14/10/2009 10:02:08

- "Theo quan điểm của tôi, mọi biểu tượng hay tượng đài lịch sử chỉ có sức sống bền bỉ trong lịch sử và trong lòng dân khi được xây dựng trên cơ sở khoa học khách quan, chân thực" - GS Phan Huy Lê nhấn mạnh sau khi giải thích về hình tượng nhân vật Lê Văn Tám.

GS Trần Huy Liệu căn dặn chúng tôi phải nói lại



"Lời dặn của GS Trần Huy Liệu là đến lúc đất nước yên ổn, cần phải nói lên sự thật về câu chuyện Lê Văn Tám" - GS Phan Huy Lê.

Bấy giờ là vào đầu những năm 60 của thế kỷ trước, tôi có nhiều dịp làm việc với GS Trần Huy Liệu trong công trình khoa học do GS chủ trì và tôi được mời tham gia. Lúc đó, GS Trần Huy Liệu là Phó chủ nhiệm Ủy ban Khoa học xã hội, kiêm Viện trưởng Viện sử học. Ngoài những buổi họp ban biên soạn ở cơ quan, tôi có một số buổi làm việc với GS tại nhà riêng.

Ngoài công việc biên soạn công trình, GS thường trao đổi một cách thân tình  những vấn đề thời sự sử học trong và ngoài nước, kể lại một số chuyện trong đời hoạt động cách mạng của mình. Trong những năm 1954 - 1956, khi tôi đang học ở trường Đại học Sư phạm/văn khoa Hà Nội, GS Trần Huy Liệu có đến giảng một số bài về cách mạng Việt Nam.

Về câu chuyện Lê Văn Tám, tôi xin được tóm lược một cách đầy đủ lời kể và lời dặn của GS Trần Huy Liệu mà tôi đã lĩnh hội như sau: Nhân vụ kho xăng của địch ở Thị Nghè bị đốt cháy vào khoảng tháng 10 - 1945 và được loan tin rộng rãi trên báo chí trong nước và đài phát thanh của Pháp, đài BBC của Anh; nhưng không biết ai là người tổ chức và trực tiếp đốt kho xăng nên tôi (GS Trần Huy Liệu) đã "dựng" lên câu chuyện thiếu niên Lê Văn Tám tẩm xăng vào người rồi xông vào đốt kho xăng địch cách đấy mấy chục mét.

GS Trần Huy Liệu còn cho biết là sau khi ta phát tin này thì đài BBC đưa tin ngay, và hôm sau bình luận: Một cậu bé tẩm xăng vào người rồi tự đốt cháy thì sẽ gục ngay tại chỗ, hay nhiều lắm là chỉ lảo đảo được mấy bước, không thể chạy được mấy chục mét đến kho xăng. GS đã tự trách là vì thiếu cân nhắc về khoa học nên có chỗ chưa hợp lý. Đây là ý kiến của GS Trần Huy Liệu mà sau này tôi có trao đổi với vài bác sĩ để xác nhận thêm.

Tôi nhấn mạnh là GS Trần Huy Liệu không hề “hư cấu” sự kiện kho xăng địch ở Thị Nghè bị đốt cháy mà trên cơ sở sự kiện có thật đó, chỉ “dựng lên”, theo cách nói của GS, chuyện thiếu niên Lê Văn Tám tẩm xăng đốt cháy kho xăng địch.

GS giải thích là thời Nam Bộ kháng chiến, có bao nhiêu tấm gương hy sinh vì Tổ quốc, nhưng “dựng” chuyện thiếu niên Lê Văn Tám là nghĩ đến biểu tượng cậu bé anh hùng làng Gióng (Phù Đổng Thiên Vương), còn việc đặt tên Lê Văn Tám là vì họ Lê Văn rất phổ biến ở nước ta và Tám là nghĩ đến Cách mạng tháng Tám.

Lúc bấy giờ, GS Trần Huy Liệu đang giữ chức Bộ trưởng Bộ Thông tin tuyên truyền trong Chính phủ lâm thời, nên GS nói rõ là muốn tạo dựng nên một biểu tượng anh hùng để tuyên truyền, cổ vũ tinh thần chiến đấu của quân dân ta.

Cũng xin lưu ý là GS Trần Huy Liệu giữ chức Bộ trưởng Bộ Thông tin tuyên truyền trong Chính phủ lâm thời từ ngày 28 - 8 - 1945 đến ngày 1 - 1 - 1946, rồi Bộ trưởng Bộ Tuyên truyền cổ động trong Chính phủ liên hiệp lâm thời từ ngày 1 - 1 - 1946 cho đến khi thành lập Chính phủ liên hiệp kháng chiến tại kỳ họp Quốc hội ngày 2 - 3 - 1946, nghĩa là trong thời gian xảy ra sự kiện Kho xăng Thị Nghè bị đốt cháy, chứ không phải trong thời gian “1946 - 1948?” sau sự kiện trên.

Điều căn dặn của GS Trần Huy Liệu là: Sau này khi đất nước yên ổn, các anh là nhà sử học, nên nói lại giùm tôi, lỡ khi đó tôi không còn nữa. Trong câu chuyện, GS còn tiên lượng là biết đâu sau này có người đi tìm tung tích nhân vật Lê Văn Tám hay có người lại tự nhận là hậu duệ của gia đình, họ hàng người anh hùng. Đây chính là điều lắng đọng sâu nhất trong tâm trí mà tôi coi là trách nhiệm đối với GS Trần Huy Liệu đã quá cố và đối với lịch sử.

GS Trần Huy Liệu là một con người rất trung thực, không muốn để lại một sự ngộ nhận trong lịch sử do mình tạo nên trong một bối cảnh và yêu cầu bức xúc của cuộc kháng chiến và tôi lĩnh hội lời dặn của GS như một trách nhiệm phải thực hiện một cách nghiêm túc.

Tôi kể lại câu chuyện này một cách trung thực với tất cả trách nhiệm và danh dự của một công dân, một nhà sử học.

Ngày nay, từ đầu thế kỷ XXI nhìn lại, trong hoàn cảnh chiến tranh đã lùi xa vào quá khứ hơn 30 năm, đất nước đã giành lại độc lập, thống nhất, tôi xin đặt ra hai vấn đề sau đây để thế hệ chúng ta cùng bàn luận.

- Xác minh rõ sự kiện Kho xăng địch bị đốt cháy trong tháng 10-1945.

- Thái độ ứng xử đối với biểu tượng Lê Văn Tám. 

Vấn đề thứ nhất là cần cố gắng sưu tầm tư liệu đáng tin cậy để xác định rõ hơn sự kiện Kho xăng địch ở Thị Nghè bị đốt cháy trong tháng 10-1945:

Tôi nói tư liệu đáng tin cậy trong trường hợp này không phải là các sách báo viết về sau này, mà là tư liệu gốc khai thác từ nhân chứng lịch sử hay những thông tin trực tiếp từ sự kiện thời bấy giờ và dĩ nhiên đều phải đối chiếu, xác minh một cách khoa học.

Nhân chứng lịch sử:

Tôi đã có dịp hỏi GS Trần Văn Giàu - lúc đó giữ chức Chủ tịch Ủy ban kháng chiến Nam bộ, thì GS khẳng định có sự kiện Kho xăng địch ở Thị Nghè bị đốt cháy và trong tình hình lúc đó là do ta đốt, nhưng không biết ai tổ chức và người nào thực hiện.

Nhà cách mạng lão thành Dương Quang Đông trong hồi ký viết rằng, người đốt Kho đạn Thị Nghè ngày 1-1-1946 không phải là Lê Văn Tám mà là tổ đánh mìn của công nhân nhà máy đèn Chợ Quán (tạp chí Xưa & Nay số 154).

Tư liệu báo chí:

Tư liệu báo chí lúc bấy giờ thì tại Thư viện quốc gia Hà Nội lưu giữ được rất ít, các số báo lại không đủ. Bước đầu tôi mới tìm thấy thông tin liên quan với Kho xăng Thị Nghè bị đốt cháy trong báo Quyết chiến là “cơ quan ủng hộ chính quyền nhân dân”, tòa soạn đặt ở phố Nguyễn Tri Phương, Thuận Hóa; báo Cờ giải phóng là “cơ quan tuyên truyền cổ động trung ương Đảng Cộng sản Đông Dương” và báo Thời mới do Nguyễn Văn Luận làm Chủ nhiệm; nhưng các số không liên tục, không đủ. 

Báo Quyết chiến số ngày thứ sáu, ?- 10 - 1945 đưa tin dưới tít lớn Một chiến sĩ ta tẩm dầu vào mình đốt cháy kho dầu Simon Piétri với nội dung như sau: “Một gương hi sinh vô cùng dũng cảm. Một chiến sĩ ta tẩm dầu vào mình tự làm mồi lửa đã đốt được kho dầu Simon Piétri, lửa cháy luôn hai đêm hai ngày.

Đài Sài Gòn trong buổi truyền thanh tối 17 - 10 công nhận rằng kho dầu này đã hoàn toàn bị thiêu ra tro, sự thiệt hại đến mấy chục triệu đồng”.


Ngày phát hành số báo, in ngày “thứ sáu”, số ngày không rõ và có người viết thêm bút mực con số 7, tiếp theo là tháng “10 - 45”. Theo lịch năm 1945, trong tháng 10 có 3 ngày thứ sáu là ngày 12, 19 và 26. Trong bản tin có nhắc đến buổi phát thanh của Đài Sài Gòn ngày 17, vậy ngày thứ sáu của tờ báo phải sau ngày đó và có thể xác định là ngày 19 - 10 - 1945.

Báo Thời mới số 6 ngày 28 - 10 - 1945, nhân lễ khai mạc Ngày Cứu quốc do Tổng hội sinh viên cứu quốc tổ chức, đăng bài Những chuyện cảm động của dân ta trong cuộc kháng chiến ở Nam Bộ, có đoạn kể lại câu chuyện đốt kho xăng ở Sài Gòn theo lời kể của một người từ Nam Bộ ra Hà Nội ngày 21-10-1945 như sau: “Một người bạn tôi ở Nam Bộ vừa ra đây hôm hai mươi mốt kể cho tôi nghe nhiều điều tai nghe mắt thấy ở Nam Bộ để chứng cho cái tinh thần kháng chiến anh dũng đó. Thứ nhất là chuyện anh dân quân tẩm dầu vào người, đốt cháy kho ét-săng và cao su sống ở Sài Gòn.

Có người nói rằng nhà chiến sĩ tuẫn quốc này tự nguyện xin mặc áo bông giầy tẩm xăng rồi lấy lửa tự châm mình như một cây đinh liệu, xông vào kho cao su sống kia. Không phải thế. Làm thế thì cố nhiên giặc Pháp ngăn lại ngay từ khi chưa tới cửa kho.

Thực ra thì nhà chiến sĩ của chúng ta phải dùng mưu nhiều lắm. Trước khi vào, anh em mọi Pleiku của chúng ta đã phải lừa lúc giặc Pháp canh phòng không cẩn thận, trèo lên những cái cây to ở xung quanh kho cao su, bắn tên độc vào những người gác ở bốn bề. Nhà chiến sĩ, nhằm chính lúc cơ hội thuận tiện đã đến, tẩm dầu vào người, đeo súng liên thanh, bò qua tường vào trong kho cao su tìm bắn những người Pháp. Chúng bâu lại như đàn ruồi.

Chiến sĩ Việt Nam biết không thể làm hơn được nữa, bắn lia lịa vào những thùng ét-săng ở hai bên, ét-săng tràn ra cả nhà. Chiến sĩ ta châm một mồi riêm vào người, nhảy lên đám thùng rỗng, chửi rủa giặc Pháp tàn tệ.


Trong lúc đó, cả mình mẩy anh bừng bừng lên. Anh vẫn chửi rủa giặc Pháp cho đến khi gục nằm xuống như một đấng thiên thần hiện ra rồi mờ đi trong giấc mơ dữ dội. Những người đứng xa ngoài ba mươi cây số còn trông thấy ngọn lửa đám cháy này và trong hai ba ngày đêm liền, giặc Pháp và phái bộ Anh không thể nào rập tắt”.

Báo Cờ giải phóng số ra ngày 25-10-1945, đưa lên trang đầu hình ảnh một người đang bốc cháy xông về phía trước kèm theo lời “Tinh thần anh dũng của đồng bào Nam Bộ muôn năm”.

Báo Cờ giải phóng ngày 5-11-1945, trong mục Mặc niệm: "trích đăng một vài tấm gương xung phong anh dũng đã được nêu lên trên mặt báo chí miền Nam”, có đoạn đưa tin: “Trước kho đạn Thị Nghè có rất đông lính Anh, Ấn, Pháp gác nghiêm ngặt, khó bề đến gần phóng hỏa.

Một em thiếu sinh 16 tuổi, nhất định không nói tên họ, làng, tình nguyện ra lấy thân mình làm mồi dẫn hỏa. Em quấn vải quanh mình, tẩm dầu xăng, sau lưng đeo một cái mồi, đứng im đốt mồi lửa, miệng tung hô “Việt Nam vạn tuế”, chân chạy đâm sầm vào kho đạn. Lính Anh đứng trong bắn ra như mưa. Một lần trúng đạn, em ngã nhào xuống, nhưng rồi ngồi dậy chạy luồn vào.

Lính Anh khiếp đảm bỏ chạy ra ngoài. Một tiếng nổ. Em thiếu sinh tiêu tán cùng với kho đạn Thị Nghè của giặc”
.

Dưới bản tin có ghi chú “Kèn gọi lính, ngày 8 - 10 - 1945”. Như vậy báo đưa tin theo tin của báo Kèn gọi lính ngày 8 - 10 - 1945 và theo đó, kho đạn bị đốt cháy phải trước ngày 8 - 10 - 1945, ít ra là ngày  7-10-1945.  

Trên đây là một số thông tin lấy từ báo chí ở thời điểm gần nhất với sự kiện liên quan đến chuyện Lê Văn Tám. Tôi hi vọng là những người quan tâm đến chuyện này có thể tìm kiếm và thu thập thêm thông tin báo chí mà tôi chưa được tiếp cận.

Còn sự kiện quân ta phá nổ kho đạn của địch ở Sài Gòn ngày 8-4-1946 mà Đại tướng Võ Nguyên Giáp nói đến trong hồi ký "Những năm tháng không thể nào quên" thuộc giai đoạn sau, không liên quan đến chuyện Lê Văn Tám.

Trong những báo trên, thông tin sớm nhất là "Kèn gọi lính" do báo Cờ giải phóng trích đăng ngày 5-11-1945. Rất tiếc là tôi không tìm thấy báo Kèn gọi lính mà căn cứ theo đoạn trích của Cờ giải phóng. Theo thông tin này thì “một em thiếu nhi 16 tuổi” đốt kho đạn Thị Nghè trước ngày 8-10-1945, chứ không phải kho xăng Thị Nghè.

Báo Quyết Chiến ngày 19? - 10 - 1945 lại đưa tin “kho dầu Simon Piétri” bị “một chiến sĩ ta” đốt cháy vào trước ngày 17 - 10 - 1945. Kho đạn ở Sở thú và kho xăng ở Thị Nghè là hai địa điểm gần nhau. Như vậy theo những thông tin gần thời điểm xảy ra sự kiện thì vẫn còn phải tìm thêm cứ liệu để xác định là kho đạn hay kho xăng và thời điểm là ngày nào, chắc hẳn trước ngày 17 - 10 - 1945.

Rồi người thực hiện là “em thiếu nhi 16 tuổi” (Kèn gọi lính) hay “một chiến sĩ ta” (Quyết chiến) hay “anh dân quân tẩm dầu vào người” (Thời mới). Việc tẩm xăng vào người, lúc đó cũng đã gây ra sự bàn luận.

Thời mới đã bác bỏ chuyện người chiến sĩ tẩm dầu vào người xông vào kho xăng vì “không phải thế, làm thế thì cố nhiên giặc Pháp ngăn lại ngay từ khi chưa tới cửa kho” và cho rằng người chiến sĩ phải “dùng mưu nhiều lắm” để lẻn vào gần kho xăng rồi mới “tẩm dầu vào người”, dùng súng bắn thủng các thùng xăng và châm diêm vào người, nhảy vào đám thùng xăng. Không biết tác giả dựa trên căn cứ nào nhưng về khách quan, cách trình bày này hợp lý hơn.

Với những thông tin đã tập hợp, tuy chưa đủ và còn một số khía cạnh chưa xác minh được (kho xăng hay kho đạn, thời điểm, người đốt) nhưng sự kiện kho xăng (hay đạn) của địch ở Thị Nghè (hay gần Thị Nghè) bị ta đốt cháy là có thật.

Ngay lúc đó, trên báo chí đã xuất hiện những thông tin khác nhau về người đốt và cách đốt kho xăng, tuy nhiên có điểm chung là gắn với hình ảnh một chiến sĩ tẩm xăng đốt cháy kho xăng địch và không có tên Lê Văn Tám hay tính danh của người chiến sĩ đã hi sinh.

Điểm lại những tư liệu đã thu thập được thì càng thấy rõ, trên cơ sở sự kiện có thật và cả dư luận về hình ảnh người chiến sĩ tẩm xăng thời đó, GS Trần Huy Liệu tạo dựng nên biểu tượng “ngọn đuốc sống” gắn với tên tuổi thiếu niên Lê Văn Tám.  

Vấn đề thứ hai là cách ứng xử đối với biểu tượng “ngọn đuốc sống Lê Văn Tám”:

Trong bàn luận, cũng có người nghĩ rằng, “ngọn đuốc sống Lê Văn Tám” đã đi vào lòng dân rồi, các nhà sử học không cần xác minh nhân vật đó có thật hay không, làm ảnh hưởng tới một “biểu tượng”, một “tượng đài” yêu nước. Tôi quan niệm hoàn toàn khác.

Đối với sử học, tôn trọng sự thật, tìm ra sự thật, xác minh sự thật là một nguyên tắc cao cả thuộc về phẩm chất và chức năng của nhà sử học. Dĩ nhiên, với trách nhiệm công dân, có những sự thật trong một bối cảnh cụ thể nào đó liên quan đến bí mật quốc gia hay ảnh hưởng đến lợi ích sống còn của dân tộc, nhà sử học chưa được công bố.

Về nguyên lý, mọi kết quả nghiên cứu sử học càng khách quan và trung thực, càng có tác dụng tích cực xây dựng nhận thức lịch sử  đúng đắn và không có gì mâu thuẫn với các biểu tượng lịch sử, các tượng đài yêu nước có giá trị được nhân dân tôn vinh.

Ngay đối với những biểu tượng mang tính huyền thoại, truyền thuyết như Lạc Long Quân - Âu Cơ, Con Rồng-Cháu Tiên, Phù Đổng Thiên Vương, nỏ thần An Dương Vương, vua Lê trả Gươm thần ở hồ Hoàn Kiếm..., kết quả nghiên cứu khoa học chỉ góp phần làm sáng tỏ cơ sở khoa học, cốt lõi lịch sử của biểu tượng.

Ví dụ những phát hiện khảo cổ học về đồ sắt trong văn hóa Đông Sơn, kho mũi tên đồng ở Cổ Loa và gần đây, hệ thống lò đúc mũi tên đồng ngay trong thành Nội của thành Cổ Loa, giúp chúng ta hiểu sâu sắc hơn cốt lõi lịch sử của hình ảnh ngựa sắt của Thánh Gióng, vai trò của nỏ thần của An Dương Vương. Chuyện vua Lê trả Gươm thần ở hồ Hoàn Kiếm vẫn nguyên giá trị thiêng liêng, không hề bị ảnh hưởng bởi việc nghiên cứu giống rùa và tuổi thọ của rùa Hồ Gươm...

Biểu tượng “ngọn đuốc sống Lê Văn Tám” thực sự đã được quảng bá rộng rãi, đi sâu vào tâm thức của nhân dân, tiêu biểu cho tinh thần hi sinh anh dũng, ý chí xả thân vì nước của quân dân ta trong buổi đầu của Nam kỳ kháng chiến. Một số đường phố, trường học, công viên hiện nay đã mang tên Lê Văn Tám. Lời dặn của GS Trần Huy Liệu là đến lúc đất nước yên ổn, cần phải nói lên sự thật về câu chuyện Lê Văn Tám.

Đó không phải là tên của nhân vật lịch sử có thật, nhưng phản ánh một sự kiện lịch sử có thật, một tinh thần hi sinh vì Tổ quốc có thật. Đó là một biểu tượng đã đi vào lịch sử mang tính phổ biến và thiêng liêng. Trả lại nguồn gốc thật của biểu tượng này là để tạo lập một nền tảng nhận thức khoa học, khách quan về quá trình hình thành biểu tượng Lê Văn Tám.

Tôi nghĩ rằng tất cả các đường phố, trường học, công viên... mang tên Lê Văn Tám vẫn để nguyên, vẫn được tôn trọng như một biểu tượng với nội dung giải thích đúng sự thật và ngăn chặn mọi ý đồ dựng lên lý lịch Lê Văn Tám như một nhân vật có thật rồi có người lại nhận là hậu duệ của nhân vật này.

Đến đây, tôi đã làm tròn trách nhiệm đối với lời dặn của cố GS Trần Huy Liệu, kèm thêm một số đề xuất để xử lý câu chuyện Lê Văn Tám. Tôi hoàn toàn không coi đấy là việc làm trái với phẩm chất trung thực hay lương tâm của nhà sử học, cũng không ảnh hưởng đến uy tín của GS Trần Huy Liệu và càng không làm đổ một biểu tượng hay tượng đài yêu nước. Tôi nhấn mạnh, theo quan điểm của tôi, mọi biểu tượng hay tượng đài lịch sử chỉ có sức sống bền bỉ trong lịch sử và trong lòng dân khi được xây dựng trên cơ sở khoa học khách quan, chân thực.

* Title do Tòa soạn đặt lại

  • GS Phan Huy Lê (Bài đăng trên Tạp chí Xưa&Nay số ra tháng 10 năm 2009)
http://kienthuc.net.vn/channel/1984/200910/GS-Phan-Huy-Le-Tra-lai-su-that-hinh-tuong-Le-Van-Tam-1724804/

 
Nguyễn Hoàn, tháng 8 năm 2007.


Đề cao vai trò của chủ thể tư duy, triết gia Pháp René Descartes có câu nổi tiếng: “Tôi tư duy vậy tôi tồn tại”. Hẳn là trong ý nghĩa đó, Trịnh Công Sơn đã viết: “Tôi yêu và tôi tồn tại”, “Tôi hát là tôi hiện hữu”. Có yêu đời, yêu người đến đắm đuối và tiếc nuối, yêu “bằng nỗi lòng của tên tuyệt vọng”, tuyệt vọng không phải vì chán đời mà vì yêu quá cuộc đời, vì khắc khoải nghĩ đến lúc phải lìa xa cõi thế, “thí dụ bây giờ tôi phải đi, tôi phải đi, tay chia ly cùng đời sống này” (Rơi lệ ru người), Trịnh Công Sơn mới viết nổi dòng nhạc “hát kinh” (“Chiều em ra đứng hát kinh đầu sông”-Đoá hoa vô thường) xuyên thời gian cho tình yêu và phận người: “Ngày sau sỏi đá cũng cần có nhau” (Diễm xưa).

Cái độc đáo mà người nghệ sĩ mang lại cho đời là ở thế giới nghệ thuật do họ sáng tạo ra, đó chính là “thiên nhiên thứ hai”, nói theo cách của mỹ học, mà họ góp vào với đời. Đánh giá tổng quan về thế giới nghệ thuật Trịnh Công Sơn, Văn Cao viết: “Tôi gọi Trịnh Công Sơn là người ca thơ (Chantre) bởi ở Sơn, nhạc và thơ quyện vào nhau đến độ khó phân định cái nào là chính, cái nào là phụ”. Phạm Tuyên gọi Trịnh Công Sơn là “đỉnh cao của âm nhạc giàu chất thơ và triết lý”. Sơn Nam viết: “Nhuần nhuyễn, ý tứ gắn bó hữu cơ, không cường điệu, tính thuyết phục, tính khái quát, nhân bản...bao nhiêu đòi hỏi về lý thuyết văn nghệ quả là hiển hiện trong nhạc Trịnh Công Sơn”, đặc biệt, Sơn Nam còn chỉ rõ tính chất dân tộc-hiện đại của nhạc Trịnh Công Sơn và gọi đó là “điệu hát Nam Ai hiện đại của người ven biển Đông...”. Phạm Duy khẳng định: “Toàn bộ âm nhạc của anh đẹp như một bức hoạ trừu tượng hơn là tả thực”. Trong thế giới nghệ thuật đặc biệt của Trịnh Công Sơn mà các nhạc sĩ, nhà văn đã gọi tên bằng nhiều mỹ từ như vậy, thế giới của nhạc, của thơ, của triết lý hoà quyện, của hội hoạ trừu tượng, của điệu hát dân tộc-hiện đại Nam Ai..., dĩ nhiên, quan niệm nghệ thuật về con người của Trịnh Công Sơn có nhiều độc đáo và mới lạ. Trong quan niệm nghệ thuật về con người của Trịnh Công Sơn, con người được đo bằng thước đo riêng, và vì thế, con người được cảm nhận và khám phá ở những chiều kích rất lạ, nhỏ bé và lớn lao, bình thường và khác thường, hiện thực và siêu thực.

Trong nhạc Trịnh, con người ban cấp ý nghĩa cho trần gian

Triết học phương Đông nhiệm màu nói đến “ba ngôi” Thiên-Địa-Nhân. Vậy con người có vị thế như thế nào giữa trời và đất, hay chỉ đơn thuần là những sinh linh bé nhỏ rợn ngợp trước vũ trụ bao la không bờ bến? Trời đất tạo ra con người hay chính con người đã “tạo ra” trời đất, chính con người đã ban cấp ý nghĩa cho trần gian? Hãy nghe câu trả lời qua ca khúc “Còn thấy mặt người” của Trịnh Công Sơn: “Một ngày tình cờ biết em là ngày lạ lùng biết trần gian”. Biết em trước, biết trần gian sau, vì có em mới có trần gian. Câu hát xui khiến lòng nhớ tới “tội tổ tông” của nàng Eva thuở hồng hoang. Kinh Thánh kể rằng, Chúa ra lệnh cho con người có thể ăn mọi trái cây trong vườn địa đàng, nhưng không được ăn trái cây của cây “biết lành dữ” mọc giữa vườn, vì ăn vào con người sẽ phải chết. Nhưng nghe theo lời của con rắn xảo quyệt dụ dỗ rằng hãy ăn “trái cấm” đi sẽ biết lành dữ và sẽ được thông minh, nàng Eva đã ăn và đưa cho chồng là Adam cùng ăn. Chúa phát hiện được bèn đuổi Adam và Eva ra khỏi vườn địa đàng, khiến cho từ đó, “Địa đàng còn in dấu chân bước quên” (Dấu chân địa đàng), nhưng tuyệt vời thay, con người nhờ thế mà đã được biết trần gian trong nỗi bừng thức kỳ thú, trong niềm đắm say lạ lùng. Nói cách khác, chính con người đã “sáng thế” ra trần gian với bao sướng, khổ, ngọt bùi, cay đắng, với bao hỷ, nộ, ai, lạc, ái, ố, dục (mừng, giận, buồn, vui, thương, ghét, muốn) dội xuống cung đàn nhân sinh. Có con người, trần gian mới có ý nghĩa, chính thế nên nhạc Trịnh Công Sơn đã gửi đến trời đất một câu hỏi đầy phấn chấn, hào sảng của cõi người: “Trời đất kia có hay ta về” (Có nghe đời nghiêng). Và theo lô gích cuộc sống được nói đến trong nhạc Trịnh Công Sơn, khi con người giữ được thế an nhiên tự tại trong cuộc đời đầy bất trắc: “Người hãy nhớ mang theo hành trang qua khoang trời vắng chân mây địa đàng” thì trời đất mới yên vui: “Mặt trời đã ngủ yên xin mặt trời hãy ngủ yên” (Xin mặt trời ngủ yên). Còn khi đời người gặp bất trắc, lòng người nổi sóng gió, như khi xa người hay mất người, trần gian cũng bàng hoàng, đau thương hoặc mất dần ý nghĩa. Trái đất quay quanh trục của nó nghiêng một góc 23,50 so với mặt phẳng quỹ đạo, nghĩa là loài người đang sống trong một “thế giới nghiêng”. Khi một người đi xa, “thế giới nghiêng” này càng nghiêng hơn nữa, hay nói cách khác, đấy là “thế giới nghiêng” của một “thế giới nghiêng”: “Ngày mai em đi đồi núi nghiêng nghiêng đợi chờ” (Biển nhớ), “Người ra đi bến sông nằm lạnh, này nhân gian có nghe đời nghiêng” (Có nghe đời nghiêng). Khi một cuộc tình đã mất, thì cây cầu, dòng sông nơi chốn hẹn hò, tình tự ngày xưa cũng mất theo: “Mười năm khi phố khi vùng đồi, nhìn nhau ôi cũng như mọi người, có một dòng sông đã qua đời” (Có một dòng sông đã qua đời). Khi trầm tư về cái chết, trần gian bỗng trở nên không còn là chốn mặn mà, hấp dẫn: “Nhiều khi thấy trăm nghìn nấm mộ, tôi nghĩ quanh đây hồ như, đời ta hết mang điều mới lạ, tôi đã sống rất ơ hờ” (Đêm thấy ta là thác đổ).

Hẳn sẽ có người bảo rằng, đồng ý là trong quan niệm nghệ thuật về con người của Trịnh Công Sơn, con người đã ban cấp ý nghĩa cho trần gian, nhưng sao có những lúc Trịnh Công Sơn diễn tả thân phận con người đến là nhỏ nhoi, “tội nghiệp”, khi thì như “cát bụi mệt nhoài”, khi lại “sống chết mong manh như thân cỏ hèn mọc đầy núi non” (Giọt lệ thiên thu)? Quả có vậy, nhưng không chỉ có vậy. Nếu chỉ có vậy, nhạc Trịnh đã không vượt thời gian và vượt cả không gian nước Việt để trở thành những khúc kinh cầu sâu thẳm của tình yêu và phận người, “không chỉ làm xao xuyến lòng người Việt, mà còn làm người Nhật say mê, người Anh thán phục” (Trần Văn Khê). Trong thế giới nghệ thuật Trịnh Công Sơn, con người được đo bằng nhiều chiều kích đa dạng, đa diện, ngoài ba chiều không gian, còn có nhiều chiều đặc biệt của tâm hồn con người đầy nhạy cảm và giàu trực giác, trực nhận, trực ngộ. Đừng tưởng cát bụi là nhỏ nhoi nên chiều kích của nó cũng bé mọn. Vũ trụ sinh ra từ vụ nổ lớn Big Bang, tạo ra những “hạt bụi vũ trụ” là các hành tinh, trong đó có trái đất. Trái đất thành hạt bụi, còn hạt bụi trong ca khúc “Cát bụi” của Trịnh Công Sơn lại mang được “chiều kích vũ trụ” của trái đất, vì thế nó cũng được “mặt trời soi” như trái đất: “Để một mai vươn hình hài lớn dậy, ôi cát bụi tuyệt vời, mặt trời soi một kiếp rong chơi”. Có người bảo Trịnh Công Sơn khi viết “Cát bụi” đã chịu ảnh hưởng của Kinh Thánh, rằng với con người, thân cát bụi lại trở về cát bụi. Nói thế chỉ đúng một phần và cũng chỉ mới thấy “cát bụi” ở cái vỏ ngôn ngữ của từ này. Nếu Trịnh Công Sơn chỉ viết: “Ôi cát bụi mệt nhoài...Ôi cát bụi phận này”, thì ta nói dứt khoát được rằng nhạc sĩ đã chịu ảnh hưởng một trăm phần trăm từ Kinh Thánh. Điều sáng tạo độc đáo ở đây của Trịnh Công Sơn là đã phát hiện ra “cát bụi tuyệt vời”. Sự tuyệt vời của “con người cát bụi” thể hiện ở sức mạnh tinh thần, sức mạnh tình yêu lấp lánh, bất diệt: “Mặt trời nào soi sáng tim tôi, để tình yêu xoay mòn thành đá cuội”. Vì thế, hạt cát phận người trong nhạc Trịnh Công Sơn đã sáng lên thành “cát bụi lộng lẫy” (chữ dùng của Hoàng Phủ Ngọc Tường).

Chiều kích không gian và thời gian của đời người trong nhạc Trịnh

Con người trong nhạc Trịnh Công Sơn “thân mong manh như lau sậy hiền” (Níu tay nghìn trùng), nhưng đó là cây sậy của Pascal: “Con người là cây sậy bấy yếu nhất của tự nhiên nhưng là cây sậy có suy nghĩ”. Tương tự “cây sậy tư duy” của Pascal, “lá cỏ” của Trịnh Công Sơn là “lá cỏ tự do”: “Đời ta có khi tựa lá cỏ, ngồi hát ca rất tự do” (Đêm thấy ta là thác đổ). Tự do là khát vọng lớn lao và muôn thuở của con người, bởi thế nên dù với thân phận là “con người hạt bụi” hay “con người lá cỏ”, con người vẫn cần một không gian sống tự do thoải mái, đấy là một không gian an nhiên và tự tại, cao sang và hướng thượng của nội tâm. Thế nên, con người trong nhạc Trịnh Công Sơn mang chiều kích hoành tráng của vũ trụ vì đã thu nhận trời đất ở trong mình: “Mỗi đêm, tôi nhìn trời đất để học về lòng bao dung” (Tin vào niềm tuyệt vọng). Trong tình yêu, một người đẹp mang đến được cho tình nhân cả bầu trời để thở, để sống, để khát vọng: “Em đã cho tôi cho tôi bầu trời. Em đã cho tôi yêu thêm loài người” (Em đã cho tôi bầu trời). Không gian sống của con người là trời đất, là vũ trụ nên mỗi cử chỉ, động thái hay nỗi niềm của con người đều có sự tác động, ảnh hưởng mạnh mẽ, sâu sắc, đầy dấu ấn nhân sinh không mờ phai lên không gian sống lớn rộng đó. Chỉ một tà áo đẹp mà đã chiếm lĩnh huy hoàng cả bầu trời ngưỡng vọng: “Ôi áo xưa lồng lộng đã xô dạt trời chiều” (Tình nhớ), “Em đi tà áo phiêu bồng trời cao” (Mưa mùa hạ). Tình yêu, nguồn sống nhiệm mầu và bất tận của con người, với sức mạnh mãnh liệt mà người Pháp gọi là “tiếng sét ái tình” đã được Trịnh Công Sơn sáng tạo nên một cách gọi độc đáo mới trong ngôn ngữ nhân loại, rằng: “Tình yêu như trái phá, con tim mù loà” (Tình sầu). Nhưng hơn thế nữa, với Trịnh Công Sơn, tình yêu còn có sức mạnh “chấn động” như bão nổi: “Tình yêu như cơn bão đi qua địa cầu” (Tình sầu). Một bàn tay của người tình trong kỷ niệm cũng làm dấy lên những trận bão lòng khó tan, khó nguôi: “Tưởng rằng đã quên, tay em vẫn còn dựng đời bão lên, làm từng vết thương hồn nhiên” (Tưởng rằng đã quên).

Con người sống là sống với chiều kích của không gian và thời gian. Tương ứng với không gian sống mang “chiều kích vũ trụ”: “Trên hai vai ta đôi vầng nhật nguyệt, rọi suốt trăm năm một cõi đi về” (Một cõi đi về), thời gian sống của con người, của kiếp người trong nhạc Trịnh Công Sơn cũng mang một chiều kích đặc biệt. Người ta thường gọi thời gian sống của đời người là tuổi đời, còn Trịnh Công Sơn lại gọi là “tuổi trời”: “Em xin tuổi nào, còn tuổi trời hư vô” (Còn tuổi nào cho em), “Nghe xót xa hằn lên tuổi trời” (Gọi tên bốn mùa). Tuổi con người là tuổi trời cho và gắn với trời, cái hữu hạn của đời người gắn với cái vô hạn của trời đất. Ý thức sâu sắc về sự đối nghịch giữa cái hữu hạn và vô hạn này, ý thức thấm thía rằng đời người là ngắn ngủi, không thể kéo dài “tuổi trời” được, con người đã chọi lại cái hữu hạn của đời người, bằng cách “cầm nắm” thời gian, “vĩnh cửu hoá” thời gian, bằng cách “ban cấp” sự tái sinh cho thời gian hữu hạn của kiếp người để tạo nên đặc tính vô tận và vô hạn của dòng sinh mệnh. Chịu ảnh hưởng tư tưởng Phật giáo, trong đó có ý niệm về sự luân hồi, Trịnh Công Sơn đã nhiều lần viết về “thời gian luân hồi”: “Ta thấy em trong tiền kiếp với cọng buồn cỏ khô” (Rừng xưa đã khép), “Những ngày ngồi rũ tóc âm u, nghe tiền thân về chào bóng lạ” (Cỏ xót xa đưa). Nhưng ý niệm về thời gian, về chiều kích thời gian đời người trong nhạc Trịnh Công Sơn có cái mượn của đạo Phật, có cái không. Khi Trịnh Công Sơn viết: “Có những nghìn năm xưa hoá thân em bây giờ” (Em đến từ nghìn xưa), ý niệm về thời gian ở đây không phải là “thời gian luân hồi” nữa mà là một thứ thời gian tích luỹ, thời gian dồn nén, tất cả quá khứ, hiện tại cùng nổi lên trong một “lát cắt”, gọi là thời gian đồng hiện. Trên nền thời gian đồng hiện đó, nhạc sĩ nhận ra vẻ đẹp tinh tuý nghìn đời của hồn Việt ẩn chứa trong dáng nét quen thuộc của người con gái Việt Nam da vàng: “Vì em như chim trắng, giữa trống đồng bước ra” (Em đến từ nghìn xưa). Ca tụng vẻ đẹp thiên thần, “bất tử” và bất diệt của người đẹp, nhạc Trịnh Công Sơn có lúc đã phá vỡ quan niệm về tính chất hữu hạn của thời gian đời người để sáng tạo nên một thứ thời gian vô tận, vô biên của trái tim yêu tôn thờ cái Đẹp lộng lẫy: “Ru mãi ngàn năm từng ngón xuân nồng. Bàn tay em năm ngón anh ru ngàn năm, giận hờn sẽ quên, dáng em trôi dài, trôi mãi, trôi trên ngàn năm” (Ru em từng ngón xuân nồng). Như vậy, thời gian đời người trong nhạc Trịnh Công Sơn là một thứ “thời gian chống chọi thời gian”, thời gian phi tuyến tính, phi hữu hạn, thời gian vĩnh cửu: “Tình cho nhau môi ấm, một lần là trăm năm” (Tình sầu), “Hai mươi năm vẫn là thuở nào, nợ lại lần này trong cõi đời nhau” (Xin trả nợ người).

Con người trở thành thước đo của thiên nhiên, vẻ đẹp con người là chuẩn mực của vẻ đẹp tạo hóa

Như trên đã nêu, trong thế giới nghệ thuật Trịnh Công Sơn, con người ban cấp ý nghĩa cho trần gian, vậy nên, lô gích thú vị và độc đáo ở đây là con người trở thành “hệ quy chiếu”, trở thành thước đo của thiên nhiên, tạo vật. Điều này đã từng xuất hiện trong thơ Xuân Diệu. Nghiên cứu tư tưởng và phong cách thơ Xuân Diệu, Nguyễn Đăng Mạnh phát hiện rằng với thơ Xuân Diệu, có một nguyên tắc mỹ học được xác định, đó là coi “vẻ đẹp của con người là chuẩn mực của vẻ đẹp của thế giới, của vũ trụ”. Đánh giá về tính độc đáo của nguyên tắc mỹ học này, Nguyễn Đăng Mạnh khẳng định: “Nếu như chúng ta nhớ rằng trong văn chương xưa, người ta thường lấy vẻ đẹp của thiên nhiên làm chuẩn cho vẻ đẹp của con người, thì mới thấy nguyên tắc mỹ học nói trên của Xuân Diệu là cả một cuộc đổi mới đáng kể trong thi ca Việt Nam hiện đại”. Và Nguyễn Đăng Mạnh dẫn chứng: “Thơ xưa viết về người đẹp: “Phù dung như diện liễu như mi” (Mặt như hoa phù dung, lông mày như lá liễu), rồi nào là mày ngài, mắt phượng, làn thu thuỷ, nét xuân sơn v.v...Bây giờ Xuân Diệu đem so sánh ngược lại:

...Lá liễu dài như một nét mi...
...Trăng vú mộng của muôn đời thi sĩ
...Hơi gió thổi như ngực người yêu đến
Mây đa tình như thi sĩ đời xưa...

Quan niệm mỹ học ấy đã giúp ông sáng tạo nên một câu thơ vào loại tuyệt vời của nền thi ca Việt Nam hiện đại: Tháng giêng ngon như một cặp môi gần (Vội vàng) [1]. Tìm hiểu thế giới nghệ thuật của Trịnh Công Sơn, Bùi Vĩnh Phúc đã phát hiện một điểm tương tự như Nguyễn Đăng Mạnh đã phát hiện qua nghiên cứu thơ Xuân Diệu: “Ngày xưa, để tả Thuý Vân và Thuý Kiều, Nguyễn Du đã nói tới “mai cốt cách, tuyết tinh thần”, “khuôn trăng”, “nét ngài”, “mây”, “làn thu thuỷ, nét xuân sơn”, “hoa ghen”, “liễu hờn”...Nguyễn Du đã lấy thiên nhiên làm thước đo để khen ngợi chị em Thuý Vân, Thuý Kiều. Vân, Kiều, như thế, được mang ra so sánh với thiên nhiên, cho dù sự so sánh, qua ngòi bút của Nguyễn Du, có phần hơi thiên vị hai người con gái duyên dáng và đáng yêu này. So sánh như thế là so sánh theo những ước lệ cổ điển, theo những quy phạm về văn chương mà Nguyễn Du, như một con người của thời đại mình, không thể tránh khỏi. Thiên nhiên là những bản vị, con người là những nét để bên cạnh. Trong thế giới của Trịnh Công Sơn, tình hình lại có vẻ như ngược lại. Con người trở thành thước đo của thiên nhiên:

Nắng có hồng bằng đôi môi em
Mưa có buồn bằng đôi mắt em
Tóc em từng sợi nhỏ
Rớt xuống đời làm sóng lênh đênh
(Như cánh vạc bay)[2]

Qua đối chiếu phát hiện của Nguyễn Đăng Mạnh với trường hợp Xuân Diệu và Bùi Vĩnh Phúc với trường hợp Trịnh Công Sơn, không thể dễ dãi cho rằng Trịnh Công Sơn đã chịu ảnh hưởng của Xuân Diệu, dù Xuân Diệu là một nhà thơ lớn, mà cần thấy, điều thú vị là có sự trùng hợp trong sáng tạo nghệ thuật giữa Xuân Diệu và Trịnh Công Sơn, điều này cần được lý giải như cách nói thường tình là “những tư tưởng lớn gặp nhau”, ở đây là tư tưởng nghệ thuật.

Con người trở thành thước đo của thiên nhiên trong nhạc Trịnh Công Sơn cho nên thiên nhiên ở đây đã được “nhân hoá” theo từng trạng thái buồn vui của con người: “Màu hoa lá quen như mặt người” (Tình yêu tìm thấy), “Màu nắng hay là màu mắt em” (Nắng thuỷ tinh), “Cho tay em dài gầy thêm nắng mai” (Hạ trắng). Nhạc sĩ đã nhìn thấy nắng trong niềm vui và mưa trong nỗi buồn của con người: “Hãy về đây, hãy về đây, tôi cần nhìn lại nắng trong nụ cười” (Môi hồng đào), “Có khi mưa ngoài trời là giọt nước mắt em, đã nương theo vào đời, làm từng nỗi ưu phiền” (Ru đời đi nhé). Nhạc sĩ không đơn thuần tả mưa trời chính là giọt nước mắt người đẹp, nhạc sĩ đã tả một nỗi buồn thật lớn rộng, thật “cao sang”, thật lung linh, nghĩa là một nỗi buồn với chiều kích đặc biệt, lan toả và thẩm thấu vào không gian, kiểu như: “Đời sẽ buồn dài lâu, ôi trái sầu rực rỡ” (Như một vết thương). Một phát hiện độc đáo của Trịnh Công Sơn là không chỉ nhìn thấy mưa buồn mà còn nhìn thấy nắng buồn hơn mưa. Nhạc sĩ nhìn nắng và cảm nhận sâu sắc rằng, nắng sống một ngày ba buổi, sáng, trưa, chiều, nắng sáng, nắng trưa rực rỡ, nắng chiều tàn phai, trong khi mưa không như vậy, mưa chỉ tuôn ào xuống rồi hết, vậy nắng buồn hơn mưa. Đo màu nắng dưới lăng kính nhạy cảm này, ta sẽ hiểu và cảm thấm thía hơn những câu hát buồn buốt lòng về nắng của Trịnh Công Sơn: “Nhìn những mùa thu đi, em nghe sầu lên trong nắng” (Nhìn những mùa thu đi), “Lùa nắng cho buồn vào tóc em” (Nắng thuỷ tinh), “Nắng qua mắt buồn lòng hoa bướm say” (Hạ trắng), “Nắng vàng phai như một nỗi đời riêng” (Tôi ơi đừng tuyệt vọng). Nhưng cũng có khi nắng vui tươi do được chiếu rọi trong phận người có đôi: “Đời xin có nhau dài cho mãi sau nắng không gọi sầu” (Hạ trắng). Trong nhạc Trịnh, thiên nhiên luôn đứng đó tượng hình cho bao nỗi buồn vui của con người: “Một lần bóng núi in bên sông dài, một lần thấy bóng tôi, một ngày có đoá hoa lan trong vườn, một ngày thấy dáng em, một chiều bỗng thấy hoa lan úa tàn, vườn chiều vừa mất dáng em” (Một lần thoáng có). Thiên nhiên đánh dấu kỷ niệm cho tình nhân, thay cho việc ép hoa, ép lá để cất giữ nhung nhớ: “Vài cánh xương hoa nằm ép trong thơ” (Nghìn trùng xa cách-Phạm Duy) mà những người yêu nhau muôn thuở vẫn hằng làm: “Đôi khi thấy trên lá cây ngày em đã xa tôi” (Rồi như đá ngây ngô), “Tìm thấy nỗi nhớ từ mỗi chiếc lá” (Tình yêu tìm thấy), “Lá hát từ bàn tay thơm tho, lá khô vì đợi chờ” (Như cánh vạc bay). Và đỉnh cao của mối liên thông, giao cảm giữa thiên nhiên và con người trong nhạc Trịnh Công Sơn xuất hiện, khi mưa nắng thiên nhiên hoà nhập vào trong chính con người: “Mưa nắng ở trọ bên trong mắt người” (Ở trọ).

Chiều kích siêu việt của trái tim con người trước "vết thương", niềm tuyệt vọng và cái chết

Như trên đã nêu, con người trong nhạc Trịnh Công Sơn ban cấp ý nghĩa cho trần gian, con người là thước đo của trần gian, do vậy trái tim con người cũng có một chiều kích vừa mênh mông, bao la, rộng lớn, vừa sâu thẳm khác thường và mang một sức mạnh tinh thần đặc biệt. Con người ta biết mình và biết người rõ nhất là khi hoạn nạn, như một câu hát bảo là “rằng qua cơn lận đận mới hiểu tận lòng nhau”. Đại thi hào Nguyễn Du cũng đã viết: “Anh hùng đoán giữa trần ai mới già” (Truyện Kiều). Tương tự như thế, trái tim con người trong nhạc Trịnh Công Sơn đã bộc lộ hình thù, vóc dáng và sức mạnh nội sinh rõ nét nhất qua những trạng huống thử thách ghê gớm của nhân sinh: vết thương, niềm tuyệt vọng và cái chết.

Trong nhạc Trịnh Công Sơn, từ “vết thương” có tần số xuất hiện khá lớn: “Đời sẽ buồn như một vết thương” (Như một vết thương), “Ngủ đời yên đi con, như vết thương đau ngủ buồn” (Vết lăn trầm), “Trong trái tim con chim đau nằm yên, ngủ dài lâu mang theo vết thương sâu” (Để gió cuốn đi), “Người còn đứng như trăm năm vết thương chưa mờ” (Phúc âm buồn), “Một vết thương thôi riêng cho mộtngười” (Hoa vàng mấy độ), “Tay em vẫn còn dựng đời bão lên, làm từng vết thương hồn nhiên” (Tưởng rằng đã quên), “Tên em là vết thương khô” (Khói trời mênh mông), “Đôi khi thấy trăm vết thương rồi như đá ngây ngô” (Rồi như đá ngây ngô). Vết thương lòng hầu như đời người ai chẳng có, có khi nguôi ngoai, “tên em là vết thương khô”, có khi khó lành, “như trăm năm vết thương chưa mờ”, vậy thái độ sống tích cực là không tránh né mà hãy đón nhận “vết thương” một cách bình thản, hồn nhiên “như đá ngây ngô”. Con người ta không chỉ biết ngẩng đầu mà còn phải biết cúi đầu nữa. Dĩ nhiên không phải là cúi đầu nịnh bợ trước cường quyền hay cúi đầu khuất phục trước bạo lực mà là “Cúi xuống thật gần” để trải nghiệm những cõi miền sâu thẳm của nhân thế, để thấu tỏ những nỗi niềm trắc ẩn của người đời: “Cúi xuống nghe đời nhấp nhô, nghe tim rạn vỡ, nghe trong tuổi nhỏ khóc oà, cúi xuống bên bờ xót xa, trên cơn lửa đỏ trên khuôn mặt đã im lìm”. Nhà thơ Lý Bạch từng cúi đầu nhớ quê cũ: “Đê đầu tư cố hương”, nhà thơ Cao Bá Quát từng cúi đầu lạy hoa mai thanh cao: “Nhất sinh đê thủ bái mai hoa”, còn Trịnh Công Sơn nói đến một nghĩa cử nhân văn thống thiết hơn cả cúi là quỳ: “Lòng tôi có đôi lần khép cửa, rồi bên vết thương tôi quỳ” (Đêm thấy ta là thác đổ). Quỳ bên “vết thương”, quỳ trước nỗi đau nhân thế, chiều kích con người thu bé lại tưởng chừng đến tội nghiệp nhưng chiều kích trái tim bao dung, vị tha lại mở lớn đến vô cùng. Thu bé hơn nữa, con người không chỉ cúi mà còn lăn, lăn trầm thống với phận người, lăn rớm máu với tình yêu. Trong thần thoại Hy Lạp, có câu chuyện về nhân vật Sisyphus dám bắt thần chết trói lại để cho con người khỏi phải chết, và Sisyphus đã bị trừng phạt khổ sai chung thân vì tội này: suốt đời phải lăn một tảng đá lên đỉnh núi, lăn lên gần đến đỉnh, tảng đá lại rớt xuống, Sisyphus lại phải lăn lên, cứ “lăn lên, rớt xuống, lăn lên” như vậy trong nỗi hoài công nhọc nhằn. Câu chuyện khổ sai lăn đá này, nói theo cách của triết học hiện sinh là “phi lý” đã được Trịnh Công Sơn mượn để diễn tả phận người: “Người chợt nhớ mình như đá, đá lăn vết lăn buồn...Như trùng dương đêm mắt thâm còn nghe ngóng, đá lăn vết lăn trầm” (Vết lăn trầm), “Ta lăn đời đã quá đôi tay vẫn còn ôm mịt mùng” (Tình xót xa vừa). Nhưng có “lăn đời” cho dẫu là “phi lý”, “hoài công” từ đó mới có “vết thương” của sự trải nghiệm. Có lẽ với nhạc Trịnh, đời người “lăn đá” nhiều nhất là trong tình yêu: “Tôi xin làm đá cuội và lăn theo gót hài” (Biết đâu nguồn cội). Nhưng không phải là lăn bằng mọi giá, cũng có khi đá không lăn nữa vì không còn gặp được một tâm hồn đồng điệu: “Từ trăng thôi là nguyệt, mỏi mê đá thôi lăn” (Nguyệt ca). Còn ra, khi đã yêu nồng nàn, đã nhận lãnh “vết thương” của đời thì không chỉ “đá lăn” mà cả trái tim cũng lăn rớm máu: “Khi tình đã vội quên, tim lăn trên đường mòn, trên giọt máu cuồng điên, con chim đứng lặng câm” (Ru ta ngậm ngùi). “Vết thương” lòng của con người trong nhạc Trịnh Công Sơn cho dẫu có lúc tái tê, buốt nhói và rớm máu nữa nhưng nó mang một chiều kích sâu thẳm của sự thức ngộ. Trong một bài viết của mình, Trịnh Công Sơn gọi đó là “Vết thương tỉnh thức” và lý giải: “Thời gian trôi đi và vết thương vẫn còn đó. Nó nằm chờ được thức dậy một lúc nào đó để sống lại như chính bản thân nó là một vết thương. Nhưng vết thương khi đã được đánh thức thì nó không còn là vết thương cũ vì giờ đây nó là một vết thương tỉnh thức. Một vết thương tỉnh thức là một vết thương biết rõ nó là một vết thương. Nó thức dậy và nó nhận ra rằng nó đã được khai sinh trên tâm hồn một con người và đã có một thời gian dài làm đau đớn con người đó. Vết thương tỉnh thức là một con mắt sáng ngời. Nó nhìn ngược về quá khứ và ngó thẳng tương lai. Nó mách bảo cho chủ nhân của nó là không có một vết thương nào vô tư mà được sinh thành cả. Nó là một nỗi đớn đau như khi trời đất trở dạ làm thành một cơn giông bão”.

Trái tim mang “vết thương tỉnh thức” trong nhạc Trịnh Công Sơn cũng chính là trái tim biết bền bỉ chống chọi với niềm tuyệt vọng, đấy chính là “biện chứng của tâm hồn”. Phật dạy rằng: “Phá sản lớn nhất của đời người là tuyệt vọng”. Trịnh Công Sơn hẳn đã nhiều phen đối mặt với nguy cơ “phá sản tâm hồn” này của tuyệt vọng nên đã đúc kết triết lý hẳn hoi về niềm tuyệt vọng: “Có những ngày tuyệt vọng cùng cực, tôi và cuộc đời đã tha thứ cho nhau...Hãy đi đến tận cùng của tuyệt vọng để thấy tuyệt vọng cũng đẹp như một bông hoa...Và như thế, tôi đang yêu thương cuộc đời bằng nỗi lòng của tên tuyệt vọng” (Tin vào niềm tuyệt vọng). Kinh nghiệm nhân sinh cho thấy, dỗ lòng người đã khó, dỗ lòng mình đôi khi còn khó hơn. Nhưng khi nghe nhạc Trịnh, con người đã tự dỗ lòng mình vươt qua được những cơn “khó sống” và biết cười với gian nan: “Có điều gì gần như niềm tuyệt vọng, rơi rất gần rơi xuống trong tôi, có nhiều khi rơi xuống bên đời, trong gian nan nên cất tiếng cười” (Gần như niềm tuyệt vọng). Trong một ca khúc không viết về tâm trạng “gần như” nữa, không viết mon men niềm tuyệt vọng mà viết thẳng về cuộc đối mặt sinh tử và chống chọi mất còn với tuyệt vọng, ca khúc “Tôi ơi đừng tuyệt vọng”, Trịnh Công Sơn đã dỗ lòng, đã dắt hồn bấu víu vào những nấc thang chống chọi với vực thẳm tuyệt vọng, để từ đó, cho dẫu trong đau thương, tâm hồn con người vẫn thăng hoa đến một chiều kích siêu việt, bởi “kẻ thù lớn nhất của đời người là chính mình” (Kinh Phật), nên chiến thắng lớn nhất là chiến thắng chính mình. Nấc thang thứ nhất là hiểu và nắm bắt được lẽ đời biến dịch, mất còn để từ đó có sự bình tâm: “Đừng tuyệt vọng, tôi ơi đừng tuyệt vọng, lá mùa thu rơi rụng giữa mùa đông”, “Đừng tuyệt vọng, tôi ơi đừng tuyệt vọng, nắng vàng phai như một nỗi đời riêng”. Nấc thang thứ hai là thấu triệt chân lý minh triết phương Đông: thấy được mối liên hệ mật thiết giữa mọi sự vật, thấy được cái Một trong thiên hình vạn trạng sự vật, tức thấy được “vạn vật đồng nhất thể”. Trang Tử nói: “Người cùng tạo hoá hợp làm một rồi, thì đi đâu mà không phải là mình” (Minh nhiên dữ tạo hoá vi nhất, tắc vô vãn như phi ngã dĩ). Người và tạo hoá đã vậy, huống gì người với người, em với tôi lại không là Một: “Đừng tuyệt vọng, em ơi đừng tuyệt vọng, em là tôi và tôi cũng là em”. Nấc thang thứ ba bám chặt vào bản thể, tìm thấy sức mạnh bất diệt của tình yêu trần thế từ trong bản thể: “Tôi là ai, là ai, là ai...mà yêu quá đời này”. Nấc thang thứ tư là giữ được tâm thế hồn nhiên của con người thuở “nhân chi sơ”, chưa từng biết đến âu lo, để cho đời luôn thấy được bình minh: “Đừng tuyệt vọng, em ơi đừng tuyệt vọng, em hồn nhiên rồi em sẽ bình minh”. Con người đán mất sự hồn nhiên ban sơ có thể sẽ mắc vào những hệ luỵ trầm trọng của đời, nguy cơ dẫn đến vực thẳm tuyệt vọng, cho nên con người trong nhạc Trịnh “thèm tuổi hồn nhiên ngồi nhìn trời xanh” (Vẫn nhớ cuộc đời). Nấc thang thứ năm là nấc thang “đắc đạo” của người đã dày công “tu luyện” qua cơn tuyệt vọng, thấu triệt mọi kinh nghiệm về nỗi khổ đau trong cõi đời này, đủ sức “đánh bạn” với nỗi sầu, thậm chí còn nuôi nỗi sầu để thêm yêu cuộc đời ngắn ngủi như tình nhân biết nuôi giọt nước mắt để thấm thía cái giá của hạnh phúc: “Có đường xa và nắng chiều quạnh quẽ, có hồn ai đang nhè nhẹ sầu lên”.

Con người trải nghiệm “vết thương”, chiến thắng niềm tuyệt vọng là con người không ngại đối mặt với cái chết, một “cửa ải khủng khiếp” của nhân sinh, một vấn nạn đau đầu của những nhà triết học. Nhạc Trịnh trở trăn, suy ngẫm, trầm tư, triết lý miệt mài không chán về cái chết. Không chỉ là cái chết đến theo “hạn kỳ” của đời người: “Có một ngày bạc đầu tôi đi tôi đi” (Có một ngày như thế), mà còn là cái chết được “tiên tri”, cái chết tiềm ẩn trong sự sống: “Dưới vòng nôi mọc từng nấm mộ” (Cỏ xót xa đưa), “Trong xuân thì thấy bóng trăm năm” (Gần như niềm tuyệt vọng). Thường thì, con người càng có bề dày tuổi tác, càng giàu vốn sống, càng có nhiều trải nghiệm sâu sắc về cuộc đời nhưng không ai trải nghiệm được về cái chết cả, ngoại trừ chứng kiến cái chết của đồng loại mà thôi. Thế mà với nhạc Trịnh, con người dường như “trải nghiệm” được cả cái chết của chính mình: “Bỗng một hôm qua phố hoang tàn, tôi quen như tôi đã có lần” (Gần như niềm tuyệt vọng), “Một lần nằm mơ tôi thấy tôi qua đời” (Bên đời hiu quạnh). Bởi vậy, thái độ sống của con người trong nhạc Trịnh được xác định là: “Không xa đời và cũng không xa mộ người” (Đời cho ta thế). “Cái chết” là một trong những phạm trù của triết học hiện sinh. Triết gia Đức Heidegger coi con người là một hữu-thể-đang-chết, là “hữu-thể-cho-cái-chết”, hữu thể để chết, chỉ khi cảm thấy mình luôn luôn đứng trước cái chết, con người mới nhìn thấy giá trị phong phú của từng giây, từng phút trong cuộc đời. Bàn đến cái chết là vấn đề không mới trong triết học và tôn giáo xưa nay, đóng góp của Trịnh Công Sơn là từ sự trầm tư, suy nghiệm về cái chết đã làm bật lên cái giá cao quý của sự sống, sức mạnh của tình yêu cuộc sống, tình yêu con người, sự bừng nở chiều kích vô biên của trái tim từ tâm, từ bi của con người. Ca khúc “Chiếc lá thu phai” cảm nhận cực nhạy về sự tàn phai, sự lão hoá sẽ đến với kiếp người: “Chiều hôm thức dậy, ngồi ôm tóc dài, chập chờn lau trắng trong tay”. Nhưng con người không buông xuôi tuyệt vọng mà tìm cách chọi lại sự tàn phai, sự hữu hạn của kiếp người bằng việc “thu xếp” lại đời: ngày vẫn trôi qua theo nếp ngày, nhưng không trôi qua trong vô vị, hối tiếc vì trái tim yêu đời và khát sống đã đập nhịp bất thường: “Về thu xếp lại, ngày trong nếp ngày, vội vàng thêm những lúc yêu người”. Sống với nhịp đập vội vàng này, con người không phải lúc nào cũng bị động chạy theo thời gian nữa mà “có nhiều khi” đã đón bắt và đi trước thời gian, bằng năng lực “siêu việt” của trái tim đập mạnh, thậm chí, con người còn bù đắp được cho sự thiếu hụt, sự hữu hạn của thời gian nữa: “Hãy yêu nhau đi bù đắp cho trăm năm” (Hãy yêu nhau đi). Theo nhà vật lý học lừng danh Albert Einstein, khi một vật chuyển động với vận tốc gần với vận tốc ánh sáng, vật đó sẽ có khối lượng tăng lên và trường lực hấp dẫn tăng theo. Cũng giống như vậy, con người “đi nhanh hơn thời gian” trong nhạc Trịnh mang trái tim nặng trĩu với trường lực hấp dẫn mạnh để trở thành nơi trú ngụ cho mọi niềm bất an trong cõi đời bể dâu, sóng gió: “Trái tim cho ta nơi về nương náu, được quên rất nhiều ngày tháng tiêu điều” (Hãy yêu nhau đi), “Tim em người trọ là tôi, mai kia về chốn xa xôi cũng gần” (Ở trọ).

Ý thức sâu sắc về “cái chết” vì quá yêu cuộc sống, vấn đề cốt lõi đặt ra với con người là “về thu xếp lại” cuộc sống và cái chết một cách có ý nghĩa nhất. Trong bài viết “Một cõi đi về” (tựa đề trùng tên với ca khúc nổi tiếng), Trịnh Công Sơn đã triết lý rạch ròi về ý nghĩa của sự sống, chết, mất, còn: “Chết là sự tan biến của thể xác. Nhưng sống không chỉ là sự tồn tại của thân xác. Nhiều người còn sống mà tưởng chừng như đã chết. Nhiều người đã chết mà vẫn còn sống trong trí nhớ mọi người...Cái mất không bao giờ mất hẳn. Cái còn không hẳn mãi là còn”. Con người sống với nhau không tranh giành, đua chen danh lợi nhất thời: “Một đời với những đua chen lâu dài, người người còn tiếp nối người” (Một lần thoáng có), không sân si, thù hận, hãm hại đồng loại: “Biển sóng biển sóng đừng xô tôi, đừng xô tôi ngã giữa tim người, biển sóng biển sóng đừng âm u, đừng nuôi trong ấy trái tim thù” (Sóng về đâu) mà sống với báu vật truyền đời là trái tim bao la, sống với nhân cách cao thượng, con người sẽ có năng lực sống siêu việt, nghĩa là vẫn sống sau khi đã chết: “Chìm dưới cơn mưa, một người chết đêm qua, chìm dưới đất kia, một người sống thiên thu” (Chìm dưới cơn mưa).

"Bao nhiêu năm bỗng lại nhiệm mầu"

Như thế, nhạc Trịnh đã trở thành báu vật tâm hồn của triệu triệu con người. Từ sự phát hiện ra những chiều kích bay bổng thần tiên của kiếp người: “Ôi tóc em dài đêm thần thoại” (Gọi tên bốn mùa), “Tôi xin năm ngón tay em thiên thần” (Lời buồn thánh), “Ôi quê hương thần thoại thuở hồng hoang đã thấy đã xanh ngời liêu trai” (Xin mặt trời ngủ yên) đến việc nâng đỡ con người bình tâm lại bên bờ vực tuyệt vọng. Nhạc Trịnh là thứ nhạc thuốc thang cho những tâm bệnh của con người, làm dịu đi, làm lành lại những vết thương lòng: “Bao nhiêu năm bỗng lại nhiệm mầu, trả nợ một lần quên hết tình đau” (Xin trả nợ người). Nhạc Trịnh đã khám phá không mệt mỏi tính chất “siêu việt hoá” trong năng lực chống chọi của con người trước niềm đau và cái chết. Bởi thế nên nhạc Trịnh đã vượt thời gian, một điều kỳ diệu mà người ta chỉ tìm thấy trong thế giới của Từ Thức hay trong thế giới theo “thuyết tương đối” của Albert Einstein: một năm Từ Thức sống với Giáng Hương ở cõi tiên bằng hai trăm năm của trần gian, một năm du lịch trên con tàu trong vũ trụ với vận tốc cực nhanh gần bằng vận tốc ánh sáng theo Albert Einstein sẽ dài bằng vài thế kỷ trên địa cầu, cũng như thế, một ngày sống với “những mắt biếc cỏ non xanh cây trái địa đàng” (Những con mắt trần gian), một lần “để người về hát đêm hồng địa đàng còn in dấu chân” (Dấu chân địa đàng) có giá trị bằng trăm ngày, trăm đêm bình thường trên trần thế.

Nguyễn Hoàn
Báo Quảng Trị
tháng 08 năm 2007



[1] Con đường đi vào thế giới nghệ thuật của nhà văn, Nguyễn Đăng Mạnh, NXB Giáo dục, 1996, trang 199, 200

[2] Trịnh Công Sơn những ám ảnh nghệ thuật, Bùi Vĩnh Phúc, in trong sách: Một cõi Trịnh Công Sơn, NXB Thuận Hoá và Trung tâm văn hoá ngôn ngữ Đông Tây, 2002, trang 249

http://www.tcs-home.org/ban-be/articles/chieu-kich-con-nguoi-trong-nhac-trinh-cong-son/

 
Life

Tour of Hanoi

Christopher Buckley, 05.28.10, 05:40 PM EDT
Forbes Asia Magazine dated June 07, 2010

http://www.forbes.com/global/2010/0607/life-travel-history-cuisine-hoan-kiem-lake-tour-of-hanoi.html

History, great food and terrifying traffic make for an experience unlike any other.

My first full day in Hanoi I awoke at 4 a.m., but for once I was grateful for circadian dysrhythmia, otherwise known as jet lag. I'd been told that if you want to see "the real Hanoi," you must stroll around Hoan Kiem Lake as the city is waking up. There are many reasons to stay at the Metropole hotel as I did; one of them is its proximity to Hoan Kiem.

It was dark but already steamy. Boom boxes blared tinny-sounding exercise music. Women and men did calisthenics and Tai Chi in groups along the shore. Men fished. Another group of men, wearing what looked like underwear, were setting up weight-lifting equipment on the sidewalk outside a temple. Hadn't seen that before, but by the time I left, a week later, I decided that I hadn't seen anything like Hanoi before, period. And I've been around.

Walking on that first morning, I came across another temple and the smell of incense drifting from a small shrine atop some rocks. A woman appeared out of nowhere with joss sticks to sell. I handed her 10,000 dong and she led me up irregular steps to the shrine so that I could light the incense. I did, but she shook her head and in sign language conveyed that it must be an odd number of sticks. I held out five and the old woman nodded. I said my thanks, made my awkward orisons to whatever spirits inhabited the shrine, descended the tricky stairs and crossed the bridge--appropriately called the Bridge of the Rising Sun--to the Temple of the Jade Mountain.

It's old news, but: During the Ming domination of Vietnam, a fisherman here discovered a magic sword one day in his net. It had been sent by the Emperor of the Waters to aid the leader of the people's revolt in ending the Chinese occupation. With the sword's help, the occupiers were driven out. A year later, while the same leader (now king) was boating on the lake, a tortoise appeared and asked him to return the magic sword. Hoan Kiem is thus the "Lake of the Returned Sword." There are about 20 lakes in Hanoi, each with its own legend. In 1967 Lieutenant Commander John McCain parachuted into one of them. Its name, Truc Bach, means "white bamboo."

It was growing light, and hot. I completed my circumnavigation of Hoan Kiem and proceeded west.

I found my destination without difficulty, its name painted above the main entrance: Maison Centrale 1896--1954. Actually, the place's history is quite a bit longer than that: This was the Vietnam War's infamous Hoa Lo prison, jokingly referred to as the "Hanoi Hilton." After being fished out of White Bamboo Lake, McCain spent five and a half years inside these walls, the

After spending an hour inside, staring in silence at dungeons, shackles, torture cells and its once oft-employed (by the French) guillotine, I will never again think of it in association with the word Hilton. The display about the later era of American inmates of Hoa Lo makes it out to have been a mildly uncomfortable guest home for naughty imperialist pilots. Photos show them smiling, playing basketball and even gratefully receiving "souvenirs" before they went home on Mar. 29, 1973. Reading the pilots' memoirs tells a somewhat different story.

I made my way back to the Metropole and was happy to be within its marble-lined, air-conditioned interior. The hotel was built in 1901, at the height of the French colonization of L'Indochine. The contours of the swimming pool's floor, added in 1991, were determined by the bomb shelter beneath it. Charlie Chaplin and Paulette Goddard spent their honeymoon here in 1936. Graham Greene drank vermouth cassis here--and Michael Caine and Brendan Fraser stayed here a half-century later while filming Greene's The Quiet American. (The Graham Greene suite is No. 228, and much requested by Americans, who tend to prefer the old wing; Asian guests typically prefer the new wing.)

I had my first meal in Hanoi at one of the hotel's three restaurants, Le Beaulieu. I was hungry after my morning ramble, and did not hold back. I started--as you must in Vietnam--with pho. (To pronounce it correctly, imagine you are Inspector Clouseau.) It's the national dish: noodles in broth with beef or chicken, vegetables and herbs. I slurped down two bowls and then tucked into a plate of fried rice with bok choy and chile sauce. Then I went at the croissants. I was tempted by the pancakes, the omelet station, full Japanese breakfast, cheeses, cold cuts, crème caramel, yogurts. Le Beaulieu's breakfast buffet is the sort that makes you think, Well, I could always just spend the day here.

Although Hanoi seemed generally laid-back, authority-wise, every day at about the same time there were loudspeakers blaring outside my window. I made inquiries. A local friend explained with a shrug of the shoulders, "the Party." What are they saying? "Oh," he said, "they're either denouncing someone or telling everyone to do something. Yesterday it was to have your dog or cat vaccinated by 3 o'clock the next day." He rolled his eyes: "Communism." Actually he put it a little more colorfully than ForbesLife permits.

The hotel arranged for a guide and for us to be driven around in its 1953 blue Citroën limousine. It was a pleasant, and strange, sensation, touring rainy, hyperbusy Hanoi in a car made a year before Dien Bien Phu. Mr. Anh, our driver, was in full chauffeur's livery; Mr. Tuan, my guide, sat beside him in front. As we pulled into Hanoi's chaotic traffic flow (more on this later) I felt rather colonial, and therefore uneasy, as if fearful that someone on a passing cyclo might toss a grenade through the window. But the sensation passed, and we made our way through to Ho Chi Minh's mausoleum and house.

The mausoleum--monumental and grim in the Soviet style--was closed for its annual renovation.

Ho Chi Minh's body, preserved after the fashion of communist gods, goes to a sort of funereal spa for "refreshment." (Don't ask.) The mausoleum is sited on the spot where, on Sept. 2, 1945, Ho declared independence from France, ushering in nine years of war.

Ho's house, where he conducted the war against the South and the Americans, is near the mausoleum in a lovely, leafy precinct of grapefruit, bamboo, willow, almond, and trees lively with the chirping of birds. There's a large fishpond full of carp. The house is teak, on stilts, after the style of Vietnamese village houses. Ho's air raid helmet is there under glass, next to his three telephones, one of which is crank-operated. With that, he won a war against the most powerful nation on Earth.

I had asked to see the "B-52 Museum" that I saw on my map, thinking it sounded like something an American should see, so Mr. Anh, shifting--rrrr-unk--gears, drove down impossible, crowded streets. Driving through Hanoi is … well, Disney ( DIS - news - people ) World ought to have a ride called Driving Through Hanoi. Hanoi is a city of more than 2 million motorbikes, and I saw them all, every single one. On the way to the B-52 one passed us, its rear rack heaped with boiled carcasses.

"Pigs?" I said.

Mr. Tuan and Mr. Anh laughed. The Vietnamese laugh easily, one of their endearing aspects, along with courtesy, friendliness and generosity.

"Dog."

"Oh."

The streets grew narrower and narrower until finally we came to a lake, no bigger than an acre, surrounded by city houses. It could have been Venice, only the water was the bright green color of jade and there was a B-52--or a large portion of one--in the middle of it.

It had fallen here during the 1972 Christmas bombing raids that forced the North back to the table in Paris. A plaque referred to the wreckage as evidence of the "Dien Bien Phu of the air." I said a poor, silent prayer for the crew, and we left.

We proceeded to the Temple of Literature, a thousand-year-old university where the mandarins took their exams. These were tests you really wanted to pass, inasmuch as mandarins ruled the country.

But my tourist receptors were flagging. It was past noon, and I was hungry. We went to a place in the Old Quarter called Cha Ca La Vong. It's been there since 1871, and it serves only one dish. If you guessed that the dish is called cha ca, you are correct. It was one of the best meals I've ever eaten: pieces of perch dusted in turmeric, grilled atop a wooden brazier set on the table. It cooks while you drink cold beer (Bia Hoi). Add green onion, dill, fish sauce, peanuts, shrimp sauce (not for the faint of heart), herbs and hot chiles, all heaped onto rice noodles. Cost of meal for three: $25.

The next day I set off on foot to see a bit of the city on my own. This turned out to be a pedestrian adventure. Literally.

Kai Speth, the Metropole's general manager, had given me advice on how to negotiate Hanoi's streets. He said, "Just walk out, and keep walking slowly. If you stop, you die. If you run, you die. And whatever you do, don't look into their eyes. It only confuses things."

My first moment of truth was on Dinh Tien Hoang, the street that runs along Hoan Kiem Lake's eastern shore. When I crossed it that first morning, before 5, there was only minimal traffic. Now, as I stood sweatily on the curb, it was a continuous onrush of motorcycles, with a few score cars and trucks thrown in. No stoplights, no cops, just Hanoi's 2 million motorbikes, half of them beeping their horns.

I stood for perhaps 15 minutes, mustering courage. My mouth went dry. Finally I said, "Well, are you a man?" A voice returned, No--go back to the hotel. Maybe they're still serving breakfast. I took a deep breath and stepped off the curb.

Keep going, I told myself. Do. Not. Stop. Do. Not. Run.

Hundreds of vehicles threaded their way around me--although they all hit the horn. I made it to the far curb and collapsed against a tree, gasping.

Emboldened by my accomplishment, I walked for four hours. Unedited excerpts from my notes:

-- A new and interesting challenge as I make my way down Trang Thi St.: a woman driving her motorcycle at me on the sidewalk.

-- Heart soars as I encounter an intersection with an actual traffic light! Bliss! Resolve to spend rest of day here.

-- Turns out there is little difference in Hanoi between intersections with lights and intersections without lights.

-- A new strategy--wait until pregnant woman (plentiful) appears and cross using her as shield.

Some peripatetic hours later I found myself in an open-air market a few blocks north of Hoan Kiem Lake. It's off Hang Be Street; you can't miss it. Drenched in sweat, I walked amid the most concentrated commerce I'd ever seen. Everything Vietnam had to offer by way of foodstuffs was here along narrow streets pungent with a thousand smells. I wrote down:

Flowers, live eels, snakes, catfish, meats, spices, snails, sweet herbs, watercress, live crabs tied with vines, noodles, cooked ducks, live ducks, live shrimp in tubs, squid, giant shrimp, periwinkles, nuts, live sturgeon, carp, duck eggs, quail eggs, cakes, ribs, limes, cilantro, coriander, ginger, nutmeg, cinnamon, curry, coffee, chiles, ginseng, vermicelli, incense, moon cakes, live rabbits, dead chicken feet, green dragon lychee. ...

I wanted to prolong the visit, but I was due back at the Metropole, to lunch, as it happened, on Nha Trang lobsters, champagne, and fines de claires from Brittany. I braced myself for one more assault on Dinh Tien Hoang Street with the thought that the five joss sticks I lit that first morning might just see me safely across.

http://www.forbes.com/global/2010/0607/life-travel-history-cuisine-hoan-kiem-lake-tour-of-hanoi.html

 
Picture
 By Haruki Murakami

I have come to Jerusalem today as a novelist, which is to say as a professional spinner of lies.

Of course, novelists are not the only ones who tell lies. Politicians do it, too, as we all know. Diplomats and military men tell their own kinds of lies on occasion, as do used car salesmen, butchers and builders. The lies of novelists differ from others, however, in that no one criticizes the novelist as immoral for telling them. Indeed, the bigger and better his lies and the more ingeniously he creates them, the more he is likely to be praised by the public and the critics. Why should that be?

My answer would be this: Namely, that by telling skillful lies - which is to say, by making up fictions that appear to be true - the novelist can bring a truth out to a new location and shine a new light on it. In most cases, it is virtually impossible to grasp a truth in its original form and depict it accurately. This is why we try to grab its tail by luring the truth from its hiding place, transferring it to a fictional location, and replacing it with a fictional form. In order to accomplish this, however, we first have to clarify where the truth lies within us. This is an important qualification for making up good lies.

Today, however, I have no intention of lying. I will try to be as honest as I can. There are a few days in the year when I do not engage in telling lies, and today happens to be one of them.

So let me tell you the truth. A fair number of people advised me not to come here to accept the Jerusalem Prize. Some even warned me they would instigate a boycott of my books if I came.

The reason for this, of course, was the fierce battle that was raging in Gaza. The UN reported that more than a thousand people had lost their lives in the blockaded Gaza City, many of them unarmed citizens - children and old people.

Any number of times after receiving notice of the award, I asked myself whether traveling to Israel at a time like this and accepting a literary prize was the proper thing to do, whether this would create the impression that I supported one side in the conflict, that I endorsed the policies of a nation that chose to unleash its overwhelming military power. This is an impression, of course, that I would not wish to give. I do not approve of any war, and I do not support any nation. Neither, of course, do I wish to see my books subjected to a boycott.

Finally, however, after careful consideration, I made up my mind to come here. One reason for my decision was that all too many people advised me not to do it. Perhaps, like many other novelists, I tend to do the exact opposite of what I am told. If people are telling me - and especially if they are warning me - "don't go there," "don't do that," I tend to want to "go there" and "do that." It's in my nature, you might say, as a novelist. Novelists are a special breed. They cannot genuinely trust anything they have not seen with their own eyes or touched with their own hands.

And that is why I am here. I chose to come here rather than stay away. I chose to see for myself rather than not to see. I chose to speak to you rather than to say nothing.

This is not to say that I am here to deliver a political message. To make judgments about right and wrong is one of the novelist's most important duties, of course.

It is left to each writer, however, to decide upon the form in which he or she will convey those judgments to others. I myself prefer to transform them into stories - stories that tend toward the surreal. Which is why I do not intend to stand before you today delivering a direct political message.

Please do, however, allow me to deliver one very personal message. It is something that I always keep in mind while I am writing fiction. I have never gone so far as to write it on a piece of paper and paste it to the wall: Rather, it is carved into the wall of my mind, and it goes something like this:

"Between a high, solid wall and an egg that breaks against it, I will always stand on the side of the egg."

Yes, no matter how right the wall may be and how wrong the egg, I will stand with the egg. Someone else will have to decide what is right and what is wrong; perhaps time or history will decide. If there were a novelist who, for whatever reason, wrote works standing with the wall, of what value would such works be?

What is the meaning of this metaphor? In some cases, it is all too simple and clear. Bombers and tanks and rockets and white phosphorus shells are that high, solid wall. The eggs are the unarmed civilians who are crushed and burned and shot by them. This is one meaning of the metaphor.

This is not all, though. It carries a deeper meaning. Think of it this way. Each of us is, more or less, an egg. Each of us is a unique, irreplaceable soul enclosed in a fragile shell. This is true of me, and it is true of each of you. And each of us, to a greater or lesser degree, is confronting a high, solid wall. The wall has a name: It is The System. The System is supposed to protect us, but sometimes it takes on a life of its own, and then it begins to kill us and cause us to kill others - coldly, efficiently, systematically.

I have only one reason to write novels, and that is to bring the dignity of the individual soul to the surface and shine a light upon it. The purpose of a story is to sound an alarm, to keep a light trained on The System in order to prevent it from tangling our souls in its web and demeaning them. I fully believe it is the novelist's job to keep trying to clarify the uniqueness of each individual soul by writing stories - stories of life and death, stories of love, stories that make people cry and quake with fear and shake with laughter. This is why we go on, day after day, concocting fictions with utter seriousness.

My father died last year at the age of 90. He was a retired teacher and a part-time Buddhist priest. When he was in graduate school, he was drafted into the army and sent to fight in China. As a child born after the war, I used to see him every morning before breakfast offering up long, deeply-felt prayers at the Buddhist altar in our house. One time I asked him why he did this, and he told me he was praying for the people who had died in the war.

He was praying for all the people who died, he said, both ally and enemy alike. Staring at his back as he knelt at the altar, I seemed to feel the shadow of death hovering around him.

My father died, and with him he took his memories, memories that I can never know. But the presence of death that lurked about him remains in my own memory. It is one of the few things I carry on from him, and one of the most important.

I have only one thing I hope to convey to you today. We are all human beings, individuals transcending nationality and race and religion, fragile eggs faced with a solid wall called The System. To all appearances, we have no hope of winning. The wall is too high, too strong - and too cold. If we have any hope of victory at all, it will have to come from our believing in the utter uniqueness and irreplaceability of our own and others' souls and from the warmth we gain by joining souls together.

Take a moment to think about this. Each of us possesses a tangible, living soul. The System has no such thing. We must not allow The System to exploit us. We must not allow The System to take on a life of its own. The System did not make us: We made The System.

That is all I have to say to you.

I am grateful to have been awarded the Jerusalem Prize. I am grateful that my books are being read by people in many parts of the world. And I am glad to have had the opportunity to speak to you here today.

http://www.haaretz.com/culture/arts-leisure/always-on-the-side-of-the-egg-1.270371


 
Picture


Khoa học càng phát triển, cuộc sống càng gấp gáp và bận rộn, dường như người ta lại càng có xu hướng tìm đến với những giá trị vĩnh cửu như hạnh phúc, yêu thương, thanh thản và tin tưởng. Có lẽ chính vì thế mà người thì chen lấn trước cửa chùa cúng bái, kẻ tìm đến người bạn thân thuộc là sách vở. Chưa bao giờ sách vở về tôn giáo lại nhiều đến thế trong các hiệu sách, ngoài Đại La Lạt Ma, Thích Nhất Hạnh người ta còn tìm thấy Nam Hoa Kinh, Lão Tử và cả triết lý nhà Phật áp dụng trong kinh doanh. Thấy Phật đề cập đến các vấn đề của cuộc sống hàng ngày và xã hội dưới cái nhìn thiền quán, nhẹ nhàng mà thâm thúy là món quà đẹp cho người yêu sách tháng này.

Chỉ một tập sách mỏng mà có tới ba mươi ba bài tản văn. Và nếu độc giả làm theo lời khuyên của người giới thiệu sách Bùi Văn Nam Sơn: đừng dại như tôi khi đọc quyển sách một cách vội vàng, ham hố như nuốt trọn một món ăn ngon, ‘’ngưu ẩm’’ một cốc cam lồ, lúc ấy quyển sách thực sự là một món quà quí mà bạn tặng cho chính mình.

            Thấy Phật cuốn hút người đọc ngay từ cái bìa rất ‘’Phật’’ của mình. Không có ảnh của những nhân vật nổi tiếng, không câu khách bằng màu sắc chói mắt, cũng không có những tấm giấy quảng cáo vòng quanh quyển sách với những câu quảng cáo giật gân. Một bìa sách đơn giản và hài hòa, thoáng nhìn cũng đã thấy an tĩnh, ung dung. Người đọc có thể tìm thấy những xúc cảm thiêng liêng của một người con phải xa quê cha đất tổ trong phút giao thừa thiêng liêng. Một vài câu chuyện thiền, ngắn gọn mà thâm thúy khiến người đọc phải lặng mình suy nghĩ về những gì thực sự quan trọng trong cuộc đời: kiến thức, tiền bạc, danh vọng, hạnh phúc lứa đôi hay vận mệnh của đất nước. Cả những vấn đề thời sự như mua bằng, chạy chức, trẻ bị học quá tải, bệnh chạy theo thành tích,…cũng được tác giả đề cập đến một cách dí dỏm dưới dạng truyện cổ tích cải biên. Có lúc Thấy Phật lại hiện lên dưới dạng một câu chuyện ngụ ngôn hiện đại khi lại là một bài thơ. Được một giọng văn hóm hỉnh và ngập tràn nhựa sống đưa chân, chẳng biết từ lúc nào, bước chân của người đọc lại lạc bước đến Bhoutan - đất nước nhỏ bé đã đưa ra một chỉ số phát triển mới để so sánh các nước với nhau: chỉ số hạnh phúc. Hãy đừng mang con số nhiều nghìn tỷ đô la GDP ra ‘’dọa nhau’’, cũng đừng mang số lượng điểm kết nối internet ra so sánh, liệu một người ở nước ‘’phát triển’’ có hạnh phúc hơn một người Bhoutan? Nơi thường xuyên thiếu điện, đợi nửa ngày mới có một chuyến xe nhưng không có người ăn xin, giáo dục, y tế miễn phí, rừng nguyên sinh còn nguyên vẹn, không ai săn bắn, đánh cá. Liệu những triết lý ‘’giới, định, tuệ’’ của nhà Phật có thể được áp dụng cho các em nhỏ khi đi học? Có đấy, chỉ cần hướng dẫn các em ngay trong các hoạt động của đời thường. Tác giả đã hết sức khéo léo khi đưa ra khi thì những điển tích hấp dẫn, khi thì những cuốn phim đậm chất Thiền mà đọc chưa hết đã muốn chạy đi mua cuốn phim về để được tận mắt chứng kiến. Thấy Phật cũng kể lại quan niệm của các nhà hiền triết Hy Lạp cổ về tình yêu, sự tích thành ngữ ‘’đi tìm cái nửa của mình’’ qua đó nói rộng hơn đến bí quyết giữ cho tình vợ chồng được bền chặt suốt đời. Một cuốn sách dành cho cả người theo Phật và cả người không theo Phật. Với cấu trúc đặc biệt của cuốn sách, bạn có thể đọc từ đâu cũng được. Nếu sau khi đọc sách, bạn chăm chỉ lau sạch những hạt bụi của những ý nghĩ không tốt, những điều không nên làm trên tấm gương tâm hồn của mình, Thấy Phật lúc đó sẽ không còn là tiêu đề một cuốn sách mà chính là chứng nghiệm của chính bạn.

Tác giả Cao Huy Thuần là giáo sư chính trị học lão luyện và sắc sảo hiện đang sống và làm việc tại Paris. Nhà văn Nguyên Ngọc viết về ông:’’Năm 1968, Cao Huy Thuần trình luận văn tiến sĩ quốc gia của mình tại trường đại học khoa học chính trị Paris. Luận văn của anh, "Đạo Thiên Chúa và chủ nghĩa thực dân tại Việt Nam 1857-1914", mặc dầu động chạm đến một vấn đề rất nhạy cảm đối với uy tín của nước Pháp, song vì chất lượng khoa học rất cao của nó, và cũng vì truyền thống giáo dục tự do nhân bản của đại học Pháp, vẫn được quyết định chấm đỗ hạng ưu’’. Thấy Phật là tác phẩm thứ bảy đã xuất bản trong nước của ông.


 
Picture
Khuyến học của tác giả Fukuzama Yukichi là một trong những quyển sách ‘’gối đầu giường’’ của hàng triệu người Nhật trong suốt hơn một trăm năm qua. Tác phẩm là một tập hợp của những lời khuyên, bài học về tinh thần tự lực và nhận thức về sự học.

Yukichi là một tác giả lớn được coi là Voltaire của Nhật Bản, một đại học giả của thời đại Minh trị Thiên hoàng và có ảnh hưởng rất lớn. Hình của ông được in trên tờ giấy bạc có mệnh giá cao nhất tại Nhật Bản và cho tới nay, quyển sách của ông đã được tái bản tới hơn bảy mươi lần tại Nhật Bản và dịch ra hàng chục thứ tiếng.

Về giáo dục :

Ông viết cuốn sách này nhằm cổ vũ học sinh sinh viên hăng hái học tập nhưng phải học cái thực chất. Không phải cứ thuộc thiên kinh vạn quyển mà đã hay. Học là phải áp dụng được vào thực tế chứ không phải là tủ sách di động. Học là để kiếm sống và giúp đời. Ông chê trách thói học từ chương, cứng nhắc. Ông nói : từ xưa đến nay có mấy khi người ta thấy nhà văn, nhà thơ là những người giàu có ? Theo ông, kiến thức rất đa dạng : làm một cái hóa đơn, công việc sửa chữa trong nhà cũng là kiến thức.

Về quốc gia và chính phủ

Ông phân tích tầm quan trọng của luật pháp. Luật phải nghiêm minh và phải là kết quả của quá trình bàn thảo giữa quốc dân và chính phủ. Khi đã đồng ý thì mọi người phải tuân theo, nếu có thắc mắc thì trao đổi cùng chính phủ. Chính phủ là người được dân cử ra lãnh đạo đất nước chứ không phải là vua chúa xưa kia. Chính phủ có trách nhiệm lãnh đạo đất nước. Quốc dân có nghĩa vụ áp dụng những chính sách quản lý của chính phủ.

Mọi người dân phải chung sức đồng lòng thì nước mới mạnh, mới chống được giặc ngoại xâm (là các nước phương tây bấy giờ). Phải tận dụng tiến bộ khoa học, kỹ thuật, xã hội của các nước Phương tây để chấn hưng đất nước. Phải trân trọng những tiến bộ ấy nhưng không được tôn sùng.

Trong khoảng thời gian hơn 20 năm đã có cả ngàn cuốn sách quan trọng được dịch ra tiếng Nhật để nâng cao dân trí (nhìn lại dự án dịch các cuốn sách quan trọng ra tiếng Việt hiện nay mà buồn).

Về tu thân Ông cho rằng cái làm cho con người khác con kiến hay những con vật khác là ở chỗ : con người không chỉ hài lòng với việc hưởng thụ thành quả công việc của mình, nếu không họ chỉ bằng con sâu cái kiến. Người tri thức phải học và rèn luyện để tự lập. Ông cổ vũ mỗi người phải trau dồi cho mình những tài năng mà xã hội cần. Ông trích câu nói của Khổng Tử ‘’ Đừng buồn vì người không biết  ta. Hãy buồn vì ta không có gì để người biết’’. Nhưng thế còn chưa đủ, phải giúp đời nữa, phải làm được gì nữa cho xã hội, cho những người xung quanh. Ông phê phán những người lấy việc chỉ chăm chăm học để ngày mai có một vị trí nào đó trong guồng máy lãnh đạo rồi chăm chăm kiếm tiền, quyền lực, phê phán lối học chỉ để ra làm quan. Học là để biết lẽ phải, để lên tiếng bảo vệ chân lý. Ông viết ''đa phần hiện nay các trí thức đều thiếu con mắt nhận biết thời cuộc. Họ yêu quý và lo giữ chỗ cho bản thân hơn là lo lắng, ưu tu cho đất nước. Đối với họ, gió chiều nào che chiều ấy.Đa số các trí thức kiểu này luôn rình rập tìm kiếm lợi ích trước mắt, săn đón cơ hội leo vào hàng ''quan chức'', sa vào các sự vụ quản lý vặt vãnh, tiêu phí thời gian vào các việc vô bổ xa rời công việc nghiên cứu, học thuật...Tôi buộc phải nói rằng những người trí thức như vậy là nỗi bất hạnh cho công cuộc văn minh đất nước''

 

Sách ra đời năm 1876 với số lượng ấn bản 3,4 triệu bản. Nên nhớ vào thời kì này, dân số nhật bản là 34 triệu. Tính ra cứ 10 người thì có 1 người đọc. Tưởng tượng Việt Nam có số lượng người đọc tương ứng, thì chắc chắn đất nước đã ở rmột vị thế khác.

Nguyễn Đình Thành


 
Picture
Trái với suy nghĩ thường thấy, ‘’điên’’ lại là một chủ đề khá phổ biến trong văn học và nghệ thuật. Từ Sophocle đến Shakespeare, rồi Charles Dickens, N.V. Gogol, Tchekhov, W. Faulkner, Stefan Zweig, Lỗ Tấn…câu chuyện về những người hành động không bình thường này luôn mang đến nguồn cảm hứng cho những nhà văn lớn. Danh sách những người nổi tiếng bị biết đến như những người ‘‘điên’’ cũng không ngắn: Van Gogh, Guy de Maupassant, Nietsche, Blaise Pascal,…rồi các nhân vật trong thần thoại Hercule, Ulysse,…Tiểu thuyết Vu Khống của nhà văn Pháp gốc Việt Linda Lê đã thêm vào danh sách ấy một câu chuyện hấp dẫn.

 

Hấp dẫn nhưng không dễ đọc bởi tác giả đã chọn một văn phong súc tích, quyết liệt và không khoan nhượng. Tiểu thuyết xoay quanh câu chuyện của một kẻ xưng tôi. Là một người nhập cư (có lẽ là từ Việt Nam và ban đầu không biết tiếng Pháp), anh ta bị gia đình gửi vào một trại thương điên ở Pháp suốt mười năm với hi vọng cách li hoàn toàn anh ta với mọi quan hệ với gia đình, xã hội. Được một bác sỹ tốt bụng giúp đỡ, anh tự cứu chính mình bằng việc học tiếng Pháp, đọc những tác phẩm trong thư viện. Nhưng một lá thư của người cháu gái gửi đến cho anh đã phá vỡ sự yên bình mà anh đã thiết lập được cho mình trong trại thương điên: Thoát, thôi tưởng tôi thoát chứ. Vậy mà lại bị mấy cái gien túm lại. Vậy mà một cái thư lại nhắc tôi phải nhớ tới cái gia đình đã cán bẹp bộ não tôi, huỷ diệt tuổi trẻ tôi, phá hư đời tôi. Cô cháu gái hỏi một người ‘’điên’’ chỉ đường cho mình trong cuộc sống và nói rằng anh là người duy nhất trong gia đình cô muốn giữ quan hệ. Anh trở lại với cuộc sống ‘’bình thường’’ và làm việc trong một thư viện. Ngày trở về cũng chẳng êm đềm khi người anh yêu – em gái ruột hoặc một người họ hàng gần – đã treo cổ tự vẫn. Anh sống vật vờ bên gia đình, xã hội và tiêu tiền theo một cách cũng ‘’điên’’: trả tiền cho lão hàng xóm để cô bé con lão mà lão bắt phải tiếp khách được ngủ yên vài đêm còn anh thì trốn lại thư viện mình làm những đêm ấy. Câu chuyện của anh xoắn vào câu chuyện của cô cháu gái, của tay tham vấn người đặt hàng để cô gái viết, của anh trai cô và của một người thợ giầy nhập cư. Mỗi người xuất hiện với cách hành xử, suy nghĩ hoặc sở thích ‘’kì quặc’’ của mình. Cô gái – Nhà văn. Chưng cất thuốc dịu đau. Chế biến thuốc an thần. Làm bà chủ chứa chữ nghĩa – tự cho mình là con rối thèm ước danh vọng, mảnh giẻ rách lại muốn thành con chim sặc sỡ rỉa lông trước đám công chúng đông đảo; Ricin, anh của cô là một người viết văn già đời, khổ hạnh không tha thứ mọi hèn yếu, mọi thỏa hiệp và không bao giờ thỏa mãn. Cái nhìn của anh sắc bén và xuyên thấu đến tận bản chất của vấn đề: các nước lớn có thực sự ‘’yêu thương’’ các nước khó khăn hay họ giúp các nước khó khăn để bảo vệ quyền lợi của chính họ; bản chất của các hoạt động đánh bóng hình ảnh bằng từ thiện diễn ra trên khắp thế giới; sự vô trách nhiệm trong giới báo chí truyền thông; cách hành xử của các nước lớn với các nước thuộc địa cũ... Văn chương hiện lên qua cuộc tranh luận giữa anh và cô gái như là một cuộc đấu tranh bạo liệt nhằm khẳng định cái tôi, nhằm chống lại sức ép khủng khiếp bên ngoài để không bẻ cong ngòi bút, để không phải viết ra những gì không phải là gan ruột của người viết; Viên tham vấn hiện lên với vai trò người đặt hàng cho cô gái viết. Lão muốn cô phải viết theo cái cách mà công chúng trong một nước lớn muốn nghe, muốn nhìn thấy ở một nhà văn đến từ một nước cựu thuộc địa. Lão có sở thích kì lạ là sưu tầm các tác phẩm mang hình tay người và yêu cô thư kí ăn mặc như tấm quảng cáo treo trên đầu lão. Cuối truyện, lão lấy súng bắn vào gáy cô thư kí rồi tự giết mình.

          Các nhân vật ‘’được quyền nói’’ trong câu chuyện này đều có cách hành xử khác thường mà  người đời thường gọi những gì không bình thường là điên. Nhà văn Pháp siêu thực Anatole France viết : Rốt cục, điên là gì nếu không phải là một loại hình tâm lí đặc thù ? Điên chứ không phải là mất trí. Mất trí là việc mất đi các khả năng trí tuệ. Điên chỉ là cách sử dụng kì quặc và khác người của các khả năng này. Vậy ai là ngưòi điên trong truyện ? Chắc chắn không phải nhân vật chính khi anh chẳng hề mất đi sự nhạy cảm trong cuộc sống và lúc nào cũng ý thức mình đang làm gì ? Có phải gia đình anh mới là điên khi xích chân cụ cố vào giường cho đến chết, giam em gái vào phòng, đẩy em trai vào trại tâm thần và tin chắc rằng đời nào  dòng họ này cũng có một người điên và anh chính là người ấy? Hay mẹ cô bé là người điên khi có chồng rồi nhưng vẫn ngủ với một người nước ngoài trở về sau mỗi cuộc hành quân tàn sát vô số đồng bào mình? Và còn bao nhiêu, bao nhiêu người mà cách hành xử và suy nghĩ có thể bị coi là điên ?

Vu Khống cũng mang đến một cái nhìn từ bên trong xã hội Pháp đối với vấn đề nhập cư. Câu chuyện ấy hết sức sinh động và sâu sắc có lẽ bởi đâu đó nó cũng chính là chuyện đời của tác giả và của nhiều người nhập cư. Linda Lê sinh năm 1963 ở Việt Nam sau đó sang Pháp sinh sống và viết văn. Khi chị đi khỏi đất nước, cuộc chiến vẫn chưa ngưng tiếng súng. Với chị ‘‘viết là tự lưu đày bản thân’’ và văn học có thể là một cách hay để ‘’giữ khoảng cách với chính mình’’‘để ra khơi’’‘để đứng xa và nhìn vào cuộc đời mình’’. Sự khước từ những yếu tố lãng mạn, đèm đẹp hay dễ dãi trong các tác phẩm của chị làm người ta có thể liên tưởng đến những vở múa đương đại của Ea Sola: nghiêm khắc đến nghiệt ngã trong nghệ thuật để người đọc, người xem dù muốn cũng không thể khiến tác phẩm trôi tuột khỏi tâm trí mình. Linda Lê viết tiểu thuyết đầu tay năm 23 tuổi và cho đến nay đã có tác phẩm thứ mười.

Hà Nội, 20 tháng 7 năm 2009

Nguyễn Đình Thành

* Vu khống do Nhã Nam và NXB Văn học ấn hành với bản dịch của Nguyễn Khánh Long


 
Picture
Phạm Phú Minh - Ai là tác giả bức tranh trên bìa báo Tự Do xuân Canh Tý 1960? at 6/23/2012 11:28:00 AM

Phạm Phú Minh

Họa sĩ Nguyễn Gia Trí mất ngày 20 tháng 6 năm 1993. Để nhớ đến ông nhân ngày giỗ thứ 19 (năm nay, 2012), chúng tôi xin trở lại một câu chuyện của quá khứ khá xa, để xác định ai là người đã vẽ bìa báo Tự Do xuân Canh Tý 1960, mà hiện nay người thì bảo là do Nguyễn Gia Trí vẽ, người thì nói tác giả bức tranh đó là họa sĩ Phạm Tăng. Thế nhưng trước hết, xin mời bạn đọc xem lại bức tranh, mà bây giờ ít người được có dịp thấy:



Bìa báo xuân Canh Tý 1960
Nguồn sưu tầm: Thư viện Đại học Cornell, Hoa Kỳ
Ai đã sống ở miền nam Việt Nam, đặc biệt là Sài Gòn, vào năm 1960 thì có thể ít nhiều biết câu chuyện này. Tranh bìa số xuân của báo Tự Do năm Canh Tý 1960 vẽ 5 con chuột đang ăn quả dưa hấu: một bìa báo bình thường, chủ đề bức họa là chỉ về con giáp của năm mới, một thói quen của làng báo lúc bấy giờ. Báo phát hành từ giữa tháng chạp âm lịch năm trước, mọi người mua, đọc, biếu bạn bè… như vẫn làm trong sinh hoạt đón xuân. Nhưng đến mồng 5 Tết thì đột nhiên tòa báo Tự Do bị cảnh sát xông vào đập phá, tịch thu hết các số báo xuân còn lại, cả số đã phát hành mà chưa bán cũng có lệnh thu hồi. Tại sao có chuyện như vậy? Vì có người diễn dịch ý nghĩa bức tranh đó là ám chỉ năm anh em của nhà họ Ngô đang đục khoét đất nước Việt Nam, và nếu lật ngược bức tranh lại thì theo đường viền vàng của vỏ trái dưa có thể thấy mường tượng hình thù nước Việt Nam, hoặc có thể một nửa nước phía nam, tùy người suy đoán. Người ta nói năm con chuột đó là tượng trưng cho năm anh em nhà Ngô Đình đang trực tiếp cầm nắm vận mệnh miền Nam: Ngô Đình Thục, Ngô Đình Diệm, Ngô Đình Nhu cùng vợ Trần Lệ Xuân, và Ngô Đình Cẩn. Có người thì cho chỉ năm anh em họ Ngô thôi, không có bà Nhu, và người thứ năm là ông Ngô Đình Luyện, nhưng thời gian đó ông Luyện làm việc tại nhiệm sở ngoại quốc.

Nhưng tất cả chỉ là suy luận, ức đoán. Chẳng có bằng chứng nào có thể đoan chắc bức tranh vẽ toàn chuột đó là ám chỉ các anh em trong một gia đình. Trừ một việc: chính các anh em đang cầm quyền đó đã phản ứng một cách giận dữ. Tức là họ tự nhận năm con chuột đó đúng là tượng trưng cho chính họ. Chính hành vi cho thuộc hạ đập phá tòa soạn báo Tự Do, tịch thu báo, và truy tìm tác giả bức tranh đã xác nhận cái ám chỉ mà dân chúng nghi ngờ đó là đúng.


Nhưng ở đây chúng ta không bàn luận về chuyện chính trị cách đây đã hơn nửa thế kỷ, như giải thích tại sao giữa thời thịnh trị của chế độ đệ nhất Cộng hòa lại xuất hiện một đả kích táo tợn và dữ dội đến thế. Chúng ta chỉ đang tìm kiếm tác giả của bức tranh. Có hai người được nhắc đến: họa sĩ Phạm Tăng và họa sĩ Nguyễn Gia Trí.


Hai họa sĩ Phạm Tăng và Nguyễn Gia Trí là bạn thân với nhau. Khi tờ báo Tự Do ra đời tại Sài Gòn sau năm 1954, Phạm Tăng có chân trong ban biên tập, chuyên vẽ hí họa cho báo. Tờ Tự Do do ông Phạm Việt Tuyền làm chủ nhiệm, không phải là một tờ báo đối lập với chính quyền, nhưng bài vở trí thức, khách quan, lại có những người cộng tác không ưa chính quyền Ngô Đình Diệm như Như Phong Lê Văn Tiến, Hiếu Chân (tức Nguyễn Hoạt), thường hay có những bài phê phán hoặc châm biếm ám chỉ chính quyền. Riêng họa sĩ Phạm Tăng, qua lần điện đàm với người viết bài này vào tháng 01 năm 2012, cho biết đã bị bắt vào năm 1958 cùng với Hiếu Chân và Mặc Thu nhưng không bị ra tòa như hai vị này, mà được thả sau ba tuần bị nhốt ở bót Catinat. Sau đó họa sĩ Phạm Tăng xin đi du học tại Ý, và lên đường sang Ý vào năm 1959. Họa sĩ Phạm Tăng còn cho biết những hí họa trên báo Tự Do hầu hết là do ông vẽ, nhưng thỉnh thoảng họa sĩ Nguyễn Gia Trí cũng có đóng góp vài bức nhưng không bao giờ ký tên. Sau khi đi Ý, vì xa xôi và bận việc học, ông không còn cộng tác với báo Tự Do nữa, nhưng vẫn liên lạc thư từ rất thường xuyên với người bạn Nguyễn Gia Trí. Báo Thế Kỷ 21 xuân Ất Dậu 2005 xuất bản tại Quận Cam California có đăng bản chụp bức thư của Nguyễn Gia Trí viết từ Sài Gòn gửi sang Ý cho Phạm Tăng đề ngày 24 tháng 1 năm 1960, và cho biết thêm hai người bạn tiếp tục trao đổi thư từ với nhau cho đến tháng 8 năm 1974.


Khi vụ bức tranh chuột trên báo Tự Do xuân Canh Tý 1960 bùng nổ, nhiều người nghĩ Phạm Tăng là tác giả bức tranh, mặc dù thời điểm này Phạm Tăng đang ở Ý. Sự gán ghép này chúng tôi nghĩ là tiện lợi cho tình thế lúc bấy giờ, rất có thể do chính tòa soạn báo Tự Do khai với chính quyền đồng thời tung ra dư luận, rằng Phạm Tăng đã vẽ, để tránh cho sự bắt bớ tác giả thật, là họa sĩ Nguyễn Gia Trí, đang sống tại Sài Gòn. Mà quả vậy, thời gian ấy họa sĩ Nguyễn Gia Trí vẫn sống bình thường tại nhà, không trốn tránh hay bị bắt bớ gì cả.


Thế thì có gì chứng minh bức tranh chuột ấy là do Nguyễn Gia Trí vẽ?


Thứ nhất là những dòng sau đây của nhà văn Nguyễn Tường Thiết, trích từ bài Sự Thật Về Cái Chết Nhất Linh đăng trên nhật báo Người Việt (Quận Cam, California) và Người Việt Online vào đầu năm 2012:

“Vào năm 1960 trên bìa báo Tự Do xuân Canh Tý xuất hiện bức tranh năm con chuột đang đục khoét một quả dưa đỏ và nếu lật ngược cái bìa thì quả dưa đỏ là hình bản đồ nước Việt Nam, hàm ý các anh em của gia đình họ Ngô đang phá hoại đất nước. Tờ báo bị chính quyền tịch thu sau khi báo đã phát hành được một số khá lớn. Không một ai biết tác giả bức tranh là ai. Người ta đoán mò họa sĩ Phạm Tăng là tác giả. Nhưng cha tôi cho chúng tôi biết tác giả là một người rất thân cận với ông: họa sĩ Nguyễn Gia Trí”.


Nguyễn Gia Trí gắn bó với Nhất Linh từ thời khởi sự làm báo Phong Hóa đầu thập niên 1930, rồi cùng hoạt động chống Pháp và bị Pháp bắt cùng Hoàng Đạo, Khái Hưng vào năm 1942. Ông là người cứng cỏi, bị tra tấn rất nhiều. Đầu thập niên 1950 ông bị Pháp chỉ định cư trú tại Thủ Dầu Một, cũng thời gian này Nhất Linh từ Trung Hoa về Hà Nội rồi vào Nam, hai người đồng chí cùng trong Việt Quốc chống Pháp một thời, nay lại gặp nhau. Nhất Linh lập nhà xuất bản Phượng Giang và Nguyễn Gia Trí phụ trách vẽ bìa các sách Nhất Linh xuất bản. Đến thời đệ nhất Cộng hòa, cả hai ông đều bất mãn với chế độ gia đình trị của ông Ngô Đình Diệm, và sự kiện Nhất Linh biết rõ Nguyễn Gia Trí vẽ bức tranh chống đối này là việc dễ hiểu.


Ngày nay nhìn lại vụ bức tranh này, phải nhận đây là một sự kiện rất quan trọng, như một quả bom tấn nổ bùng khơi ngòi cho một loạt hoạt động chống đối chế độ trong những năm tiếp theo, với sự bất mãn của dân chúng ngày một tăng. Phải là người gan góc, đầy bản lãnh và tài năng mới thực hiện được một hình thức chống đối chế độ ngoạn mục như vậy: một bức tranh rất nghệ thuật nhưng hiền lành như một tranh dân gian đón mừng năm mới, in trên bìa số Xuân của một tờ nhật báo uy tín nhất nước, chỉ trong một thời gian ngắn là đến tay bạn đọc khắp nước, lại ẩn chứa một nội dung tố cáo tính cách không lành mạnh của một chế độ chính trị (mang cả gia đình nhà mình ra mà nắm vận mệnh đất nước). Giữa khung cảnh của một chế độ độc tài, đó là cách làm của một bàn tay từng trải với hoạt động cách mạng, cộng với tâm hồn của một nghệ sĩ lớn, không mấy ai đủ đởm lược và tầm vóc để thực hiện, như Nguyễn Gia Trí đã làm. Sự kiện Nhất Linh, người mà Nguyễn Gia Trí gắn bó mật thiết thời ấy, cho con cái trong gia đình ông biết ai là tác giả bức tranh ngay trong thời điểm nó xuất hiện là một xác định chắc chắn, hoàn toàn khả tín.


Thứ hai, chính họa sĩ Phạm Tăng đã khẳng định với nhà nghiên cứu Thụy Khuê vào đầu năm 2012 rằng, chính Nguyễn Gia Trí là tác giả bức tranh ấy. Vào đúng ngày tết Nhâm Thìn (tháng 01-2012) người viết bài này sau một thời gian tìm kiếm, đã có được phóng ảnh bìa số báo xuân Tự Do Canh Tý 1960 lưu trữ tại thư viện đại học Cornell; và vì muốn biết rõ một cách dứt khoát ai là người vẽ bức tranh chuột này, chúng tôi đã nhờ nhà nghiên cứu Thụy Khuê bên Pháp liên lạc với họa sĩ Phạm Tăng để hỏi, và đã nhận được câu trả lời rõ rệt như trên.


Ngoài ra chúng tôi cũng đã liên lạc và chuyện trò nhiều lần với:

Bác sĩ Nguyễn Gia Tiến (hiện ở Thụy Sĩ) cháu gọi họa sĩ Nguyễn Gia Trí bằng chú ruột, thời 1960 là sinh viên Y khoa, vẫn lui tới nhà ông chú hằng ngày,
Nhiếp ảnh gia Nguyễn Tất Đạt (ở Nam California), con của họa sĩ Le Mur Nguyễn Cát Tường, thời 1960 ở ngay trong nhà họa sĩ Nguyễn Gia Trí

Thì cả hai đều xác nhận với chúng tôi rằng, thời ấy trong vòng gia đình, ai cũng biết chính họa sĩ Nguyễn Gia Trí vẽ bức tranh ấy.


Nguyễn Gia Trí là họa sĩ lớn của Việt Nam. Ông cũng là một chiến sĩ cách mạng gan lì và kiên cường. Những phẩm chất ấy hun đúc nơi ông một nhân cách lớn. Trong sự nghiệp hội họa của ông, các nhà nghiên cứu ít khi nhắc tới bức tranh chuột này, nếu có thì chỉ như dấu vết một hành động chính trị hơn là nghệ thuật. Nhưng chính bức tranh ấy đã có một vai trò đặc biệt trong lịch sử chính trị cũng như báo chí Việt Nam, mà vì hoàn cảnh xuất hiện đã tạo nên một sự lẫn lộn về tác giả. Tất cả sự sưu tầm, hỏi chuyện và gom góp tài liệu của chúng tôi chỉ nhằm một mục đích làm sáng tỏ ai là tác giả đích thực của bức tranh ấy. Và đến đây, câu trả lời đã có thể khẳng định: đó là họa sĩ Nguyễn Gia Trí.


Little Saigon, 22/6/2012

Phạm Phú Minh

 
Châu Á : Eldorado của hàng hiệu

Từ Tokyo, Hồng Kông, Singapore, Séoul cho đến Bang Kok, Manila, Kuala Lumpur...từ thành phố lớn cho đến những vùng nông thôn, tỉnh lẻ...từ những nhà CEO, chính khách, sỹ quan cho đến nhân viên văn phòng hay thậm chí những bà buôn bán nhỏ... cơn sốt dịch mang tên Hàng hiệu đã tràn qua và không chừa sót tầng lớp hay thành phố nào của châu Á. Ở khắp nơi, hàng hiệu đã tạo ra, duy trì và phát triển cho mình một đội ngũ tín đồ đông đảo, sẵn sàng làm tất cả để có được điều mình mong ước. Hãy cùng đi sâu phân tích ‘’trật tự mới’’ của thế giới kinh doanh này qua nghiên cứu của hai chuyên gia hàng hiệu Radha Chadha và Paul Husband.

 

          Không khó để nhận ra sự mê đắm của người châu Á với các nhãn mác hàng hiệu nhưng để phân tích quá trình phát triển của nó và dự đoán cho tương lai thì phải có một công trình nghiên cứu tỉ mỉ với những con số và sự kiện cụ thể cộng thêm tập tính và sự phát triển của từng xã hội. Người ta có những kết quả ấy khi đọc tác phẩmTình yêu hàng hiệu (The cult of the luxury brand). Theo đó, tuy cùng yêu hàng hiệu nhưng sự phát triển của mối tình này ở các nước châu Á rất khác nhau.

          Năm giai đoạn lan truyền hàng hiệu.

          Nếu như ở Nhật người tiêu dùng đã chuyển sang giai đoạn ‘’nghiện’’ hàng hiệu thì ở Hồng Kông người ta đang ở giai đoạn trước đó và ở Manila mọi chuyện đang mới bắt đầu. Theo tác giả có năm giai đoạn phát triển của hàng hiệu. Ở giai đoạn một, sự nghèo khổ (do chiến tranh, chế độ chính trị...) trong một thời gian dài đã tạo ra một sự khao khát, một giấc mơ cho dù nó có thể xa xôi và khó đạt được. Ở giai đoạn hai, tăng trưởng kinh tế cao, bắt đầu có tiền, khi giới trung lưu đang làm quen với máy giặt và những tiện nghi đời thường khác, giới thượng lưu đã mang về những món hàng hiệu từ các chuyến đi châu Âu hay các thiên đường mua sắm khác. Các cửa hàng cao cấp bắt đầu mọc lên. Giai đoạn ba là khoe của. Khi lần đầu tiên có tiền, người ta có nhu cầu thông báo cho mọi người biết. Người ta tiếp nhận những biểu tượng của sự giàu có và trưng bày chúng ra. Hàng hiệu trở thành một vật đánh dấu địa vị xã hội. Chỉ đơn giản là giàu thôi thì không có nghĩa lý gì cả, bạn phải đảm bảo chắc chắn rằng luôn có những bằng chứng rõ ràng về sự giàu có. Ở giai đoạn bốn, hàng hiệu lan tràn khắp nơi. Người tiêu dùng tiếp nhận hàng hiệu ở quy mô lớn, được thúc đẩy bởi động cơ muốn hòa đồng. Không có hàng hiệu bạn sẽ không được nhóm xã hội của mình thừa nhận. Ở giai đoạn năm, các nhãn hàng hiệu đã trở thành một lối sống. Người tiêu dùng đã được ‘’tôi luyện’’ trong các lò mua sắm và có hiểu biết sâu sắc về sản phẩm định mua. Người tiêu dùng ‘’bị’’ khóa trong thói quen và thẩm mỹ mua sắm hàng hiệu. Ngay cả khi nền kinh tế có khó khăn, người ta vẫn tiếp tục mua hàng hiệu vì đơn giản bởi họ không thể dừng lại được.

         

            Định vị các nước châu Á

          Rõ ràng ở châu Á, ai cũng yêu hàng hiệu nhưng mỗi nước lại đang ở những giai đoạn khác nhau tùy theo hoàn cảnh lịch sử của mình.

          Ở Nhật, hàng hiệu đã phát triển đến giai đoạn cuối cùng của mình. Ai cũng dùng hàng hiệu và người tiêu dùng ở đây sành sỏi và hoàn toàn tự tin với hàng hiệu. Thậm chí, yêu cầu đặc biệt cao về chất lượng hàng hóa của người Nhật buộc các nhãn hàng vốn nổi tiếng khe khắt về chất lượng chỉ dám xuất khẩu những sản phẩm hoàn hảo về chất lượng sang thị trường này và không ngừng nâng cao kiến thức của người bán hàng. Hàng hiệu đã trở thành những món hàng thiết yếu mà thiếu chúng bạn sẽ trở thành người thấp kém trong mắt mọi người và trong mắt chính bạn. Chính vì thế, nhiều cô nữ sinh chấp nhận ngủ với đàn ông tuổi cha mình để có tiền mua hàng hiệu; phụ nữ trưởng thành nấn ná ở nhà bố mẹ đẻ để tiết kiệm tiền mua hàng hiệu. Khi khai trương trung tâm mua sắm của LV có 1400 người xếp hàng trước từ ba ngày chỉ để được là mổt trong những người đầu tiên mua hàng. Theo các tác giả, thì một trong những lý do chính là văn hóa ‘’hòa đồng’’ của người Nhật. Ở Nhật người ta phải thuộc về một nhóm nào đó và phải tuân theo các chuẩn mực về sinh hoạt, ứng xử và thậm chí cả ăn uống, trang phục theo nhóm đó. Louis Vuitton chính là nhãn hàng ai-cũng-phải-có ở đây. Khó có thể phân khúc rõ ràng nhóm nào mua nhiều hàng hiệu nhất đơn giản bởi ai cũng là khách hàng.

          Hồng Kông và Đài Loan. Hai tác giả viết : có thể coi hai hòn đảo như anh em một nhà và có cùng một nỗi đam mê hàng hiệu chảy trong huyết quản. Trong khi Hồng Kông đã là một hòn đảo thời trang sành điệu thì Đài Loan vẫn đang loay hoay đi tìm cho mình một phong cách riêng. Nguồn gốc khác nhau của cư dân di cư và sau đó là phong cách quản lý đã làm cho sự khác biệt trở nên tương đối lớn. Người ở Hồng Kông vốn là dân thượng lưu và thương nhân giàu có từ Thượng Hải và nhiều thành phố duyên hải khác sang còn Đài Loan lại phần lớn là dân nghèo đến từ Phúc Kiến và Quảng Đông. Hồng Kông là một trung tâm tài chính và thương cảng đầu mối đã khiến nền kinh tế ở đây nhanh chóng tăng tốc. Việc có nhiều dân Phương Tây sống và làm việc ở đây cũng làm cho việc hưởng thụ cuộc sống ở đây có nhiều phong cách hơn. Mua sắm đã trở thành một lối sống ở Hồng Kông. Việc miễn thuế cũng làm cho hàng hiệu ở đây rẻ hơn và Hồng kông nhanh chóng trở thành một thị trường hàng hiệu trị giá 3,5 tỷ đô la. Hồng Kông có nhiều xe ‘’khủng’’, nhiều trung tâm mua sắm hàng hiệu hơn cả phương Tây. Người mua hàng hiệu ở đây số một là vợ các trùm tài phiệt, bồ nhí hay vợ bé của các ông, sau đó là tầng lớp nữ doanh nhân, nữ chiêu đãi viên hộp đêm, khách du lịch shopping đến từ các nước xung quanh, những người làm nghề giao tiếp và sáng tạo...Chỉ có ở Hồng Kông, quy luật tiết kiệm một đồng nhưng xài cả gia tài mới chi phối một cách mạnh mẽ như vậy. Đài Loan thì lại khác. Tại đây các tập đoàn lớn đã đổ bộ và doanh số không ngừng tăng. Tuy nhiên, nhiều khu mua sắm cao cấp vẫn nằm cạnh những bãi đỗ xe tay ga úi xùi và giao thông lộn xộn. Khâu thiết kế, trưng bày và thẩm mỹ nói chung vẫn rất kém. Nói như vậy không có nghĩa là thị trường này không lớn. Phân khúc thị trường ở đây không khác mấy Hồng Kông : tầng lớp triệu phú, các bà vợ giàu có tuổi 40 đến 50, con cái nhà giàu, nhân tình rồi nữ nhân viên độc thân sống với bố mẹ. Với nhiều người Đài Loan, xài hàng hiệu là chuyện địa vị chứ không phải phong cách.

Trung Hoa đại lục. Ngày nay, ở Trung Quốc, hàng hiệu đóng vai trò cần thiết nhằm chỉ ra một cách không thể nhầm lẫn được bạn chính là một người thành đạt. Nước này đang nằm ở giai đoạn ba của hàng hiệu. Trung Quốc đã thực hiện cuộc ‘’đại nhảy vọt’’ từ những bộ đồng phục đại cán đến complê Armani. Thời trang hàng hiệu đã trở thành một thứ tuyên ngôn về vị trí xã hội. Ở đây người mua rất phong phú từ những tỷ phú siêu giàu mới nổi đến những quan chức chính quyền, từ các bà vợ tài phiệt đến đám con cái của các gia đình giàu có, từ những sỹ quan quân đội cao cấp đến những cô vợ bé của các ông chủ Hồng Kông, Đài Loan…Người tiêu dùng có ba cách để khoe của: để nguyên giá tiền trên sản phẩm trong vài ngày; tự hào xướng lên rằng bạn mua hàng ở Trung Quốc chứ không phải ở nước ngoài nơi hàng hiệu giá rẻ hơn và cách thứ ba là chọn những hãng cực kì đắt (Hermès) chẳng hạn để chắc chắn rằng mình là người giàu có và sành điệu. Ở Trung Quốc, người ta mua hàng hiệu không phải chỉ để cho mình mà còn cho cả đối tác nữa. Chuyện mua ‘’hàng hiệu’’ như một chất ‘’bôi trơn’’ ‘’xúc tác’’ kinh doanh trở nên vô cùng phổ biến và các món hàng hiệu là một sự đảm bảo chắc chắn về hiệu quả và sự kín đáo cho người được nhận. Sự phát triển của thị trường hàng hiệu thật ‘’chóng mặt’’.

Hàn Quốc. Có thể coi sự phát triển của hàng hiệu ở đây gay cấn như một vở bi kịch khi nhân vật chính bị giằng xé giữa tình yêu và thù hận. Người Hàn Quốc mê hàng hiệu, rõ rồi. Nhưng đồng thời hàng hiệu – có nghĩa là mua hàng ngoại và tiêu quá nhiều tiền cho riêng mình – cũng là đối tượng bị xã hội chỉ trích lên án. Khẩu hiệu ở đây là làm giàu, nhưng phải sống nghèo. Chính phủ Hàn Quốc vận động quốc dân yêu nước, dùng hàng nội và ra sức để đất nước phát triển bằng các nước Phương Tây tiên tiến trong khi đó người dân càng ngày càng không thể chống chọi được với cơn mê hàng hiệu. Bắt đầu từ năm 1987, chính phủ Hàn Quốc đồng ý cho nhập quần áo may sẵn, túi xách và da giày. Thế Vận Hội 1988 đã nhanh chóng tạo bệ phóng cho cơn sốt hàng hiệu. Và khi sắc đẹp trở thành nỗi ám ảnh của quốc gia thì không có lý gì các trung tâm giải phẫu thẩm mỹ, các công ty mỹ phẩm không tung hoành trên thị trường. LVMH không ngừng tăng doanh số, phụ nữ Hàn Quốc nào cũng lên cơn sốt vì Ferragamo. Hàn Quốc là một xã hội cạnh tranh rất cao đưa tâm lý ‘’bằng chị bằng em’’ lên một tầm cao mới. Người ta luôn luôn so sánh sự thành đạt của người chồng con so bì với làng giềng bè bạn và nếu thua thì vô cùng mất mặt. Hiện nay, Hàn Quốc đang ở giai đoạn thứ tư hòa nhập.

Tiếp đó cuốn sách phân tích thị trường hàng hiệu ở các nước Đông Nam Á. Khi Singapore đã trở thành trung tâm hàng hiệu không thể bỏ qua thì Indonesia Philippines mới chỉ bắt đầu. Malaysia và Thái Lan vững vàng hơn trên con đường hàng hiệu. Việt Nam, vì thiếu nhiều thông tin không được phân tích ở đây. Thị trường hàng hiệu Singapore có những người tiêu dùng có nhiều hiểu biết về hàng hiệu, khách du lịch quốc tế đến mua sắm ở thị trường miễn thuế, và nhiều người mua là dân đồng tính. Trong khi đó, đàn ông Singapore thích bỏ tiền vào đồng hồ, xe hơi và bất động sản hơn. Malaysia lại nổi tiếng với giới thượng lưu sẵn sàng mua sắm cộng với 15 triệu khách du lịch (nhiều người từ các nước Ả rập giàu có) là một thị trường béo bở. Thái Lan lại đang vững bước trên con đường trở thành thủ đô thời trang trong tương lai với niềm đam mê cố hữu của người Thái với những sản phẩm thủ công tinh xảo. Giới quý tộc, khách du lịch và các doanh nhân quốc tế ở đây là những người tiêu dùng chính. Ngoài ra, chính phủ cũng bỏ ra 40 tỉ đo la vào dự án thành phố thời trang Bang Kok để vượt lên trên Singapore và Sydney. Indonesia lại hiện lên như một ví dụ tiêu biểu về sự trái ngược giữa nông thôn và hải đảo xa xôi với những khu du lịch và đô thị sầm uất. Thị trường hàng hiệu ở đây hướng tới  những người giàu mới nổi và điểm đặc biệt của hàng hiệu ở đây là một sự  đơn điệu: người ta ăn mặc, chải chuốt giống hệt nhau và những chương trình quảng cáo cho các loại hàng khác nhau lại được trình bày theo cùng một lô gích đơn giản. Philippines lại là nước châu Á mang đậm chất Phương Tây nhất. Mua sắm là môn thể thao được ưa chuộng ở nước này nhưng lại tương đối kén khách. Họ gồm những người siêu giàu (cả cũ và mới) và những người có thu nhập khá. Tuy nhiên họ chỉ chiếm một phần rất nhỏ trong thị phần hàng hiệu.

          Sẽ là thiếu sót nếu không nhắc đến Ấn Độ trên bản đồ hàng hiệu châu Á. Trong khi ở Trung Quốc mọi người đã từng nghèo đồng đều thì ở Ấn Độ luôn tồn tại song song tầng lớp trên và tầng lớp dưới. Các gia đình giàu có nhiều đời vừa có tiền lại vừa có khiếu thẩm mỹ chắt lọc và trở thành những khách hàng đương nhiên của hàng hiệu. Các tỷ phú và triệu phú của Ấn Độ liên tục xuất hiện trong các bảng xếp hạng. Ấn Độ cũng là đất nước của những nhà tỷ phú ‘’tiền mới’’. Nhiều người trong số họ đi lên từ tay trắng và sau này không ngần ngại chi tiêu. Tầng lớp thứ ba là những cổ cồn vàng. Họ là những người thành đạt nhưng chưa có nhu cầu dùng hàng hiệu. Để bán được, hàng hiệu phải chuyển mình thành những món quà tặng, phải lọt vào danh sách ‘’đầu tư’’ chứ không phải là ‘’chi tiêu’’. Những kế hoạch marketing khéo léo đang tỏ ra hiệu quả với tầng lớp này.

          Quyển sách dừng lại phân tích những chiến lược và chiêu thức tạo ra cơn sốt hàng hiệu. Công thức chung của sự thành công là sự kết hợp của nghịch lý chọn lọc-đại trà. Vừa cho ít người vừa mở rộng chủng loại; vừa cho giá ‘’trên trời’’ vừa cho giá chấp nhận được. Các chương trình riêng luôn được giấu kín nhưng cùng lúc lại tấn công truyền thông đại chúng ầm ĩ. Trong công thức thành công luôn có tiệc sang trọng + khách mời ngôi sao và những người có quan hệ rộng + một chút báo chí + một câu chuyện hay để kể. Quyển sách khép lại với một chương phân tích về thị trường hàng nhái và trả lời câu hỏi tại sao hàng hiệu đa phần lại của châu Âu và tại sao người châu Á lại thích hàng hiệu châu Âu.

          Với 347 trang, đây không phải là một quyển sách dài nhưng với nó người đọc có thể hiểu phần nào tâm lý hàng hiệu của một nửa dân số thế giới và có được những nhận định của riêng mình về thị trường hàng hiệu Việt Nam.

Hà Nội 4/2009

Nguyễn Đình Thành

(tổng hợp)


Danh sách 15 thương hiệu sang trọng được xếp hạng theo doanh số năm 2008:


STT

Nhãn hiệu

Logo

Quốc gia

Giá trị nhãn hiệu
năm 2008 (triệu USD)


1

Louis Vuitton



Pháp

21.602

2

Gucci



Italy

8.254

3

Chanel



Pháp

6.355

4

Rolex



Thụy Sĩ

4.956

5

Hermès



Pháp

4.575

6

Cartier



Pháp

4.236

7

Tiffany & Co



Mỹ

4.208

8

Prada



Italy

3.585

9

Ferrari



Italy

3.527

10

Bvlgari



Italy

3.330

11

Burberry



Anh

3.285

12

Dior



Pháp

2.038

13

Patek Philippe



Thụy Sĩ

1.105

14

Zegna



Italy

818

15

Ferragamo



Italy

722



theo Interbrand

 
Về chữ "chết" trong truyện Kiều

Vietsciences- Phạm Đan Quế          0
7/04/2009

Những bài cùng tác giả


Truyện Kiều trích giải


Năm 2000, kỷ niệm 180 năm ngày thi hào Nguyễn Du từ trần, chúng tôi đã thử tìm hiểu chữ “chết” trong Truyện Kiều. Chết là một từ trung hoà về sắc thái tu từ mà người nói không biểu lộ tình cảm của mình đau buồn thương xót hay một thái độ nào khác. Theo nghĩa tốt ta có thể dùng: hy sinh, qua đời, từ trần, khuất núi... theo nghĩa xấu thì có: đi đời, đi toi, bất đắc kỳ tử...

   Trong Truyện Kiều, tác giả đã 45 lần nói về cái chết mà chỉ dùng chữ “chết” có một lần trong câu 2532 thật là đích đáng, bởi lúc này Thúy Kiều quá đau khổ và hổ thẹn vì bị mắc lừa:

   2531. Mặt nào trông thấy nhau đây,

   Thà liều sống chết một ngày với nhau.

   Tuy nhiên ngay ở Phần văn bản (Trang 543) của Từ điển Truyện Kiều – bản in năm 1974 – không có chữ chết nào, câu này in là: Thà liều sống thác một ngày với nhau. Trong khi ở Phần từ vựng giải nghĩa, câu này lại in là: Thà liều sống chết một ngày với nhau.

   Về cái chết của Đạm Tiên theo lời kể của Vương Quan thì:

   0065. Kiếp hồng nhan có mong manh

   Nửa chừng xuân, thoắt / gãy cành thiên hương.

   Với nhịp thơ 3–1–4 trong câu bát, với cách ngắt câu đứt quãng thoắt/ gãy cành thiên hương, một nhã ngữ mà tác giả cho ta cảm tưởng sinh động về cái chết đột ngột của Đạm Tiên khi đang còn xuân sắc để rồi khi người khách viễn phương đến thì:

   0069. Thuyền tình vừa ghé tới nơi

   Thì đà trâm gãy bình rơi bao giờ.

   Trâm gãy bình rơi lại là một nhã ngữ nói về cái chết của người kỹ nữ.

   Rồi khi báo mộng cho Kiều trong mơ lúc nàng tự tử thì Đạm Tiên lại nói:

   0995. Rỉ rằng: Nhân quả dở dang

   Đã toan trốn nợ đoạn trường được sao?

   Đạm Tiên là người cùng hội cùng thuyền (Hội Đoạn trường) khi nói về dự định tự tử của Thúy Kiều mà dùng chữ “trốn nợ đoạn trường” thì thật là tinh tế và đầy tình ý, không một ai khác có thể dùng từ này cho hợp hơn.

   Đó là những nhã ngữ để phân biệt với những uyển ngữ khi nói về cái chết của người chú của Kim Trọng:

   531. Nghe tin thúc phụ từ đường

   Bơ vơ lữ thấn tha hương đề huề.

   Nay ta hay dùng chữ từ trần (lìa xa nơi trần thế tức lìa đời) để nói về cái chết, Nguyễn Du dùng chữ từ đường là từ giã cửa nhà cũng là nghĩa ấy.

   Đối với Vương ông khi gia đình bị nạn, ông muốn chết cho xong, tác giả lại tránh chữ chết mà thay bằng chữ mặt khuất:

   0063. Một lần sau trước cũng là:

   Thôi thì mặt khuất chẳng thà lòng đau!

   – Về cái chết của Từ Hải, Nguyễn Du dùng lối ngoa dụ:

   2519. Khí thiêng khi đã về thần,

   Nhơn nhơn còn đứng chôn chân giữa vòng.

   2521.Trơ như đá vững như đồng,

   Ai lay chẳng chuyển, ai rung chẳng dời.

   Khí nghĩa đen là hơi dùng để chỉ cái vô hình, thiêng (thiêng liêng) là có phép lạ làm được những điều khiến người ta phải kính sợ theo tín ngưỡng của dân gian, khí thiêng là vía người, hồn vía với ý nghĩa linh thiêng, thần là phần linh hồn, yếu tố vô hình tạo nên sức sống, đã về thần là đã trở về cõi của tinh thần, của linh hồn, nhưng thần còn có nghĩa là lực lượng siêu tự nhiên được tôn thờ. Nói về cái chết của người anh hùng mà viết: Khí thiêng khi đã về thần thì đây là lối nói nghe cao quý xa xôi và đầy âm hưởng, chỉ dành cho Từ Hải.

   Khi Kiều bắt buộc phải nói với Hồ Tôn Hiến về cái chết của Từ thì thái độ lại đau đớn uất ức, như muốn tố cáo kẻ giết người ngay trước mặt mình bằng một cách nói trực tiếp cụ thể và đầy màu sắc:

   2553. Ngỡ là phu quý phụ vinh,

   Ai ngờ một phút tan tành thịt xương.

   2555. Năm năm trời bể ngang tàng,

   Dẫn mình đi bỏ chiến trường như không.

   Còn khi Kim Trọng cho người đi hỏi tin tức về Thúy Kiều thì lời kể của một người Hàng Châu về cái chết của Từ Hải cũng lại là một ngoa dụ:

   2959. Rằng: Ngày hôm nọ giao binh

   Thất cơ Từ đã thu linh trận tiền.

   Hình ảnh Từ Hải chỉ còn lại trong lòng người Hàng Châu như một vị thần linh vì thế ta có cảm tưởng linh hồn Từ đã về trời: Từ đã thu linh trận tiền.

   Thúy Kiều đã nhiều lần tự tử và nghĩ đến cái chết. Khi nàng than thở với Thúy Vân về cuộc đời sau này của mình thì lại dùng một hoán dụ:

   0773. Chị dù thịt nát xương mòn,

   Ngậm cười chín suối hãy còn thơm lây.

   Rồi:

   0745. Hồn còn mang nặng lời thề,

   Nát thân bồ liễu đền nghì trúc mai.

   Khi Kiều định tự tử, Tú bà sợ quá thì lại là những ẩn dụ rất văn hoa, trang trọng nói về cái chết của người thiếu nữ tài sắc tuyệt vời và đầy hứa hẹn cho công việc làm ăn của mụ:

   0983. Sợ gan nát ngọc liều hoa,

   Mụ còn trông mặt nàng đà quá tay.

   Và đến ngôn ngữ tác giả, ông như kêu lên:

   0985. Thương ôi! Tài sắc bậc này,

   Một dao oan nghiệt đứt dây phong trần.

   nói về cuộc đời bạc mệnh của Thúy Kiều, lại như ứng với câu:

   1192.  Đến phong trần, cũng phong trần như ai.

   Đến lần Kiều tự tử ở sông Tiền Đường thì nàng nghĩ:

   2605. Đành thân cát dập sóng vùi,

   Cướp công cha mẹ thiệt đời thông minh.

   Cát dập sóng vùi là lối khiêm dụ, còn cướp công cha mẹ lại là một thành ngữ, đúng là ý nghĩ của người con trước cái chết của mình nhưng luôn nhớ về cha mẹ.

   Khi Kiều gieo mình xuống sông Tiền Đường thì:

   2637. Thổ Quan theo vớt vội vàng,

   Thì đà đắm ngọc chìm hương mất rồi.

   Sau này đến khi Kiều gặp lại gia đình thì:

   2997. Rõ ràng hoa rụng hương bay,

   Kiếp sau họa thấy, kiếp này hẳn thôi.

   2999. Minh dương đôi ngả chắc rồi,

   Cõi trần mà lại thấy người cửu nguyên.

   Hoa rụng hương bay kết hợp với Minh dương đôi ngả là một cách nói rất khéo léo lại nhẹ nhàng về trường hợp của Thúy Kiều, nếu nàng không còn nữa sau mười lăm năm lưu lạc.

   Và còn nhiều lần khác nữa, trong Truyện Kiều có tới 45 lần nói về cái chết mà Nguyễn Du chỉ một lần dùng chữ chết trong trường hợp thật là cụ thể và đích đáng như trên đã nêu. Ngoài 12 lần dùng chữ “thác” và 1 lần dùng chữ “tử” – ngoài chữ tử sinh – còn trên 30 lần khác đều là những thủ pháp nghệ thuật khác nhau: ẩn dụ (nát ngọc tan vàng...), hoán dụ (thịt nát xương mòn...), khiêm dụ (xương trắng quê người...), ngoa dụ (khí thiêng khi đã về thần...) rồi nhã ngữ (hoa rụng hương bay, trâm gãy bình rơi...) uyển ngữ (thôi thì mặt khuất...), thành ngữ (cướp công cha mẹ...)....

   Có trường hợp tác giả dùng phép tỉnh lược, bỏ lửng không cần dùng chữ thay thế mà vẫn diễn đạt được ý nghĩ về cái chết như khi ở trú phường, sau khi thất thân với Mã giám sinh, Thúy Kiều cầm dao toan tự tử thì nàng nghĩ:

   0859. Nghĩ đi nghĩ lại một mình:

   “Một mình thì chớ, hai tình thì sao?

   0861. Sau dầu sinh sự thế nào,

   Truy nguyên chẳng kẻo luỵ vào song thân.

   0863. Nỗi mình âu cũng giãn dần,

   Kíp chầy, thôi cũng một lần... mà thôi!”

   Đời người chỉ có một lần chết, dù sớm hay muộn thì cũng chỉ một lần... (chết) mà thôi.

   Còn một lần nữa, tuy không nói về cái chết nhưng Nguyễn Du lại đưa vào câu nói của Tú bà cụm từ đi đời nhà ma với nghĩa là vốn liếng đi toi (mất toi) trong:

   0969. Màu hồ đã mất đi rồi,

   Thôi thôi vốn liếng đi đời nhà ma!

   Qua cách biểu thị một khái niệm “chết”, ta cũng thấy quả thật Nguyễn Du là bậc thầy về ngôn ngữ! 
 

Trích trong Phụ lục quyển Về những thủ pháp nghệ thuật trong văn chương Truyện Kiều của Phạm Đan Quế - Nxb Giáo dục 2002. 

            ©  http://vietsciences.free.frr  và http://vietsciences.org    Phạm Đan Quế

http://vietsciences.free.fr/