặc giả đến nỗi có kẻ phải sa nước mắt chưa biết chừng. Mà thật thế, cái lối văn thuộc về tình cảm nó nuốt người ta mạnh lắm, có khi nó cướp mất cả phần lý trí.

Vậy mà theo con mắt nhà phê bình, trong bài của ông Huỳnh có đoạn nầy là đoạn nhiều lỗi hơn hết, chẳng phải chơi. Tôi nói như vậy chắc có người cho tôi là vạch lông tìm vết. Song không phải đâu, xin thong thả nghe tôi cắt nghĩa.

Đoạn ấy cũng vẫn là thất thiệt. Xưa nay những người tài học trổ từ lúc thiếu niên, dầu là người có chí về danh lợi đi nữa đâu có phải hết thảy về sau đều trở nên người phú quý ? Nếu bao nhiêu những người ấy trên đời nầy đều là người phú quý hết thảy, thì đoán quyết cho ông Ngô  “làm đến đâu cũng thừa ra”, ai còn cãi được ư ? Cái nầy, tôi thấy ra, có rất nhiều người học giỏi, đậu sớm, mà làm quan cứ trầm trầy trầm trật đến già một đời ; còn có người đậu đại khoa sớm, làm quan to ngay, như ông Trần Hy Tăng, thì chưa đầy bốn mươi tuổi lại chết.

Huống chi, giở Đăng khoa lục ra mà coi, thì thấy từ đời Minh Mạng có thi hương thi hội đến giờ, phần nhiều bậc đại thần ở triều ở quận là cử nhơn xuất thân, chớ tấn sĩ lại là phần ít. Vậy nên ông Ngô mà cứ theo quan trường, đừng theo quốc sự, thì sự làm nên cùng chăng, cũng còn nằm trong hai chữ phận mạng, còn ở trong trái ổi, dựa vào hơi ông chi mà nói được rằng “làm đến đâu cũng thừa ra”? Phải chi chỗ nầy tác giả nói rằng “hoặc giả ông Ngô đã làm đến đâu rồi”, thì còn được, chớ nói quyết rằng “làm đến đâu cũng thừa ra”, thì là một điều phán đoán trái với luận lý học. Tôi nói là thất thiệt, vì thế.

Tài nào cho khỏi có người bảo phê bình như vậy là quá khắc. Song không phải khắc đâu. Theo văn học đời nay, nó cũng có cái khuynh hướng như cái khuynh hướng của triết học, tức là “Chơn, Mỹ, Thiện (le vrai, le beau et le bien). Đoạn [. . . .][*] của ông Huỳnh đây phạm vào mặt “bất chơn”, không [. . . .]* được. Nếu không tin, ông nào giỏi tiếng Pháp thử dịch ra đi, mà phải giữ “temps des verbes” ** cho thật đúng với nguyên ý, rồi nghe thử có được không ?

Nhưng nếu theo lối văn khoa cử ngày xưa thì đoạn nầy có lẽ lại được khuyên nhiều. Vì trong những bài kinh nghĩa văn sách, người ta nói luôn luôn như vầy : “Phải chi đức Khổng thầy Mạnh mà được dùng ra, thì nói thiệt, cái đời Xuân thu Chiến quốc sẽ đổi ra Đường Ngu Tam đại tức thì. Tiếc thay thánh hiền chẳng gặp thời, làm cho muôn họ lúc bấy giờ không được gội nhuần ơn nho giả !”. Ấy đó, văn khoa cử thì là thế, không kể cái hoàn cảnh bấy giờ ra sao, không nhắm đến cái tài lực thánh hiền thế nào, chẳng thèm phòng hao chút nào hết, cứ nói đại đi rằng hễ thánh hiền thì làm muôn việc đều được, không làm, làm thì chắc được !

Đoạn ấy, chẳng biết ông Huỳnh có ngụ cái ý nói xoi ông Phạm Quỳnh không, song tôi đọc lên thì thấy có cái ý ấy. Ông Phạm có “thờ cái chủ nghĩa vinh thân phì gia” không, thì không biết; ông có “mượn văn chương” không, thì không biết ; song một điều ai ai cũng biết, là ông ấy đã nhờ văn chương của mình mà được giàu (giàu hơn tôi) và được tiếng. Ở giữa đám chúng ta đây ông Phạm cũng đáng kể vào bậc “sang trọng và thông thái”, duy chưa chắc một điều là “lên mặt” cùng chẳng lên. Chỗ nầy tác giả cốt muốn đặt một ý giả thuyết (hypothétique) về ông Ngô, thế thì đặt cách nào chẳng được, lại nhè nhắm trúng vào ông Quỳnh mà đặt, vậy thì có thầy kiện nào già miệng đến nỗi cãi được rằng lời nói ấy là lời nói trực tình ?

Lại còn phạm cái lỗi nói ra ngoài đề. Ông Huỳnh đương bẻ ông Phạm rằng cái bài ông Ngô nói chuyện chánh học với tà thuyết, là vấn đề quan hệ đến nhân tâm thế đạo, chớ không phải câu chuyện quyền lợi, câu chuyện cá nhân như ông Phạm nói. Nếu vậy thì chỉ cứ nên thân minh cái nghĩa chánh học và tà thuyết ra, để đè sấp cái nghĩa cá nhân quyền lợi bên kia đi là được rồi, hà tất phải chưng ông Ngô lên làm chi ? Huống chi ông Phạm đã nói rằng ông Ngô có cái mười năm Côn Lôn, ông không ngang sức nên ông không đối đáp, thế là ông có ý nhượng bộ chỗ đó rồi. Nội một cái mười năm Côn Lôn, người ta đã nhượng bộ, sao ông Huỳnh lại còn đem cả nhân cách một đời của ông Ngô ra mà doạ thêm ? Lại huống chi ông Huỳnh đã biết rằng trong bài ông Ngô, ông “không hề đem cái mười năm Côn Lôn ra mà khoe”, thì sao ông lại đem cả nhân cách một đời ông Ngô ra mà “khoe” trong bài của mình ? Nói tóm lại, chỗ nầy ông Huỳnh chỉ nên luận về “việc”, chớ không nên đem cái “người” của ông Ngô và ông Phạm ra mà nói.

Sau hết tôi phải nói đến cái ý nầy, cái ý nầy thì khí cao một chút. Đại phàm người nào đã thật lòng hy sanh phú quý thì chẳng khi nào kể đến sự hy sanh ấy, mà cũng chẳng hề xem thấy cái phú quý của kẻ khác nữa. Nếu còn kể đến, còn xem thấy thì hình như hai chữ phú quý trong lòng mình còn chưa quên, và sự hy sanh ấy không phải thực lòng. Ông Ngô nếu thực lòng hy sanh, mà ông Huỳnh lại nói như vậy, vẫn biết là lời giả thiết, song cũng e làm cho ông Ngô ân hận dưới suối vàng nếu ổng có linh !

Năm ngoái, có người chí sĩ ở trong khám lớn Sài Gòn làm bài thơ, có một câu đại ý nói mình ở trỏng thì khổ nhục trăm bề, mà cứ nghe kèn xe hơi bốn phía ngoài tường, bóp lia bóp lịa, chẳng biết họ đi đâu mà sung sướng nỗi chi ! Tôi nghe đọc thì tôi phê bình thầm vừa đủ tôi nghe mà rằng : “Ủa hay ! người ta sung sướng thì người ta mới đi xe hơi, còn ông ở tù thì ông mới làm chí sĩ!”

Tôi nói đến cái ý cao nầy, xin đừng ai đem mà trách tôi. Trước hết tôi đứng lên tự nhận tôi là nhà phê bình đây ; rồi tôi nói rằng tôi chẳng phải là chí sĩ, tôi chưa hề hy sanh cái gì, tôi vẫn chạy theo phú quý, song trong khi tôi phê bình, thì tôi có cái trách nhiệm nhắc cái văn phẩm lên cho cao.

III

Phê bình về một bài mà viết cho đến ba bài như vậy, thật là quá lượng, chẳng khác nào thuộc địa lại to hơn mẫu quốc ! Tuy vậy, nhơn dịp nầy, cống hiến cho độc giả một vài điều nên biết trong cõi văn học đời nầy cũng hay.



Trong bài của Huỳnh tiên sanh có ý mạt sát Truyện Kiều đến nỗi nói rằng “người tô vẽ nó có công đức gì mà hoan nghinh ?” Rồi đó tiên sanh lại trưng ra những cái tội ác của xã hội ngày nay như là say mê sóng sắc, chìm nổi biển tình, dứt cả nền nếp gia đình, trật tự xã hội mà đổ tội cho kẻ tán dương Truyện Kiều ; như vậy thật là quá đáng.

Muốn đánh giá Truyện Kiều và cái công nghiệp văn chương ông Nguyễn Du cho vừa phải, đừng cao quá, đừng hạ quá, thì trước hết phải hiểu trong cõi văn học của thế giới ngày nay có hai cái khuynh hướng trái nhau mà cũng có thế lực ngang nhau. Ấy là một phái chuyên trọng về nhân sanh ; một phái chuyên trọng về nghệ thuật.

Phái nhân sanh có một lời tiểu biểu rằng : Nghệ thuật vì nhân sanh (l’art pour la vie). Phái ấy chủ trương rằng cái mục đích của văn học là ở có ích cho xã hội, có lợi cho đạo đức, cho nên bất kỳ văn chương nào hay mấy đi nữa mà trái với cái mục đích ấy cũng thành ra đồ bỏ. Còn phái nghệ thuật lại có lời tiêu biểu phản lại nói rằng : Nghệ thuật vì nghệ thuật (l’art pour l’art). Đại khái phái nầy chủ trương rằng cái mục đích của văn học là ở sự đẹp, bên ngoài sự đẹp không còn có mục đích gì, cho nên bất kỳ văn chương nào miễn cho hay cho đẹp thì thôi, chớ không kể là có ích cho đời người cùng chăng. Ấy, cái đại thể trong cõi văn học của thế giới ngày nay có chia ra hai phái là như vậy.

Hai phái ấy phái nào cũng có cái lý thuyết của mình đủ mà thành lập, không ai nhượng ai. Bởi vậy, các nhà văn học trong các nước ngày nay tùy mình muốn ngả về phái nào thì ngả, và cả hai đều có giá trị hết.

Nếu cứ theo cái hiện tượng ấy và nếu nhận cho văn chương Truyện Kiều là đẹp là hay, thì cái người vì quốc ngữ mà cổ động cho Truyện Kiều, kỷ niệm ông Nguyễn Du, chẳng phải là làm một việc không có ý thức. Vì trong khi làm việc ấy, người ta đứng về phái nghệ thuật, người ta chỉ sùng bái cái đẹp mà thôi, mà tự họ lại nghĩ rằng cái đẹp ấy chẳng có thể nào gây ra ảnh hưởng xấu cho xã hội.

Tôi không rõ lúc bấy giờ ông Phạm Quỳnh có bảo đem Truyện Kiều mà làm “sách học” không, có coi Truyện Kiều như sách giáo khoa không ; nếu vậy thì đáng công kích thật ; còn như lấy danh nghĩa “Văn học ban” của hội “Khai trí tấn đức”, khuynh hướng về cái thuyết “nghệ thuật vì nghệ thuật” mà cổ động cho Truyện Kiều, kỷ niệm ông Nguyễn Du, thì tôi chẳng thấy chỗ nào đáng công kích hết, mà tôi cho là việc ai thích thì làm, chẳng hại gì cả.

Cái hiện tượng trong cõi văn học thế giới ngày nay như đã giải ra trên kia đó, thì bên Tàu ngày xưa lại tương phản. Theo bên Tàu ngày xưa, cái quan niệm về văn học đại để khuynh hướng về phái nhân sanh hết. Tuy có một vài người chủ trương theo như phái nghệ thuật, song đã bị phái kia to thế lực hơn đánh đổ đi.

Như Chiêu Minh thái tử, người đã biên tập bộ Văn tuyển, có nói một câu rằng : “Cái đạo lập thân khác với văn chương : lập thân thì trước phải cẩn thận ; song văn chương thì hẵng cho phóng đãng”. (Lập thân chi đạo dữ văn chương dị; lập thân tiên tu cẩn thận ; văn chương thả tu phóng đãng). Câu ấy tức là đại biểu cho phái nghệ thuật của Trung Quốc đời xưa ; nhưng đã bị nhiều người bắt bẻ lắm, cho rằng văn chương như thế là hại đạo, cho nên phái ấy ở nước Tàu không mọc lên được.

Các nhà văn hào như Hàn Dũ thì nói : “Văn để mà chở đạo” (văn dĩ tải đạo), như Tăng Củng thì nói : “Văn chương phải cội gốc ở Lục kinh” (văn chương căn bổn Lục kinh).Ấy đó đều là những cái thuyết đại biểu cho phái nhân sanh. Đến đời sống đời Minh, lý học càng thạnh lên thì cái thuyết ấy lại càng mạnh lắm ; ai diễn được bổn tuồng nào, cũng mong có ích cho phong hóa ; ai làm ra cuốn sách chi, cũng tự phụ là có quan hệ với thế đạo nhân tâm.

Ở nước Tàu, cái thuyết của phái nhân sanh cầm trọn quyền như vậy đó, mà mười người mười than rằng phong tục mỗi ngày một suy, trải đời nọ qua đời kia, đời nào cũng thấy phàn nàn rằng “nhơn tâm bất cổ”

 [†]. Ấy là tại làm sao ? Có phải là tỏ ra rằng cái nguyên nhân của tội ác là nhiều lắm, không phải một mình văn chương đủ làm hại mà thôi chăng ? Cũng vì đó mà phái nghệ thuật đời nay mới hết sức khuynh hướng về cái đẹp mà tự tin rằng cái đẹp của mình khuynh hướng đó chẳng khi nào lại gây nên ảnh hưởng xấu cho xã hội.

Có lẽ Huỳnh tiên sanh cũng một hạng người như Hàn Dũ, Tăng Củng, lấy cái quan niệm về văn học đời xưa mà bắt thiên hạ phải theo một khuôn mẫu như mình, hầu cho duy trì phong hóa mà vãn hồi thế đạo nhân tâm. Như vậy, cái ý thì vẫn tốt, nhưng đối với cái trào lưu văn học của thế giới ngày nay, e khi không hạp.

Ở đời nay, bất kỳ một cái thuyết gì, hễ nó đã thành lập được thì người ta phải để cho nó tự do phát triển. Ngăn cản hay là hủy diệt nó đi, là việc vô ích mà có hại. Trong văn học mà khuynh hướng về thuần nghệ thuật, về mỹ, ấy là một sự chánh đáng ; cái khuynh hướng ấy hiện đương tận lượng mà phát triển ra trong các nước, dầu nước Tàu là nước ngày xưa rất nghiêm về văn học cũng vậy.

Muốn duy trì phong hóa thì kiếm cách mà duy trì ; muốn vãn hồi thế đạo nhân tâm thì cứ việc mà vãn hồi; còn Truyện Kiều, nếu đã nhìn nó là một thứ mỹ văn học thì phải để cho nó tự do phát triển. Chỉ có khi nào đủ tang chứng nói được rằng Truyện Kiều quả đã làm hại cho phong hóa, cho thế đạo nhân tâm, thì khi ấy hãy nên cấm hẳn đi mà thôi.

Trước khi có người đề xướng Truyện Kiều, phong tục của ta có quả là thật tốt chăng ? Kịp đến khi chỉ có người tán dương Truyện Kiều một cái, mà làm cho dứt cả nề nếp gia đình, trật tự xã hội, như thế thì cái hoạ Truyện Kiều lớn lắm thật. Song, chỗ nầy tôi không dám tin lời tiên sanh. Nếu tiên sanh lập ra được một cái biểu thống kê về tội ác trước hồi đó và sau hồi đó cho thiệt đành rành, mà tôi thấy ra tội ác sau nhiều hơn trước, thì tôi mới tin được vậy.

Trung lập, Sài Gòn, s.6266 (7.10.1930);

s.6267 (8.10.1930) ; s.6268 (9.10.1930)

nguồn: http://www.vanhoanghean.com.vn/goc-nhin-van-hoa/nhung-goc-nhin-van-hoa/2246-doc-bai-chieu-tuyet-cho-mot-nha-chi-si-cua-ong-huynh-thuc-khang.html
25/03/2011
 
tác giảhững Nhà Hiền Triết Tây Phương Xưa

Nghĩ Gì Về Thời Đại Chúng Ta?

Nguyễn Văn Hùng

http://www.sachhiem.net/VANHOC/NguyenvanHung.php

Thắm thoát, nhân loại chúng ta đã sống đến thế kỷ thứ 21.

Mặc dù những tiến bộ về khoa học và kỹ thuật đã làm cho thế giới nhỏ lại, đời sống của nhân loại vẫn đảo lộn, căng thẳng, và mọi quốc gia vẫn tranh đua bằng bạo lực. Trước tình thế đó, người ta có cảm tưởng rằng những tư tưởng về xã hội và chính trị thời nay đã đến lúc bế tắc. Vậy những tư tưởng chúng ta đã vội đọc hay học qua, ngày còn trẻ, đã lỗi thời trong thế kỷ hiện đại chưa?

Nào là John Locke, Montesquieu, Voltaire, Diderot, Rousseau; nay những tư tưởng đó đã lạc về đâu? Áp dụng vào thời nay thì sẽ được diễn nghĩa ra sao ?

Tuy trong tiềm thức của chúng ta họ là những nhân vật rất xa xăm, nhưng sách vở cũ đã nhắc chúng ta rằng họ là những nhà hiền triết của thế kỷ thứ 18 - một thời vàng son gọi là "Siècle des Lumières", "The Enlightenment", hay "Thời Đại Quang Minh". Họ là những nhân vật có lý tưởng cao, nghiên cứu sâu xa về nhân bản, để tự biết mình biết người, rồi liều lĩnh đi ngược hẳn những thành kiến của những xã hội Âu Châu thời đại ấy, cách mạng mọi quan niệm xã hội và guồng máy lãnh đạo quốc gia.

Vì những thành đạt của họ thì sâu xa và có ảnh hưởng đến tận đời nay, ta nên ôn lại những tư tưởng xưa để giúp đỡ cho những suy nghĩ không (hay thiếu) định hướng của chúng ta ngày nay. Với ước mong ấy, ta hãy lần lượt xem lại những tư tưởng của John Locke, Montesquieu, Voltaire, Diderot, Rousseau, và tự hỏi rằng những nhà hiền triết ấy sẽ nghĩ gì nếu họ sống trong thời đại chúng ta ?

John Locke (1632-1704)

Người đã phân tích những quyền lợi tự nhiên của con người là John Locke. Theo ông, những quyền lợi căn bản ấy là quyền được sống trong tự do, và được quyền giữ tư sản. Chính quyền có trách nhiệm bảo vệ những quyền tự nhiên ấy của người dân. Vì thế, một khi chính quyền đã không làm tròn trách nhiệm mà lại còn bắt bớ, cướp của, và bịt miệng dân, thì người dân cũng có thêm quyền lật đổ chính quyền ấy, và thay thế bằng một chính quyền khác.

Ông cũng tin rằng con người ta không ai bẩm sinh ra là đã sẵn tốt hay sẵn xấu, khôn ngoan hay ngu dốt. Hơn nữa, tâm tính và sự hiểu biết của mỗi người đều đã do kinh nghiệm bản thân tạo nên. Người ta bước vào đời như một trang giấy trắng. Trên trang giấy ấy, những tư tưởng sẽ được viết lên bằng những cảm xúc trong cuộc sống. Ông cũng thấy rằng với những điều kiện tương đương, những đứa trẻ nghèo cũng sẽ học hành chẳng kém ai. Theo lý lẽ đó, con người đã được tạo ra bằng nhau, giàu hay nghèo, một khi được học tập thì đều có thể giúp bất cứ ai trong mọi tầng lớp biết lý luận, giữ luân lý, và trở thành những công dân hạnh phúc.

Sự hiểu biết về nhân bản của John Locke, vì thế đã rất được hoan nghênh. Theo ông, người ta xấu xa chẳng phải vì thiên nhiên mà vì hoàn cảnh xã hội. Vì lẽ đó, nếu cần thay đổi, người ta phải cải cách xã hội chứ chẳng phải thay đổi bẩm sinh con người. Vượt được sự ngu dốt, dị đoan, thành kiến và độc tài, thì bất cứ ai cũng có thể trở nên những con người tốt.

Lẽ dĩ nhiên, nếu ông John Locke là người Việt Nam, thì ông cũng đã bị bắt bớ ở bất cứ thời buổi lịch sử nào, ở Nam, Trung hay Bắc. Mà nếu ông là người Mỹ trong hiện đại, thì chắc chắn ông cũng đã chẳng tha những sự ngu dốt, dị đoan, thành kiến và độc tài của một đế quốc tự cảm thấy mình có quyền đem quân đi tàn sát những kẻ "xấu" nước khác, ngay tại lãnh thổ của họ, hoặc tra tấn họ để biến họ thành những con người tốt.

 Montesquieu (1689-1755)

 Baron de Montesquieu là người đã chống đối mọi chính thể độc tài và tàn bạo. Ông đã chỉ trích quyền thế tuyệt đối của vua chúa Pháp. Quyền thế vô hạn định đó đã khiến vua Pháp đàn áp mọi tự do. Ngược lại, ông đã rất khâm phục những thay đổi trong chính phủ nước Anh, vì họ biết cách hạn chế lại quyền thế nhà vua, và đưa ra những biểu quyết bảo vệ quyền tự do ngôn luận, báo chí, và tín ngưỡng. Tuy nhiên, ông cũng nói rõ ràng hơn là Tự Do đó không phải là tự do vô hạn định. Nó cũng suy tàn khi người ta cảm thấy rằng không cần phải theo luật lệ nào nữa. Theo suy luận ấy, "Tự do là quyền làm bất cả những gì luật lệ cho phép".

      

Trong quyển De L’Esprit Des Loix, Montesquieu đã đề nghị ra một chính thể không đặt quyền thế vào bàn tay của một cá nhân, hoặc một nhóm người quá nhỏ nào - quyền lực phải được phân chia cho ba nhánh của chính quyền. Một nhánh, Législatif, tạo ra luật pháp. Nhánh thứ hai, Exécutif, thi hành luật pháp. Và nhánh thứ ba, Judiciaire, diễn giải luật pháp. Ông nghĩ rằng khi phân chia quyền lực như vậy, không cá nhân hay một nhóm người nào sẽ có quyền kiểm soát tuyệt đối, và nhờ thế, quyền tự do sẽ được bảo vệ. Nguyên tắc phân chia quyền lực đó đã là căn bản cho hiến pháp nước Mỹ.

Hơn nữa, ông Montesquieu cũng đã lên án việc sử dụng nô lệ, bắt bớ tín ngưỡng, và kiểm duyệt. Ông cũng chỉ trích mọi hình thức tra tấn, nhấn mạnh rằng bất cứ ai cũng vô tội, cho đến khi chứng minh được rằng người ta đã phạm lỗi. Ông Montesquieu cũng mạnh mẽ tố cáo phong trào lập nên quân đội. Ông đã viết: "Một căn bệnh mới nay đã lan tràn khắp Âu Châu, và đang tấn công mọi hoàng tộc. Căn bệnh ấy bắt họ phải nuôi dưỡng một số lượng quân nhân quá vô lý. Nó càng ngày càng phải tăng lên, và lây sang khắp nơi, vì lập tức sau khi một quốc gia tăng thêm quân số, thì những quốc gia kia cũng phải tăng theo, và vì thế, chẳng ai được lợi lộc gì hơn là một sự tàn lụi chung."

 Ở thời đại chúng ta, khi nghĩ đến Baron de Montesquieu, người ta hay nhầm tưởng rằng vì nước Mỹ đã có một hiến pháp dựa theo những tư tưởng của Montesquieu, họ xứng đáng làm gương cho thế giới.

Suy nghĩ sai lầm ấy đã được chính phủ Mỹ lợi dụng triệt để, và làm biết bao nhiêu kẻ đã hăng say, quyết chiến cho đế quốc Mỹ, để thiết lập một quốc gia mới với một hiến pháp tương tự. Những người theo Mỹ nầy nghĩ rằng cứ theo Mỹ là giải phóng cho quyền tự do, hy vọng rằng hiến pháp tương tự hiến pháp của Mỹ sẽ giảm bớt quyền lực của một chính phủ độc tài. Họ cũng tin tưởng như thế, vì người Mỹ đã chứng minh được bằng cách áp dụng trong xã hội Hoa Kỳ. Họ (người theo Mỹ) cũng sẵn sàng cầm súng giết người đồng hương mà không biết rằng hành động như thế, họ đã lâm vào cảnh ngộ trở nên quá khích.

Sự sai lầm ấy rất dễ bị vướng phải, vì nó cũng chẳng khác chi lối suy nghĩ của những lớp quan lại và giới thượng lưu Việt Nam theo Pháp trong gần 100 năm đô hộ. Hạng quan lại vô dụng đó đã thấy nước Pháp "văn minh" hơn, và vì thế, trong tư tưởng của họ, người theo Pháp như họ cũng là kẻ muốn nước nhà tiến mau đến nền "văn minh" kiểu Pháp. Với sự tin tưởng ấy, hạng quan lại theo Pháp xưa đã hăng hái bắt bớ và ám hại người yêu nước - cho rằng những kẻ tranh đấu chống thực dân Pháp là đi ngược lại con đường tiến đến văn minh, và ghì chặt Việt Nam trong cảnh lạc hậu.

 Vì thế, để tránh bị mê hoặc bởi những xã hội lý tưởng, nào là như Mỹ, với hiến pháp dựa theo Montesquieu, nào là như Pháp, với nền văn minh đẹp như mộng, câu hỏi chính xác hơn mà chúng ta nên đặt ra là: Trước hoàn cảnh hiện tại của mọi quốc gia ngày nay, trong một thế giới đã thu hẹp lại, thì một nhà đại tài như Montesquieu có muốn Hoa Kỳ và Đồng Minh Tây Phương đảm nhiệm cả ba chi nhánh Exécutif, Législatif, và Judiciaire cho toàn thế giới hay không ?

Chắc chắn là KHÔNG !!!

Thật ra, ngay sau thời đại Enlightenment, khi những nước Tây Phương cấu kết chặt chẻ với nhau trong việc xâm chiếm khắp hoàn cầu, họ đã vứt bỏ tất cả mọi tư tưởng của Montesquieu, đi ngược lại hẳn tất cả những lý tưởng tự do và những hiểu biết về nhân bản của đời trước. Với đà tiến mạnh của cuộc Cách Mạng Kỹ Nghệ (Révolution Industrielle), họ đã quá lộng quyền vì không còn gì hạn chế quyền thế họ được nữa. Họ đã dùng sức mạnh quân đội chiếm cả thế giới, và độc quyền mọi lề lối cai trị.

Vì lẽ đó, ta cũng chẳng cần phải nhìn đến hiến pháp Hoa Kỳ để bị mê hoặc. Nó chỉ là cái bánh vẽ. Ngay sau khi lập nên hiến pháp đó, ngay tại Hoa Kỳ, họ vẫn tiếp tục chính sách dùng con người khác chủng tộc để làm nô lệ, tiếp tục diệt trừ thổ dân da đỏ, và nhất là ủng hộ thực dân Pháp, rồi tự tay tàn sát biết bao nhiêu dân ta. Ngay cả Thomas Jefferson, nhân vật chính mượn tư tưởng Montesquieu để tạo nên hiến pháp ấy, cũng đã còn giữ biết bao nhiêu là nô lệ trong trang tr ại đồ sộ của ông ta. Trong suốt thời kỳ chiến tranh Việt Nam 1954-1973, hiến pháp ấy vẫn chỉ là lối quảng cáo của Hoa Kỳ, và giúp họ nắm cả 3 lãnh vực Exécutif, Législatif và Judiciaire của một thế giới mà họ đã đương nhiên làm chủ. Vượt qua mảnh giấy ấy, ta sẽ thấy rằng sự thật là bao nhiêu triệu người dân Việt Nam ta đã chết vì lối tuyên truyền tàn nhẫn ấy.

Khi một quốc gia còn ở tình trạng nhược tiểu, dân trí còn quá thấp và hiểu biết chính trị còn giới hạn, thì đòi hỏi cho được tự do vô hạn định mà lại muốn bắt chước Hoa Kỳ để tạo nên một loại chính phủ lỏng lẻo, cho đối lập tự do vu khống và dấy loạn, thì chúng ta sẽ cho phép bọn Tây Phương dùng tiền mua chuộc tạo nên đối lập, và dùng mọi lối tổ chức tinh vi của Tây phương để chỉ dẫn đám đối lập ấy xâm nhập cướp lấy chính quyền. Để rồi sau đó, dành giựt được những hợp đồng bóc lột, những khế ước quá dài hạn. Và sau rốt, những thế lực Tây phương sẽ chỉ cần dùng những tòa lãnh sự, ổ gián điệp, và căn cứ quân đội của họ để điều khiển mọi việc nội trị của chúng ta. Họ cũng thay thế hay lập ra những chính phủ "ngụy" khác một cách dễ dàng, bằng những cuộc bầu cử giả tạo, bằng lối loan tin như màn ảnh Hollywood, để rồi đưa ra sân khấu một thành phần tay sai bán nước khác.

Dựa theo những sáng kiến xuất sắc của ông Montesquieu, chúng ta sẽ rất dễ tưởng tượng được rằng nếu ông sống ở thời đại chúng ta, có lẽ ông cũng đã tìm cách đề nghị ra những cách phân chia quyền lực khác nhau giữa mọi quốc gia, để thuyên giảm sự lộng quyền của mọi đế quốc, để rồi dần dần đưa đến một chính phủ có lợi chung cho nhân loại, do những quốc gia trên thế giới thứ tự thay phiên nhau đề cử người đảm nhiệm các lãnh vực Exécutif, Législatif và Judiciaire - trong một chính phủ chung của nhân loại.

Thật ra, những tư tưởng của Montesquieu còn có biết bao nhiêu là khía cạnh sâu sắc nữa. Ông đã viết rằng: "Tự do là quyền làm bất cứ những gì luật lệ cho phép". Nhưng tiếc thay, khi đến Việt Nam, thì câu đó đã biến thành: "Tự do là quyền làm bất cứ những gì luật lệ - còn sơ khai - cho phép !". Vì lý do ấy chúng ta rất dễ hiểu tình trạng tham nhũng lộng hành tại quê hương.

Trong một hoàn cảnh mỏng manh của buổi giao thời hậu chiến, dân trí quá thấp, luật lệ vẫn khắt khe về phương diện quốc phòng, nhưng còn quá lỏng lẻo trên phương diện thương mại, kinh doanh. Và cũng vì thế, trên phương diện chính trị, người ta vẫn giữ lấy lối tổ chức chính quyền và những luật chiến tranh nghiêm khắc. Nhưng trên phương diện thương mại, kinh doanh và hành chánh, những luật lệ sơ khai của một thời mới thanh bình đã đưa đến một tình thế tham nhũng lan tràn và cần những thay đổi quan trọng.

Mở rộng tự do trong chính trị, chấp thuận một thành phần đối lập, cũng không phải là chuyện dễ làm khi nước ta còn nghèo yếu, dân trí thấp và dễ bị ngoại bang mua chuộc, chia rẽ, lũng đoạn như chúng ta đã thấy rõ. Thay đổi trong những luật lệ thương mại, kinh doanh và hành chánh để bớt tham nhũng, là những việc rất tỉ mỉ, công phu, cần phải có một tầng lớp người tài, mà những tài năng đó đã phải được rèn luyện cho phù hợp với một thời bình - với những nhu cầu rất khác thời chiến. Muốn giải quyết nạn tham nhũng một cách gấp rút thì sẽ phải đổ máu, mà như thế, với dân trí thấp kém, nạn vu khống sẽ lan tràn khắp nơi, tạo nên một tình thế hành chánh càng thêm nguy nan.

 Khi luật pháp còn quá thô sơ, nếu "Tự do là quyền làm bất cứ những gì luật lệ - còn thô sơ - cho phép", thì biết bao nhiêu kẻ sẽ lạm dụng những tự do ấy. Trước hoàn cảnh đó, nhà chức trách cũng đã phải tùy cơ ứng biến, dùng cả những hạng người không đủ tài để diễn nghĩa pháp luật, vì khốn thay, hạng bất tài ấy quá đông vì đám đông nầy đã không may mắn được ăn học trong suốt thời kỳ chiến tranh. Tình thế khó khăn ấy đã gây nên rất nhiều chỉ trích tại nước ngoài. Nhiều cuộc bàn luận xây dựng cũng đã cố tâm đưa ra nhiều giải pháp hữu ích cho nước nhà. Bàn luận nghiêm trọng và đứng đắn, nhưng than ôi, những tiếng nói xa xăm ấy đã chìm đắm như những tiếng vang, suy tàn trong một khung cảnh tự do vô hạn định. Những tiếng nói xây dựng đó không mấy được ai lưu tâm đến, như để chứng minh rằng Montesquieu vẫn chí lý, khi ông đã đưa ra một quy luật người ta không vượt qua được: Đó là, tự do cũng suy tàn khi người ta cảm thấy rằng không cần phải theo luật lệ nào nữa.

Trong một khung cảnh cần thay đổi cấp tốc thì không phải cứ thay đổi tư duy của người Cộng Sản là sẽ đưa đến tự do, vì người tranh đấu cho dân tộc đã quen lối hy sinh tự do trong hiện tại để đổi lấy tự do cho những thế hệ mai sau. Cải cách luật pháp Việt Nam cho gọn gàng, trong một môi trường người tài muốn phục vụ, cho thích hợp với những nhu cầu thời bình thì những giới hạn của quyền tự do cũng sẽ rõ ràng hơn, và bớt đưa đến những sự bất công.

Francois-Marie Arouet Voltaire (1694-1778)

Ông Voltaire là người đã chỉ trích những quá khích về tôn giáo, và nghĩ rằng đại đa số những giáo điều trong các tôn giáo đều do mê tín dị đoan tạo nên, và vì thế người hiểu biết không nên chấp nhận. Ông cũng tin rằng nếu Thượng Đế đã cho con người bộ óc biết suy luận thì con người phải biết tôn trọng lý trí. Hơn nữa, ông cũng đã tin rằng Thượng Đế là Đấng điều hành vũ trụ chứ chẳng phải là một vị Cha làm phép lạ huyền hoặc của Thiên Chúa Giáo. Tinh hoa của đạo đức trong tôn giáo là luân lý. Kẻ dùng lý trí và luân lý để đối xử với tha nhân là kẻ phục vụ Thượng Đế. "Người của Thượng Đế là ai?" Ông hỏi."Là kẻ nói với Thượng Đế là tôi thờ phụng và thương Ngài, là kẻ nói với người Thổ Nhĩ Kỳ, người Trung Hoa, người Ấn Độ, và người Nga, là tôi thương các anh". Ông Voltaire cũng đã xem những giới giáo quyền là những tổ chức đã chỉ củng cố địa vị cho các giáo hội, thay vì giúp con người cải thiện. Họ bắt người ta phải tuân theo những tín điều ngược hẳn lý lẽ thông thường. Vì đã tin chắc chắn rằng mình không thể sai lầm, họ đã nhân danh Thượng Đế để đi bắt bớ những kẻ thuộc tín ngưỡng khác.

Trên phương diện xã hội, ông Voltaire đã đề nghị phá tan những ưu quyền của giới quý tộc, giới giáo quyền, và thay đổi hẳn các luật lệ đánh thuế. Ông đã kêu gọi cho quyền tự do ngôn luận, báo chí, tín ngưỡng, và sự công bình của mọi giai cấp trước luật pháp.

Lẽ dĩ nhiên, nếu ông sống trong thời đại chúng ta, khi Thiên Chúa Giáo đã bị những thế cờ chính trị Tây Phương lợi dụng để xâm chiếm, tàn sát khắp nơi như Đế quốc Tây Ban Nha tại Mỹ Châu, Đế quốc Pháp tại Việt Nam, Đế quốc Mỹ (và Do Thái) tại Trung Đông, thì chắc chắn ông Voltaire cũng sẽ phản kháng rất kịch liệt. Ông sẽ đem những hành động khủng bố của những đế quốc hung tợn ra ánh sáng. Ông cũng sẽ lên án chính người Pháp của ông đã lấy cớ bảo vệ những nhà truyền giáo để xâm chiếm nước Việt Nam. Ông cũng thẳng thắn chỉ trích Hoa Kỳ kiểm duyệt báo chí, đảo lộn tín ngưỡng tại Nam Việt khi thay thế thực dân Pháp tại miền Nam. Một người yêu chuộng công bình và tự do như ông chắc chắn  sẽ không ngớt chỉ trích những thành tích độc tài vô lối của một bọn thực dân, nhất là khi những chính thể độc tài ấy đã được đem ra áp dụng để đàn áp những dân tộc khác, ngay trên lãnh thổ của họ.

Một điều đáng chú ý nhất trong thời đại chúng ta là ông Voltaire cũng không tin cậy chính thể dân chủ. Ông nghĩ rằng người thường dân không đủ tài năng tự điều khiển lấy chính mình, và nói rõ: "Khi đám dân đen bắt đầu lập luận thì tất cả tiêu tan hết; tôi không đồng ý với việc giao phó chính quyền cho quần chúng".

Ở thời đại xưa, trong hoàn cảnh chưa có nền giáo dục quốc gia như thời nay, Voltaire đã thấy rằng đám dân đen là những kẻ "điên cuồng và mọi rợ" cần phải kiểm soát một cách khéo léo. Nhà lãnh đạo phải là một vị vua khôn ngoan, sáng suốt, và quen thuộc với mọi tư tưởng của những nhà hiền triết. Vị vua như thế sẽ đem lại những cải cách cần thiết trong xã hội; và trong xã hội ấy, giới trung lưu sẽ giữ vai trò then chốt.

Platon (424/423 BC – 348/347 BC)

Thật ra, Voltaire đã không phải là người đầu tiên đặt nhiều nghi vấn về chính thể dân chủ. Ở một thời đại còn xa xưa hơn, cách đây hơn 2,400 năm, thì Platon nước Hy Lạp cũng đã nêu lên rất nhiều khuyết điểm của chính thể dân chủ. Chẳng khác gì Voltaire, ông Platon cũng đã chỉ trích chính thể ấy ở hai điểm mà Voltaire đã nêu lên. Thứ nhất, là việc giao phó quyền thế cho dân đen; và thứ nhì là sự bất tài kém cỏi của giới lãnh đạo.

Ông Platon đã nghĩ rằng khi giao phó quyền thế cho đám dân đen thì chính phủ đó sẽ chẳng làm được việc gì nên hồn, vì đại đa số người dân có biết gì đâu. Họ không có kiến thức và không đủ kinh nghiệm để tham gia vào những quyết định về chi tiêu của chính quyền, hoặc quyết định về chiến tranh, hoặc việc liên minh với nước khác, hoặc việc tạo nên những luật pháp mới. Những quyết định phức tạp ấy đòi hỏi đến trí phán đoán sáng suốt và sâu sắc. Ông đã thấy rằng người dân trung bình không thể có những cá tính ấy vì họ dễ bị lẫn lộn, kết luận vội vàng không suy nghĩ. Những quyết định của họ đều bị những thành kiến ảnh hưởng. Dân chủ, theo ông Platon, là một chính thể dân đen cai trị.

Ngoài ra, Ông Platon cũng đã tin rằng nền dân chủ không đưa đến một giới lãnh đạo xuất sắc. Những nhà lãnh đạo ấy thường chỉ muốn củng cố địa vị hơn là nghĩ đến bổn phận người hành động theo lẽ phải. Họ mị dân, và nếu người dân muốn chiến tranh thì họ cũng không cố gắng tranh đấu cho hòa bình.

Cũng như Voltaire, ông Platon tin tưởng rằng quyền lãnh đạo phải được đặt trong tay những nhà hiền triết khôn ngoan, không những cho một quốc gia, mà còn cho cả nhân loại nữa.

Câu hỏi mà chúng ta nên đặt ra là: Tại sao hai bậc hiền triết đó, Platon và Voltaire, tuy sống xa cách nhau cả hơn 2,200 năm, đã có cùng một lối suy nghĩ khi họ bình luận về chính thể dân chủ ? Tại sao họ đều không đặt một tí tin tưởng nào vào đám dân đen, dễ khích động, và vội vàng phản ứng không suy nghĩ ?

Khi Platon và Voltaire đều e sợ đám dân đen kia thì những nhà hiền triết ấy cũng nhắc cho chúng ta nhớ đến dân tộc Việt Nam ngày nay, dễ bị khích động, kết luận vội vàng, suy nghĩ nông cạn, và chưa thể tham gia vào những quyết định quan trọng của chính quyền. Hai nhà triết gia ấy đã cùng sống chung ở những thời đại mà người dân chưa được hưởng một nền tảng giáo dục quốc gia; dân trí còn quá thấp kém. Đặc tính ấy vẫn còn trầm trọng tại những nước mới phát triển như tại Trung Hoa, Việt Nam, hoặc tại Pháp quốc trong thời đại Voltaire. Chẳng phải tự nhiên mà Voltaire đã chỉ trích đám dân đen là "điên cuồng và mọi rợ" mà rồi đến cuối đời ông, thiên hạ vẫn hoan nghênh yêu chuộng ông. Ông đã nói lên sự thật như thế, là đã ghi lại những ngày dân trí nước Pháp còn quá thấp, giới vô học còn quá nhiều, và người ta không dám mơ màng đến một chính thể dân đen cai trị.

Như thế, nếu Voltaire là người Việt Nam ở thời đại chúng ta thì chắc chắn ông ta cũng không đặt tin tưởng nào vào đám dân đen thất học, vì dân tộc Việt Nam ta cũng vừa chỉ mới thoát khỏi ách cai trị của Pháp, rồi chấn thương sau một cuộc chiến tranh đàn áp của Mỹ, để đòi lại độc lập. Rất có thể Voltaire cũng sẽ phải đặt  tin tưởng vào một loại chính phủ như lối cai trị tại Trung Hoa và Việt Nam hiện nay, vì chính thể quân chủ cũng đã không còn nữa, mà chính thể dân chủ theo lối Tây Phương thì cũng không thích hợp với những quốc gia còn mỏng manh, dân trí còn quá thấp.

Thật ra, chính thể dân chủ của Tây Phương chỉ thích hợp cho một hoàn cảnh kinh tế đang tiến nhanh, dân trí cao, và không nước ngoài nào mua chuộc được giới lãnh đạo. Khi quốc gia còn nghèo, dân trí thấp, nếu đám dân đen lại có thể cầm quyền trong một loại chính quyền tự do đối lập, thì bàn tay bí mật của ngoại bang cũng dễ hoạt động, mua chuộc để len lách vào những vị thế then chốt trong chính quyền, rồi làm rối loạn nền an ninh quốc gia. Như thế, nền kinh tế dễ bị rơi vào sự điều khiển của ngoại bang, mua chuộc một giới - dùng làm đối lập - để đoạt lấy chính quyền.

Việc đó rất dễ hiểu mà thôi. Vì tuy Hoa Kỳ luôn giả vờ kêu gọi hô hào cho một chính thể dân chủ, nhưng họ cũng đã ủng hộ triệt để những chính quyền quân chủ thối nát tại Nga, Trung Đông, và Nam Mỹ, để tha hồ cho các công ty Mỹ xâm chiếm lấy nguồn lợi của những quốc gia ấy. Đáng lẽ ra, miền Trung Đông đã phải là một miền giàu sang, phong phú, và tân tiến nhất hoàn cầu, kể cả về khoa học, trí thức và kinh tế.

Nước Mỹ đã giàu không phải là vì dân chủ, mà là vì thương mãi, kỹ nghệ và khoa học. Nhưng khi kinh tế xuống, ta sẽ thấy trong một tương lai gần đây, những nước giàu mạnh hơn Hoa Kỳ cũng sẽ lại phù trợ riêng cho một đám Mỹ thật giàu, và khuyến khích họ chỉ lo riêng cho tư lợi ích kỷ, đem tài sản đi chỗ khác, đầu tư ở những chân trời xa xăm rồi quên hẳn quyền lợi của bao nhiêu công dân Mỹ khác. Những đám thật giàu có đó tại Hoa Kỳ, một ngày nào đây, cũng sẽ chẳng khác chi một đám quan lại Trung Hoa dưới đời nhà Thanh. Khi ấy, nền dân chủ Mỹ như ta thấy ngày nay sẽ chỉ còn là những dư âm. Chuyện đó không phải là chuyện hoang đường. Một khi giá trị đồng dollar xuống hẳn, nếu như tiền bạc Trung Hoa quá mạnh thì sức mua chuộc của họ cũng tăng lên gấp bội, và sức chống trả của Hoa Kỳ cũng yếu hẳn đi, và người Mỹ cũng sẽ phải đưa ra những biện pháp hạn chế mọi tự do hầu kiểm soát thương mại, kinh doanh chặt chẽ hơn. Và đến khi lâm nguy hẳn hoi, một chính thể cảnh sát công an cũng sẽ thành hình để bảo vệ cho non sông, đất nước của họ - chẳng khác gì những tổ chức của những quốc gia Cộng Sản sau những ngày kiệt quệ nội chiến, đã tổ chức chống lại sự xâm lược của Tây Phương. Khi ấy, Hoa Kỳ cũng sẽ thấy rằng lối tổ chức chính quyền dân chủ, với tự do đối lập, có những bất lợi không vượt qua nổi mặc dù dân trí Mỹ tương đối không thấp. Họ sẽ phải tuyên truyền mạnh mẽ hơn, nhưng tuyên truyền là ngu dân, và sẽ làm dân trí thấp hẳn đi.

Chính vì những lý do đó, như Voltaire và Platon đã nghĩ, giải pháp tốt đẹp nhất cho mọi quốc gia vẫn phải là những nhà lãnh đạo sáng suốt và có đầu óc của những nhà hiền triết khôn ngoan. Những nhà lãnh đạo lý tưởng đó sẽ phải biết nghĩ vượt qua mọi biên giới quốc gia, biết yêu thương nhân loại, và không đặt quyền lợi ích kỷ của quốc gia mình trên hết. 

Denis Diderot (1713-1784)

Người viết ra quyển "Encyclopedia" là Diderot. Mục đích của ông là lưu lại cho hậu thế những thành đạt của nhân loại trong thời đại Enlightenment, kể cả những tư tưởng khôn ngoan của những nhà hiền triết thời ông. Trong quyển sách đó, nhiều định nghĩa đã phản ảnh tư tưởng độc đáo của ông Diderot, nhất là những lời bình luận về trạng thái "quá khích", "chiến tranh" và "việc sử dụng nô lệ".

  

Ông Diderot đã định nghĩa thế nào là "quá khích" như sau: "Quá khích là một trạng thái mù quáng, đam mê, do mê tín sinh ra, và đã làm cho người ta làm những việc kỳ quặc, bất công, và tàn nhẫn, không biết ngượng và hối hận, mà lại còn cảm thấy vui và yên dạ". Ở thời đại đó, ông đã so sánh được những cuộc tàn sát xa xưa như những thời thánh chiến Croisade, thời những tòa án dị giáo Inquisition, với những cuộc đổ máu giữa Tin Lành và Công Giáo đang xảy ra tại khắp Âu Châu.

Định nghĩa của hai chữ "quá khích" ấy rất chính xác, ngay cả với người Việt Nam ta, vì ai ai cũng vẫn còn nhớ đến những quá khích trong tôn giáo tại nước ta. Một trạng thái mù quáng, đam mê, do mê tín sinh ra, đã làm những lớp người như gia đình Ngô Đình Thục/Diệm/Nhu, muốn Thiên Chúa Giáo lan tràn tại Việt Nam. Dưới sự điều khiển của Hoa Kỳ, họ đã cho Radio Sài Gòn tự do tẩy não người dân. Họ đổ lỗi mọi tàn phá của chiến tranh chống Pháp cho một lý thuyết Cộng Sản điên cuồng. Họ dùng một hoàn cảnh chiến tranh bất đắc dĩ khi người Việt tranh đấu cho độc lập bị ngoại xâm dồn vào, và gọi cảnh lầm than ấy là Thiên Đàng Cộng Sản. Họ, những người lãnh đạo chính trị Thiên Chúa giáo đó, còn vu khống cho những người quyết tranh đấu cho tổ quốc là mê tín, theo một dị giáo, đồng chí hướng đeo đuổi một lý tưởng điên rồ - vô gia đình, vô tổ quốc, vô tôn giáo -.ròng rã biết bao nhiêu năm trời. Họ bảo rằng những kẻ đấu tranh chống ngoại xâm kia chỉ đến được mục đích là tạo nên Hỏa Ngục Trần Gian.

Nước Chúa nào đã lan tràn được đâu. Người ta chỉ thấy dòng máu và nước mắt lan tràn khắp nơi. 

Cho đến nay, có lý thuyết nào tồi tệ đến độ đã làm con người điên đảo đến thế đâu. Hoa Kỳ vẫn làm bạn với Cộng Sản, và bỏ rơi những con người đã dại dột theo Mỹ, vốn trở nên quá khích đến độ thẳng tay giết chóc người tranh đấu cho độc lập và tự do trên nhửng mảnh đất vun xới bằng mồ hôi nước mắt Tổ Tiên của chính họ.

Cũng trong quyển Encyclopedia đó, Ông Diderot đã định nghĩa "Chiến Tranh" như sau: Chiến tranh là một "căn bệnh tàn khốc, làm tan nát ruộng nương và tiêu rụi thị trấn. Nếu còn biết suy luận, thì con người không bao giờ nên siêu lòng giận dữ theo những điên cuồng của chiến tranh".

Tội nghiệp thay cho người Việt Nam ta; họ đã thừa biết chiến tranh là gì, nhất là lối định nghĩa bằng những vết thương. Người ta đã chọn chôn vùi quá khứ kia để tìm thấy những thứ khác đỡ vô lý, và cần ghi nhớ hơn. Người ta muốn định nghĩa của thanh bình, và của tất cả những gì đơn sơ mộc mạc mà thời buổi chiến tranh đã cướp mất.

Nhưng than ôi, cho đến ngày nay, khối Tây Phương vẫn còn tiếp tục đường lối cũ. Họ vẫn còn tham lam giữ lấy ưu thế bằng cách tiếp tục gửi quân đội đi khắp nơi, nghiên cứu mọi khí giới bảo đảm đưa đến điêu tàn, đặt căn cứ quân sự ở mọi phương trời, để giữ lấy ưu thế trong một thế giới họ đã quen làm chủ.  Nhưng, trong lịch sử nhân loại, có đế quốc nào mà vững mãi được đâu. Những di tích cũ của các nền văn minh đã suy tàn kia rải rác khắp thế gian, để nhắc cho ta rõ định luật ấy. Khoa học tàn phá cũng đã đến tay kẻ khác. Người ta sẽ phải hiểu sớm rằng học hỏi được sự khôn ngoan qua những kinh nghiệm cũ thì vẫn khó hơn là phát minh thêm những kỹ thuật chiến tranh tàn phá mới.

Ngay trong buổi sinh thời, ông Diderot đã không dùng Encyclopedia để đề cao một xứ sở như Hoa Kỳ, lúc ấy còn đang đặt nền kinh tế trên việc sử dụng nô lệ.

Là một người tin tưởng vào quyền tự do, chống trả lại độc tài và lên án việc sử dụng nô lệ, Ông đã viết rằng : "Không một ai được thiên nhiên giao phó cho quyền điều khiển kẻ khác". "Tự do là một quà tặng Trời cho, và mỗi cá nhân đều có quyền hưởng nhận" Vì lẽ đó, "Con người và quyền tự do của họ không phải là những món hàng buôn bán được - bằng bất cứ giá nào. Thành thử, không một kẻ khốn nạn nào trong đám nô lệ mà lại không có quyền được giải phóng".

Ở trường hợp Việt Nam ta, khi nước Pháp in đồng bạc Đông Dương tại Pháp, và làm loãng đi mạch máu của dân ta, thì Hoa Kỳ lại viện trợ cho Pháp để kéo dài hình thức nô lệ ấy - mà lại còn rêu rao là giúp người dân trong tự do ! Khi tượng Nữ Thần Tự Do được nước Pháp tặng cho Hoa Kỳ năm 1886 thì hai năm sau, năm 1888, đồng tiền Đông Dương được phát hành, với hình ảnh Nữ Thần đó ngồi trên đồng bạc của chúng ta. Lúc ấy, khi người dân Việt phải đổ mồ hôi đổi lấy đồng tiền ấy mà mua lấy bát cơm, thì người Pháp chỉ cần in thêm tiền piastre tại mẫu quốc, để rồi đoạt lấy bất cứ gì quý giá trong nước ta !!! Nữ Thần đó được gọi là Tự Do hay sao ? Hình ảnh đó có thể biểu tượng tự do ở xứ sở người khác, vì những đất thuộc địa kia đã làm giàu cho người dân đế quốc, giúp họ tạo ra một xứ sở quá giàu, gọi là "xứ sở của cơ hội" - The Land of Opportunity. Nhưng ở một phương trời đáng thương như nước ta, nó đã tượng trưng cho một hoàn cảnh nô lệ, khiến người Việt chúng ta đã phải vùng lên để phá bỏ mọi xiềng xích !!!

"Chúng Tôi Muốn Sống !" là tiếng hét lên như thế, chứ chẳng phải là một cuốn phim rẻ tiền vô giá trị do Mỹ ứng tiền ra mà ngày nay không ai dám đưa ra quần chúng Mỹ, để phanh phui ý định tồi tàn và tàn nhẫn của một bọn người vô liêm, đã chủ tâm gây nên hoảng hốt, để nhẫn tâm lừa gạt và chia rẽ dân ta, đưa đến tương tàn và thù oán. Chẳng cần phải đi xa, ta cũng thừa biết rằng biết bao nhiêu loại phim như thế cũng đang được tung ra tại Trung Đông để lừa dối dân lành, và đem dầu lửa về Hoa Kỳ với giá hạ thấp bằng máu người dân bản xứ.

Jean-Jacques Rousseau (1712-1778)

 Có lẽ những chỉ trích mạnh mẽ nhất của Thời Đại Quang Minh là của ông Jean Jacques Rousseau. Theo ông, sự bất công trong xã hội đã trở nên rõ rệt khi một hạng người thì quá giàu mà kẻ khác vẫn phải chìm đắm trong cảnh nghèo khổ. Những quyền lợi đặc biệt dành cho giới thượng lưu là những bất công. Và truyền thống đặt quyền thế vào tay của những đứa bé làm vua, vua ngu, vua độc tài, cũng là những điều vô lý.

Hơn nữa, ông cũng không tin chắc chắn rằng mọi tiến bộ trong khoa học và nhân sinh đã giúp con người khá hơn. Con người sống trong văn minh đã không hạnh phúc, trở nên bất ổn, và ích kỷ. Ông cho rằng người đời xưa sống trong rừng hoang thì tốt và hạnh phúc hơn là một người Pháp văn minh; vì không tham lam, họ cũng không đối xử tàn tệ với tha nhân. Ông đã than rằng: "Con người sinh ra thì tự do, nhưng đâu đâu cũng thấy bị xiềng xích". Khi bản chất con người là tốt, người ta phải biết cứu giúp - không để cho xã hội làm bản chất đó bị sa đọa, và biến thể. Tuy nhiên, vì ông thừa biết rằng người ta không thể nào quay lại cuộc sống đơn giản thuở xa xưa, giải pháp thực tế của ông Rousseau là phải thay đổi xã hội và chính trị, để con người, tuy ràng buộc trong văn minh, vẫn được thản nhiên sống với bản chất tốt tự nhiên, hướng thiện và hạnh phúc.

Một giải pháp giúp người ta trở nên tốt hơn là sự cải cách trong phương pháp giáo dục, giúp thiếu niên được phát triển theo bản chất thiên nhiên của nhân tính, thay vì bị gò bó trong những khuôn khổ chật hẹp, làm mất hẳn tính cách cá nhân của mỗi học trò. Hơn nữa, ông Rousseau cũng tin rằng vì tuổi thơ quý báu rất chóng qua, điều cốt yếu là phải biết thương trẻ nhỏ, vì chẳng mấy lúc chúng sẽ phải gánh vác bổn phận người lớn.

Ngoài ra, ông cũng biết rằng nếu chỉ thay đổi nền giáo dục mà thôi thì không đủ đưa đến cải cách xã hội. Người ta còn phải thay đổi cả lối tổ chức chính quyền nữa. Về khía cạnh ấy, không như những nhà hiền triết cùng thời đại, ông Jean Jacques Rousseau đã đặt tin tưởng vào chính thể dân chủ. Ông cũng muốn phá tan những bộ luật dành ưu tiên cho một giai cấp này, đặt trên giai cấp khác. Luật pháp, theo ông, phải có lợi cho toàn thể cộng đồng.

Một điểm quan trọng rất khác biệt trong tư tưởng của Rousseau là ông đặt tin tưởng vào người thường dân nhiều hơn là Voltaire và Platon, mặc dù người dân lúc đó phần đông còn thất học. Ông tin rằng khi trả lại quyền thế cho người dân, người ta cũng dễ tìm lại được quyền tự do trước kia của họ. Ông đã cảm thấy rằng, khi người dân cùng chung sức, thì họ cũng đủ khả năng làm những quyết định khôn ngoan. Ông không đồng ý với những ai cho rằng những kẻ nắm quyền thế cổ truyền - các vị vua, hoàng tộc và giáo quyền - đã có biệt tài cai trị quần chúng. Chính vì Jean Jacques Rousseau tin rằng quần chúng phải có quyền tự trị, ông đã là một tiền bối, một cha đẻ, của chính thể dân chủ.

Một điều đáng chú ý, như ta đã thấy, là ông Rousseau đã đặt tín nhiệm vào đám dân đen, và tin tưởng rằng họ cũng biết chung sức để tạo nên khả năng làm những quyết định khôn ngoan. Niềm tin đó cũng đã hoàn toàn đi ngược hẳn những tư tưởng của Voltaire và Platon. Hai nhà hiền triết nầy đã quyết liệt chống lại sự tham gia của quần chúng thất học thời đại họ, vì nền giáo dục đã chỉ dành riêng cho một thành phần được ưu đãi.

Vậy thì: Ai có lý ? Platon/Voltaire hay Jean Jacques Rousseau ?

Nói một cách khác thì: Ta có nên đặt tin tưởng vào sự tham gia của đám dân đen trong chính quyền hay chăng ?

Người cảm thấy Voltaire và Platon có lý, thường đặt tin tưởng vào một giai cấp lãnh đạo biệt lập, có khả năng riêng, và không còn mấy tin tưởng vào đám dân đen nữa. Trong cách phân tích hiện đại, thì họ cũng thuộc về thành phần khuynh hữu, muốn đặt guồng máy lãnh đạo vào tay một thành phần chọn lọc, không để đám dân đen làm chính quyền thêm vướng víu. Khuynh hướng của Platon còn được gọi là Elitism, nghĩa là thiên về giới thượng cấp ưu tú.

Ngược lại, người cảm thấy Rousseau có lý, thường đặt tin tưởng vào người dân trung bình và hạ cấp, tin rằng họ cũng chẳng thua kém chi những kẻ may mắn hơn. Trong cách phân tích chính trị xã hội ngày nay, thì họ có khuynh hướng thiên tả, mà cực tả thì tương đương với Cộng Sản.

Tuy nhiên, phần đông chúng ta thường không có tư tưởng hoặc khuynh hướng nhất định.

Ta có thể lúc này tin theo chiều hướng của Rousseau, đặt mọi tin tưởng vào đám dân đen hăng hái đấu tranh cho dân tộc Việt Nam ta. Nhưng đến khi họ tổ chức những cuộc tố khổ dã man, khi chứng kiến đám dân đen đó reo hò trước một cảnh tượng gớm ghê, người ta vẫn có thể đổi ý và thấy Voltaire vẫn có lý hơn.

Nhiều người Việt Nam chúng ta cũng đã hoan hỉ ngày Giải Phóng đuổi giặc xâm lăng, đưa đến chiến thắng vinh quang. Nhưng khi đói khổ, ốm đau, chết chóc trong cảnh hòa bình, mà thấy đám dân đen kia cũng chẳng làm nên chuyện gì, ngoài những Trại Cải Tạo, thì họ cũng chẳng còn tin tưởng gì ở một chính quyền dựa vào đám dân đen nữa. Họ thù oán chính quyền đó, thay vì chấp nhận cảnh hậu chiến. Và họ sẵn sàng bỏ cả quê hương, khi thấy đám dân đen kia nắm quyền cai trị.

Chính vì lý do đó mà ngày nay, người Việt Nam tại Hoa Kỳ vẫn thường có khuynh hướng thiên hữu.

Họ, những người Mỹ gốc Việt nầy, đã quên hẳn một thời xa xưa, khi người ta đã thấy bao kẻ lầm than, gầy guộc, bị người Pháp tra tấn cho đến không còn gì để đáng sống thêm. Lúc đó, người ta cũng vẫn muốn hòa mình với đám dân đen kia, đoàn kết trong cuộc sống chui rúc, để nhất tâm giải phóng quê hương. Trong hoàn cảnh xa xưa đó, người ta thường vẫn tin tưởng đám dân đen hơn là thực dân Pháp, và tìm thấy trong tư tưởng của Rousseau bao nhiêu ý nghĩa khác. Khi đó, chúng ta có khuynh hướng thiên tả.

Cũng vì khuynh hướng thiên tả đặc biệt đó, mà những tư tưởng của Jean Jacques Rousseau gần với cuộc Cách Mạng Pháp hơn. Tuy mặt ngoài, những suy nghĩ của ông chỉ có vẻ thản nhiên, nhưng nó chứa chất biết bao nhiêu mãnh lực tiềm tàng, và trở nên rất nguy hiểm đối với giới thống trị. Vì thật ra, khi hoàn cảnh đất nước trở nên nguy nan, khi người thông minh và tài giỏi phải sống trà trộn với đám dân đen, sinh trưởng ngay trong đám dân đen đó, thì không khí chính trị trở nên rất mỏng manh. Giới thống trị kia cũng sẽ lung lay, khi hết đáp ứng những nhu cầu căn bản của người dân. Chỉ bỗng chốc, như một cơn gió độc, những tư tưởng kia lại trở về, và người ta ai nấy đều đặt tin tưởng vào đám dân đen hơn. Họ là Giặc Cờ Lau. Họ đã theo Anh Hùng Áo Vải. Họ đã ở trong tất cả mọi phong trào khởi nghĩa.

Những căng thẳng trong xã hội Pháp ngày đó - trước cuộc Cách Mạng Pháp - thật ra chẳng mấy khác những căng thẳng ngày nào giữa những khuynh hướng cực tả và cực hữu trong cuộc chiến tranh lạnh Cold War. Sự tương tự ấy sẽ rõ ràng hơn khi ta nhận định lại những định luật ràng buộc xã hội, chính trị và kinh tế. Hai khuynh hướng thiên hữu và thiên tả đã luôn luôn hiện hữu trong mọi xã hội. Trong hoàn cảnh một nước độc lập, dân chủ và tự do, xã hội thường vẫn ngả nghiêng, nay khuynh tả, mai khuynh hữu, theo thời cuộc. Yếu tố mạnh nhất làm xã hội đó đổi chiều là tình hình kinh tế. Khi kinh tế đang lên, thì một giai cấp đại phú xuất hiện trong xã hội. Ảnh hưởng giai cấp đó trên chính trị thường sẽ tạo nên một chính thể khuynh hữu thuận lợi cho kẻ giàu làm ăn. Vì xã hội thịnh vượng, ai ai cũng tiến và thấy lối thoát, người ta không đặt quan trọng vào sự chênh lệch gia sản giữa người giàu và kẻ nghèo, hoặc những đặc quyền của giai cấp lãnh đạo. Xã hội khuynh hữu đó còn được gọi là "tư bản" hay "tự do". Người dân đặt tin tưởng ở giới lãnh đạo và cho họ được ưu thế, kể cả những lợi tức vượt bực. Ngược lại, khi kinh tế đang xuống, một giai cấp bị thiệt thòi, quá thiếu thốn sẽ xuất hiện; mọi khác biệt trong các giai cấp xã hội sẽ dễ bị đem ra soi bói, và xem như những bất công trầm trọng. Hoàn cảnh ấy sẽ tạo nên những áp lực chính trị thuận lợi cho chính sách hướng về quân bằng tài sản, đánh thuế người giàu để lo cho những chương trình xã hội. Xã hội đó đã trở nên khuynh tả, và đã là tình thế ngày đó của xã hội Pháp.

Trong Cold War, sau cả thế kỷ bị nội chiến và bị Tây Phương liên tiếp tấn công, nền kinh tế những nước chống lại Tây Phương xuống dốc đến nguy nan. Hoàn cảnh ấy đã đưa đến những áp lực chính trị thuận lợi cho chính sách hướng về quân bằng tài sản. Vì bị Tây Phương triệt để bao vây, dồn vào cảnh kinh tế bế tắc trong suốt thời buổi đó, những nước chống lại Tây Phương đã bị kiệt quệ. Hiện tượng phải quân bằng cho đến cùng cực đã đồng nghĩa với tình trạng người ta đã phải chia sẻ từng miếng ăn, từng hộ khẩu để tránh nội loạn. Họ cũng đã phải kiểm soát khắt khe mới giữ được an ninh. Sự quân bằng trong hoàn cảnh lâm nguy ấy, và lối kiểm soát nghiêm nghặt, đã chỉ là những biện pháp chứ không phải là mục đích tối cao. Người ta dùng hình ảnh lối sống chung, miễn cưỡng quân bằng, kiểm soát tối đa như thế để bảo rằng, đó là mục đích của một dị giáo; chứ thật ra, đó đã chỉ là một hoàn cảnh bất đắc dĩ. Họ đã phải vừa sống sót, vừa tạo nên một bộ máy chiến tranh để đương đầu với những nước Tây Phương mạnh gấp bội, kể cả về kinh tế, đồng minh, và vũ khí.

Ngược lại, trong suốt thời kỳ Cold War, vì kinh tế những nước Tây Phương đang thịnh vượng, người dân không đặt trọng sự chênh lệch giữa người các giai cấp, nên họ cũng tuyên truyền rằng sự cách biệt ấy đã khiến người nước họ hết sức tranh đấu để làm giàu, đưa Thế Giới Tự Do đến thành công, biểu hiệu bằng những nhà chọc trời cao chót vót.

Nhưng thế cuộc đó nay đã đổi thay. Những nước Cộng Sản xưa, từ Nga đến Trung Quốc và ngay cả Việt Nam, đã không còn quân bằng tài sản nhân dân nữa, như để chứng minh rằng, cảnh hòa bình và thịnh vượng đã biến những quốc gia ấy thành những xã hội và chính phủ khuynh hữu, lập hẳn nên một giới đại tư bản, dùng làm lực lượng tiền phong cho nền kinh tế đang lên của họ. Ngược lại, trong hoàn cảnh kinh tế bế tắc, các nước Tây Phương đã thấy khuynh hướng họ phải đổi chiều, đặt lại ưu tiên cho những chương trình xã hội để lo cho người thất nghiệp. Họ sẽ chăm chú vào những bất công trong xã hội và tìm cách đánh thuế hạng đại phú, và từ từ trở nên những chế độ khuynh tả, quen thuộc với những kêu gọi của Jean Jacques Rousseau hơn.

Thật ra, nhìn một cách thật đại cương, thì sau Thời Đại Quang Minh, khi Cách Mạng Kỹ Nghệ (La Révolution Industrielle) làm nền kinh tế của Tây Phương vượt trội hẳn lên, thì họ cho quân đội đi xâm lăng cả hoàn cầu. Sự cách biệt xa xăm giữa Tây Phương và hoàn cầu đã giúp họ nâng cao mực sống và làm chủ nguyên liệu khắp nơi. Nhưng sau vài thế kỷ, những quốc gia đông dân cư đã tìm cách kháng cự lại, giữ gìn nguyên liệu và tìm cách kỹ nghệ hóa. Cách kháng cự của họ có thể chia làm hai thành phần, một là bất bạo động (Ấn Độ), hai là dùng bạo động và trang bị vũ khí như Nga và Trung Quốc (Khối Cộng Sản). Thời gian chạy đua trang bị vũ khí ấy là Cold War. Trước hiểm họa diệt vong, tất cả mọi lực lượng ấy đều đã phải đình chiến. Trong thời gian ngưng chiến ấy, lợi dụng một lúc mọi biên giới mở tung ra cho những kỹ nghệ Tây Phương tràn ngập, những nước Đông Phương nhiều dân cư đã học hỏi và đuổi kịp Tây Phương trong công cuộc kỹ nghệ hóa. Sự cách biệt giữa hai mực sống Tây Phương và Đông Phương đã giúp mọi sản phẩm làm tại Đông Phương rẻ hơn, cạnh tranh mạnh mẽ, và vì thế, nền tài chính trên hoàn cầu cũng đang đổi trọng tâm, và giúp cuộc kỹ nghệ hóa đó càng ngày càng nhanh.

Đáng lẽ ra Cách Mạng Kỹ Nghệ đã phải lan ra trên hoàn cầu nhanh chóng hơn. Nhưng Tây Phương đã giữ lại độc quyền ấy, chiếm đoạt lấy nguyên liệu của hoàn cầu, và duy trì sự chênh lệch giữa một giới quá giàu và đại đa số nghèo - một sự bất công căn bản mà ông Rousseau đã nêu lên.

Thật vậy, dù đã đến thế kỷ thứ 21, nền quân chủ trên hoàn cầu của bao nhiêu quốc gia lạc hậu, vẫn còn tồn tại nhờ những nước quá giàu mạnh khối Tây Phương ủng hộ. Giới lãnh đạo khối Tây Phương đã chọn thế cờ ấy - duy trì những chế độ bất tài, kể cả chế độ quân chủ - hầu chiếm đoạt những hợp đồng quá dễ dàng, quá rộng rãi và quá dài hạn, để giúp những công ty khổng lồ của họ bành trướng từ thế kỷ này qua thế kỷ khác. Hoàn cảnh ấy đã tạo nên một sự chênh lệch quá lớn lao tại những nước nhược tiểu kia. Một bên là giới hoàng tộc hoặc thượng lưu bán nước, ký kết với những công ty Tây Phương. Còn một bên là đại đa số quần chúng nghèo không đủ sức phản kháng lại những bất công. Với sự thỏa thuận của những hoàng tộc và giới thượng lưu vô dụng phung phí kia, những cường quốc vẫn tiếp tục đem quân đội đàn áp, tàn sát người dân miền Trung Đông.

Lẽ dĩ nhiên, chẳng những ta đã thấy thế cờ đó ở Việt Nam, khi Pháp tìm cách duy trì chế độ quân chủ suốt đời của Nhà Nguyễn, ta còn thấy thế cờ ấy ngay bên Trung Quốc, khi những nước Tây Phương giúp duy trì Nhà Thanh. Hoa Kỳ cũng đã phù trợ chế độ quân chủ của Nga Hoàng Romanov trong thời buổi nội chiến tại Nga, âm thầm gửi quân đội Mỹ qua Nga để giúp bên Bạch quân (theo Nga hoàng) chiến đấu chống Hồng quân cách mạng của Lénine. Và ngày nay, ta cũng thấy rõ khối Tây Phương phù trợ cho bao nhiêu triều đình khác của những đế vương hoang phí tại Trung Đông, để mặc sức hút dầu lửa của người dân bản xứ.

Một ví dụ rõ ràng nhất là tại Iran, năm 1953, khi liên minh Hoa Kỳ và Anh Quốc dùng những tổ chức gián điệp của họ (CIA và MI5) để phá tan chế độ dân chủ của Iran do thủ tướng Mohammad Mosaddegh lãnh đạo, hầu lập lại chế độ quân chủ của Hoàng Đế Reza Pahlavi. Những hành động tàn phá của những đế quốc ấy đã khiến ông Mosaddegh bị giam đến cuối đời, sau khi đã lập nên bao nhiêu cải cách xã hội, giúp đỡ giới nông thôn và thợ thuyền. Nhưng than ôi, chỉ vì quốc hội của Thủ Tướng Mosaddegh đã đồng nhất trong việc quốc hữu hóa dầu lửa của nước Iran, bị cướp đoạt bởi công ty Anglo-Iranian Oil Company (tên cũ của BP, British Petroleum) dưới ách thống trị của Đế Quốc Anh, mà thảm họa kia đã ám ảnh quốc gia lẻ loi đó, cho đến tận ngày nay.

Tại Nam Mỹ, khi không còn chế độ quân chủ nữa thì trước đây, đế quốc Mỹ đã cho những công ty của họ mặc sức lộng hành, cướp giựt lấy tài nguyên, nông trại, và lập nên những chính phủ bù nhìn. Họ còn dùng những căn cứ quân đội của họ để mặc sức tiêu diệt người phản kháng, đổ lỗi cho một dị giáo có tên gọi là Cộng Sản. Trong khi đó, những chính phủ bù nhìn kia, vì sống trong cảnh loạn lạc, bất an ninh, đã đem tiền bạc Mỹ hối lộ trở về những ngân hàng của Hoa Kỳ, và tiếp tục làm giàu cho nền kinh tế đế quốc. Ông Allende của Chili, vì đã chống Mỹ và có chương trình cải cách như Thủ Tướng Mosaddegh nước Iran, cũng đã bị Hoa Kỳ ám hại.

Vì thế, chúng ta đã rất dễ nhận định rằng Tây Phương đã luôn ủng hộ giới chính trị cực hữu của những quốc gia kia, kể cả những đế vương vô dụng. Sự ủng hộ thiên lệch của họ đã tạo nên một hoàn cảnh đi ngược hẳn quyền tự do của người dân bản xứ. Tại những nước nhược tiểu bị đàn áp ấy, chính quyền không còn phản ảnh khuynh hướng chính trị của xã hội đó nữa. Như ta đã thấy, ở những nước mạnh và độc lập, khi xã hội khuynh tả, hoặc khuynh hữu, thì người dân cũng đã chọn một chính quyền phản ảnh những khuynh hướng chính trị ấy. Nhưng ở những xã hội bị Hoa Kỳ đàn áp, khi xã hội đó trở nên khuynh tả cần cải cách, thì sự điều khiển của những Tòa Đại Sứ Mỹ vẫn đưa đến những chính quyền khuynh hữu, hoặc cực hữu, và đã làm phong trào chống Mỹ nổi lên khắp nơi để phản kháng hố sâu giữa người dân và chính phủ của họ. Ngày trước người chống lại thì gọi là Cộng Sản, và đến ngày nay thì gọi là Khủng Bố, vì đà tiến của Trung Hoa đã làm danh từ kia trở nên lỗi thời trong chiến tranh tuyên truyền.

Nhìn thấy sức tàn phá của những vũ khí tối tân, một hành tinh đang lâm nguy, và những lề lối tuyên truyền dựa vào khoa học tối tân, người ta đã không khỏi ngờ vực những tiến bộ của văn minh. Lý do đã đưa đến tình trạng ấy vẫn bắt nguồn ở một trạng thái mà ông Jean Jacques Rousseau đã vạch rõ. Đó là con người văn minh vẫn ích kỷ và ít ai hạnh phúc. Ngay trong các trường học, lối giáo dục thiếu niên xưa đã trở thành một lối cạnh tranh giữa các quốc gia. Họ cũng đã thi nhau đặt gánh nặng ấy trên vai đàn trẻ, để rồi chúng phải quên đi những màu nhiệm của một ngày thơ chóng qua. Trong các phòng thí nghiệm, họ đã tranh đua phát minh thêm những kỹ thuật chiến tranh không còn ai kềm chế được nữa. Sự điên rồ ấy đã khiến những chi phí cho cách tiêu diệt nhau trong hoàn cầu, vượt biết bao nhiêu lần ngân quỹ cho sức khỏe; mà trong đó Hoa Kỳ đã chiếm hẳn một nửa.

Riêng với người Việt Nam chúng ta, lối suy nghĩ của ông Jean Jacques Rousseau đã phù hợp nhất với ngày tranh đấu của đất nước chúng ta, một đất nước tràn ngập lũ dân đen. Thay vì hất hủi đám dân thất học, ông Rousseau đã là người duy nhất đề nghị đưa quyền tự trị vào tay đám dân đó, khi thực dân Pháp chê bai, cho rằng người Việt Nam ta chỉ là một đám ngu si, vô phương cách dẫn đến văn minh. Tuy không mấy biết đến ông Jean Jacques Rousseau, người dân đen chúng ta cũng đã tin rằng khi đoàn kết, họ cũng đủ sức làm những quyết định khôn ngoan. Họ cùng chịu khổ, chịu đói, chịu dấu mặt, chịu mọi cực hình để tiếp tục đấu tranh, hầu gìn giữ nền văn minh phong phú của chúng ta. Họ đã chọn nhà lãnh đạo Việt Nam, thay vì một bọn ngoại quốc xâm lăng và bọn tay sai bản xứ. Vì đã tin rằng quần chúng phải có quyền tự trị và dân chủ, tư tưởng cách mạng của ông Rousseau vẫn là ngọn đèn pha của những dân tộc như người Việt Nam chúng ta.

Nicolas de Condorcet (1743-1794)

 Để kết luận, có lẽ không gì hay bằng những tiên đoán của Marquis de Condorcet như sau:

"Rồi đến một ngày nào đó, mặt trời sẽ chỉ soi sáng cho những người tự do, khi họ biết rằng chỉ lý trí họ mới làm chủ họ, chứ không ai khác. Lúc ấy cũng là lúc ta biết dùng lý trí để nhận định được những mầm móng đầu tiên của sự đàn áp và mê tín, hầu diệt ngay trước khi nó dám xuất hiện lại trong chúng ta. Sau cùng, khi tất cả mọi quốc gia đã đồng lòng về những nguyên tắc chính trị và luân lý đạo đức, thì tất cả những lý do đã đầu độc sự liên hệ giữa những quốc gia cũng dần dần biến đi, để rồi chẳng còn gì khuyến khích những quốc gia đó phải lao đầu vào những cuồng nhiệt của chiến tranh."

Những nhà hiền triết kia cũng đã chẳng là những kẻ mờ mắt vì mộng mơ. Ông Diderot cũng đã viết: "Ta hãy rên khóc cho những lý thuyết. Ta diễn giải sự khôn ngoan cho những kẻ điếc, và còn thấy Thời Đại của Lý Trí quá xa xôi."

Than ôi, sau một Thời Đại Quang Minh ấy, sức mạnh vô biên của kỹ thuật và khoa học đã vượt quá xa những lý lẽ khôn ngoan. Cuộc Cách Mạng Kỹ Nghệ (La Révolution Industrielle) ở những nước Tây Phương kia, cũng đã tạo nên những xiềng xích quá sức con người, khiến Engels, thế kỷ thứ 19, đã phải viết:

"Rất thường xuyên người ta đã thấy một lũ trẻ từ 14 đến 20 đứa châu đầu lại trong một căn phòng nhỏ, làm việc suốt 15 tiếng trong 24 tiếng mỗi ngày mà toàn là những công việc kiệt lực. Những đứa trẻ con từ 9 đến 10 tuổi đã bị kéo ra khỏi những cái giường bẩn thỉu, từ 2, 3, 4 giờ đêm, bắt phải làm việc cho vừa đủ sống sót, cho đến 10, 11, hay 12 giờ đêm, tay chân rũ rượi, người héo lại, mặt nhợt ra, và cả nhân phẩm của chúng nó đã biến thành một trạng thái tê lạnh như đá, tuyệt đối ghê rợn khi nhìn vào."

Vì thế, khi lòng người đã nổi trận cuồng phong, vì không còn cách nào khác hơn, thì Karl Marx và Engels cũng đã phải kết luận Communist Manifesto bằng những dòng cuối cùng như sau:

"Những người Cộng Sản công bố rằng, những mục đích của chúng ta sẽ chỉ đạt được bằng cách lật đổ mọi điều kiện xã hội hiện tại. Hãy làm những giai cấp cai trị phải run sợ trước cuộc cách mạng cộng sản. Giới bần cùng sẽ chẳng mất gì ngoài những xiềng xích, nhưng sẽ có cả một thế giới đợi ta.

Nhân công trên toàn cầu, hãy đoàn kết!"

Nếu Karl Marx và Engels đã sống trong thế kỷ thứ 18, thì hai nhà hiền triết ấy cũng đã chẳng khác gì những người như John Locke, Montesquieu, Voltaire, Diderot, Rousseau và Condorcet, vì họ đều đã cùng một lý tưởng tranh đấu cho quyền tự do, và cho nhân loại. Nhưng vì họ đã sống ở một thời buổi gay gắt hơn, khi giai cấp tư bản tham lam đã tàn nhẫn hơn, nên sự phản kháng đã phải quyết liệt hơn.

Lời kêu gọi đó của Karl Marx và Engels đã hoàn toàn hợp lý trong khung cảnh bị đàn áp của nước ta, chứ chẳng phải những lý thuyết gì xa xăm, vì nó cũng chẳng khác gì những lời kêu gọi của những nhà hiền triết thời đại Enlightenment. Nó chỉ thêm cường độ gay gắt hơn, vì hoàn cảnh nghiêm trọng hơn, khi một dân tộc này đã làm chủ một dân tộc khác và sẵn sàng tàn sát người chống đối.

Nếu mục đích của người ta là chinh phục được lòng người, thì không gì hay bằng thấu hiểu thiên nhiên của con người để biết người biết mình. Cũng vì lẽ đó, những nhà hiền triết xưa đã nghiên cứu về nhân bản, để hiểu người hiểu mình và lập nên cả một Thời Đại Quang Minh. Nhưng đến thế kỷ sau, khi văn minh Tây Phương phụ bỏ những hiểu biết sâu xa ấy, thì họ đâm ra ích kỷ, tham lam, quên đi những nhu cầu căn bản của con người, chà đạp bừa bãi lên tự do của những nước lạc hậu khác. Họ đã thay thế những hoàng tộc Âu Châu xưa, trong một thế giới họ làm chủ. Họ đã lộng hành và mặc kệ những hiểu biết căn bản về thiên nhiên con người. Họ đã đặt tinh thần quốc gia ích kỷ trên tình đồng loại, vì thế, họ đã thất bại.

Người ta phải biết đặt nặng tình đồng loại trên tinh thần quốc gia thì thế gian mới có thể đi đến một tương lai tươi sáng hơn. Nhưng vì những đế quốc vẫn còn hò hét cho quyền lợi ích kỷ quốc gia họ nên cũng đã đi ngược lại những tư tưởng đại đồng của những nhà hiền triết đời đó. Và khi họ dám xem dân tộc Việt Nam ta như một hạng người nòi giống khác, phải hầu hạ cho quyền lợi quốc gia họ, thì lời kêu gọi của Karl Marx và Engels đã trở nên đồng nghĩa với ý chí bất khuất của chúng ta. Trong thâm tâm, người Việt Nam ta đã tranh đấu cho những quyền lợi căn bản của con người, được ghi trong các dòng tư tưởng của một Thời Đại Quang Minh. Vì những sự tương tự đó, cuộc giải phóng của người Việt Nam chúng ta cũng đã gợi lại tất cả những hình ảnh oai hùng, nhưng cũng ghê rợn, của cuộc cách mạng Pháp năm xưa, 1789, vì cuộc cách mạng ấy cũng bắt nguồn từ những lý tưởng chung của con người. Đó là quyền sống trong tự do, và quyền giữ một mảnh quê hương tổ tiên để lại.

                                                                                                                                                                                         Nguyễn Văn Hùng

12/2011

http://cnr.berkeley.edu/ucce50/ag-labor/7conflict/14.pdf

 
TRỞ VỀ VỚI MẸ TA THÔI

Đồng Đức Bốn

1.

Cả đời ra bể vào ngòi
Mẹ như cây lá giữa trời gió rung
Cả đời buộc bụng thắt lưng
Mẹ như tằm nhả bỗng dưng tơ vàng
Đường đời còn rộng thênh thang
Mà tóc mẹ đã bạc sang trắng trời
Mẹ đau vẫn giữ tiếng cười
Mẹ vui vẫn để một đời nhớ thương
Bát cơm và nắng chan sương
Đói no con mẹ xẻ nhường cho nhau
Mẹ ra bới gió chân cầu
Tìm câu hát đã từ lâu dập vùi.

2.

Chẳng ai biết đến mẹ tôi
Bạc phơ mái tóc bên trời hoa mơ
Còng lưng gánh chịu gió mưa
Nát chân tìm cái chửa chưa có gì
Cầm lòng bán cái vàng đi
Để mua những cái nhiều khi không vàng.

3.

Mẹ mua lông vịt chè chai
Trời trưa mưa nắng đôi vai lại gầy
Xóm quê còn lắm bùn lầy
Phố phường còn ít bóng cây che đường
Lời rào chim giữa gió sương
Con nghe cách mấy thôi đường còn đau.

4.

Giữa khi cát bụi đầy trời
Sao mẹ lại bỏ kiếp người lầm than
Con vừa vượt núi băng ngàn
Về nhà chỉ kịp đội tang ra đồng
Trời hôm ấy chửa hết giông
Đất hôm ấy chẳng còn bông lúa vàng
Đưa mẹ lần cuối qua làng
Ba hồn bảy vía con mang vào mồ
Mẹ nằm như lúc còn thơ
Mà con trước mẹ già nua thế này.

5.

Trở về với mẹ ta thôi
Giữa bao la một khoảng trời đắng cay
Mẹ không còn nữa để gầy
Gió không còn nữa để say tóc buồn
Người không còn dại để khôn
Nhớ thương rồi cũng vùi chôn đất mềm
Tôi còn nhớ hay đã quên
Áo nâu mẹ vẫn bạc bên nắng chờ
Nhuộm tôi hồng những câu thơ
Tháng năm tạc giữa vết nhơ của trời
Trở về với mẹ ta thôi
Lỡ mai chết lại mồ côi dưới mồ.




 
Start blogging by creating a new post. You can edit or delete me by clicking under the comments. You can also customize your sidebar by dragging in elements from the top bar.