Là một trong những ca sỹ-nhạc sỹ hiếm hoi hiện nay tự viết nhạc, tự biểu diễn và sản xuất, Lê Cát Trọng Lý đã tìm được con đường chinh phục khán giả tại Hà Nội và Tp Hồ Chí Minh bằng phong cách giản dị, hồn nhiên nhưng già dặn đến khó hiểu. Ba đêm diễn tại Trung tâm văn hóa Pháp tại Hà Nội của cô gái bé nhỏ đã không còn một chỗ trống. Người yêu nhạc của cô thì hả hê, khán giả khó tính thì ấm ách vì bữa tiệc âm nhạc đó đây vẫn còn có sạn.

            Là hiện tượng độc đáo của năm 2008 khi đạt giải bài hát Việt, cô gái nhỏ bé với chiếc đàn ghi ta unplugged và một giọng hát độc đáo, một lối biểu diễn hồn nhiên đã nhanh chóng xác định được vị trí của mình trong lòng khán giả. Không ồn ào với những live show nhạc pop ăn khách, không tìm cách show off  bằng trang phục hay những bài hát dễ dãi, Lê Cát Trọng Lý đã tìm thấy một mảnh đất mới: mảnh đất của những người trẻ thích những cảm xúc vu vơ, hơi triết lý nhưng vẫn dễ nghe. Phải nói là LCTL đã thành công khi chọn đúng con đường của mình. Các bài hát của cô lập tức nổi lên khỏi một biển những ca khúc giông giống nhau của hầu hết các ca sỹ trẻ ăn khách hiện nay. Cô chọn sự giản dị, mộc mạc và chân thật. LCTL định hình thế giới âm nhạc của mình bằng những bài hát có cái tên độc đáo: Mùa yêu, Ghen, Độc đạo, Hương lạc, Tịnh hóa, Lẩn thẩn, Du miên… LCTL cũng thể hiện sự nhạy bén của thế hệ mình khi chọn tự là nhà sản xuất và tổ chức các sự kiện của mình và tận dụng phương tiện mạng để truyền thông. Chỉ cần gõ cái tên LCTL bạn đã có tới gần 14 triệu kết quả tìm kiếm trong vòng 0,14 giây và có thể nghe hàng loạt bài hát của cô. Cô cũng thành công khi chọn cho mình một lối tiếp cận khán giả thủ đô hết sức hợp lý với 5 lần xuất hiện trước công chúng lần nào cũng là những buổi biểu diễn ở những nơi danh tiếng và có tính nghệ thuật cao như Nhà Hát Lớn Hà Nội và Trung tâm Văn hóa Pháp tại Hà Nội. Nhạy cảm và bản năng trong sáng tác, LCTL còn nhạy bén trong việc chọn đối tác biểu diễn.

Tháng 10 năm 2009, cô xuất hiện bên cạnh ca sỹ nổi tiếng của Pháp là Francis Cabrel trong hai
 đêm nhạc ở Nhà Hát Lớn Hà Nội. Khán giả thủ đô đã có dịp thưởng thức tiếng hát độc đáo và đặc biệt là vẻ hồn nhiên, tinh nghịch của cô. Nhiều người đã tự hỏi, phải chăng cô bé này đã nghe nhạc Trịnh từ hồi chưa lọt lòng để có thể viết ra những lời hát ‘’già’’ đến vậy? Người còn toan tính người vừa mới chết người thì đã ngủ bình yên (Trời Ơi), Yêu tan mong manh, tan nhật nguyệt  (Chênh Vênh).

Xuất hiện lần thứ hai vào tháng 3 năm 2010 tại Trung tâm văn hóa Pháp, LCTL đã tạo nên một hiện tượng mà trước đấy chỉ Thanh Lam và Siu Black làm được tại đây là vé bán hết vèo chỉ trong vòng  vài tiếng. Khán phòng 250 chỗ ngồi của L’Espace dường như quá chật để đáp lại lòng mong mỏi của người hâm mộ thủ đô và họ đã có lý khi đến xem buổi biểu diễn của cô. Hai nghệ sỹ khách mời là Cao Hồng Hà và Lémy Benko Attila đã cùng cô cống hiến một đêm nhạc
unplugged hết mình. Người ta mong đợi cô sớm quay lại để làm thỏa ‘‘cơn khát’’ của người hâm mộ.

Tháng 6 năm 2010, đúng ngày hội âm nhạc, một chùm 3 đêm diễn của cô đã được tổ chức cũng tại trung tâm văn hóa Pháp. 6 tiếng sau, vé của 3 đêm diễn không còn một chiếc. Lê Cát Trọng Lý đã quay lại và ‘‘đốt cháy’’ khán phòng với hai người bạn diễn, hai nghệ sỹ ghi ta
Christian Bonaziz (Pháp) và Nguyễn Nho Trường Sa. LCTL đưa người nghe vào thế giới âm nhạc nghê thường của mình. Vẫn là LCTL của những bài hát ‘‘già trước tuổi’’ như …Giận anh, em ném niềm vui lên trời, Giận anh, em ném bình yên vào núi, Muốn bao la như biển cả, Khát tinh khôi ông già cười (Ghen). “Thương em anh trèo non cao, mua mưa thâu mây tan mệnh bạc. Thương anh em lội sâu sông, trôi hương, trôi hoa tan phận ngọc…”. (Hương Lạc)

có lúc phiêu diêu siêu thực:

Và gió ru tình ta mây đan gối êm dịu dàng
Kìa nắng lên ngoài song, xin ta chút con tình nhạt
…Chân ta đi hôn mặt đất nồng ấm
Tim ta say yêu con gió lang thang
Và tóc ta khát mãi trời xanh tươi…
…Thương cho đêm không tan ngày không úa...
(Mùa Yêu)

có lúc lại mang những u uẩn và nghĩ suy của cả một thế hệ:


Thế hệ tôi, phút chốc vui , phút chốc buồn…


Cười một mình; khóc cũng một mình


Thiếu niềm tin, giàu hy vọng, nghèo hoài bão…


Anh tôi nghèo, Chị tôi nghèo,


Nghèo tất cả trừ tiền ra…


Tôi nghèo… nghèo một lòng tin !


Càng trôi về những phút cuối, sức nóng tỏa ra từ giọng ca cháy bỏng của LCTL và tiếng ghi ta lúc réo rắt, lúc gọi mời của Nguyên Sa càng làm cho người nghe khó ngồi yên mà không vỗ tay. Cô còn chơi bis một bản, một thói quen ít thấy trong các buổi biểu diễn của ta, cho khán giả. Rõ ràng, những cái LCTL làm được cho khán giả là nhiều lắm. Cô mang đến một phong cách mới, lạ cả về âm nhạc lẫn ca từ và trên hết là một sự nhiệt tình pha lẫn hồn nhiên. Có thể nói cô đã tạo lập được một thế giới âm nhạc của riêng mình.  Có cảm giác như những bài hát ấy chỉ có thể dành riêng cho cô và chỉ có cô hát được. Những từ ngữ thô mộc ‘‘nhảy’’ vào khuông nhạc và đi qua cô, bàn tay, tiếng hát, để đến với trái tim người nghe. Thành công hay thất bại của thế giới âm nhạc ấy, giờ đây hoàn toàn phụ thuộc vào nỗ lực và khả năng tỏa rạng của riêng cô.

            Người ta vẫn có thể trách âm nhạc của cô đôi lúc còn trúc trắc, ca từ có lúc còn ngô nghê vô nghĩa. Có khán giả khó tính đã nhận xét cô cần một người biên tập lời và bớt dễ dãi trong biểu diễn. Cô cũng đã từng giải thích mình chịu ảnh hưởng chủ yếu của nhạc Phạm Duy và dân ca nhưng người ta vẫn thấy đâu đó dáng hình của nhạc Trịnh tuy ca từ khó có thể so sánh được. Âm nhạc của cô thoảng nghe như Trịnh Công Sơn nhưng sợi dây siêu thực để xâu chuỗi ca từ vẫn còn dày mỏng khác nhau. Cũng thật khó để một cô gái 25 tuổi có được những dòng thơ-nhạc-họa như huyền thoại của làng ca nhạc Việt Nam. Hãy cho cô ấy thời gian.

                                                                                                          Hà Nội, ngày 23 tháng 6 năm 2010

Nguyễn Đình Thành

 
Nhắc đến Afganistan người ta lập tức nghĩ đến chủ nghĩa hồi giáo cực đoan, đến những ông ‘’ngoáo ộp’’ Alqueda, những thân phận bị vùi dập bởi luật hồi giáo Sharia khắc nghiệt và một vùng đất của chiến tranh và bạo lực. Nhưng như một bông hoa xuyên tuyết, từ trong cái thực tế khủng khiếp ấy những bông hoa tuyệt vời của khát vọng sống hay đúng hơn là của sự sống vẫn mọc lên và tỏa hương. Người phụ nữ - nhân vật chính trong vở bi kịch - tiểu thuyết Nhẫn thạch là một bông hoa như thế.

          Câu chuyện diễn ra trong một khung cảnh không thể giản đơn hơn, một căn nhà tại xứ sở chỉ có nắng, gió và cát.  Người đàn bà ngồi bên chồng - một cái xác không hồn chưa được về nơi siêu thoát. Một thân xác bất động với một viên đạn vào gáy. Sự cuồng tín, sự ngẫu nhiên trớ trêu của số phận hay một  duyên nghiệp nào đó làm cho cái thân xác ấy không chịu lìa bỏ cõi đời. Hàng ngày, người phụ nữ chăm sóc chồng và dường như chị không còn sự lựa chọn nào khác là phải nói chuyện nếu không muốn bị sự yên lặng trong ngôi nhà nghiền nát. Chị nói với chồng tất cả. Tất cả những ham muốn bị dồn nén, những điều thất vọng, những sự sỉ nhục mà chị đã, đang phải chịu đựng. Tất cả những điều mà nếu anh chồng không sống như một cái cây thì chắc hẳn chẳng bao giờ chị dám hé môi. Rồi những toán quân đi qua, những chiến binh hồi giáo. Những kẻ mà theo chị thản nhiên chiếm đoạt trinh tiết và hủy hoại tương lai của một người con gái nhưng lại nhổ nước bọt vào mặt những người phụ nữ bán hoa. Thân phận người phụ nữ bị coi rẻ trong xã hội Hồi giáo hiện lên rõ nét. Đó là hình ảnh cô của chị vì vô sinh nên bị đuổi ra khỏi nhà phải làm gái bán hoa; đó là lão mollah - một dạng chức sắc trong hồi giáo - bắt chị phải ngủ với lão; đó là những đêm chồng chị đuổi chị xuống ngủ dưới bếp hay đánh đập vì chị đã không nói rằng mình có tháng khi anh ta đè chị ra làm tình và cảm thấy bị ô uế; đó là những người phụ nữ bị cưỡng hiếp không thương tiếc. Số phận trớ trêu, cuối cùng chị cũng nói với anh ta rằng vì sợ bị đuổi ra khỏi nhà như bà cô, chị đã quan hệ với người khác và đẻ ra hai đứa con, không phải con của anh ta. Lòng kiên nhẫn của chị mòn dần, từ cầu nguyện liên miên chị chuyển sang trách cả Đấng cứu thế, nguyền rủa chiến tranh và cả chính người chồng bị tính gia trưởng, lòng hận thù và cuồng tín làm cho ra nông nỗi này. Cuối truyện, điều thần kì đã xảy ra nhưng không phải cho một lời kết có hậu : anh chồng đột nhiên tỉnh giấc và bẻ gẫy cổ vợ. Người vợ lấy con dao trên tường đâm vào tim chồng nhưng máu không chảy ra. Câu chuyện kết thúc bằng hình ảnh người vợ lại mở mắt, hồi sinh và những con chim di cư - xuất hiện ngay từ những câu đầu của cuốn truyện - cất cánh bay lên như một biểu tượng của sự hồi sinh và giải phóng.

          Hiếm có tác phẩm nào có nhiều đoạn miêu tả ‘’cảnh dưới rốn’’ nhiều mà không dung tục đến thế. Người đọc chỉ thấy lòng trào dâng một nỗi xót thương cho những ước muốn giản dị và rất người bị nghiền nát như thế nào. Câu chuyện có thể coi như một vở bi kịch hiện đại. Với giọng văn mộc mạc, ngôn từ và cú pháp đơn giản, khung cảnh đơn sơ như nhường chỗ tất cả cho sự tưởng tượng và cảm nhận của chính người đọc, Nhẫn thạch – hay nên gọi với một cái tên việt hơn, gần gũi hơn với văn phong của tác giả là Hòn đá nhẫn - thực sự là một câu chuyện đẹp và buồn. Nó gợi cho người ta nhớ đến người phụ nữ si tình, bị bỏ lại một mình trong  vở kịch nổi tiếng của Jean Cocteau - ‘’Tiếng nói con người’’ nói chuyện một mình và vẫn yêu thương da diết thể hiện qua cuộc độc thoại qua điện thoại suốt vở kịch. Hay lời tâm sự cũng một mình của nhân vật nữ trong tác phẩm được chuyển thành kịch của Marguerite Duras – La maladie de la mort (tạm dịch : Căn bệnh chết người) – do Fanny Ardant thủ vai năm 2006 – thương xót cho một người đàn ông đã làm tất cả nhưng không thể yêu được người khác.

          Tác giả Atiq Rahimi sinh năm 1962 tại Kabul và hiện sống tại Pháp. Nhẫn thạch là cuốn tiểu thuyết đầu tiên của ông được viết trực tiếp bằng tiếng Pháp, đã đem lại cho ông giải thưởng văn học danh giá nhất nước Pháp - giải Goncourt năm 2008. Tác phẩm đã được dịch sang 29 thứ tiếng. Tại Việt Nam, tác phẩm do nhà văn Nguyên Ngọc dịch và Nhã Nam phát hành.

 Nguyễn Đình Thành

 
Hiện nay, ở n­ớc ta đã có tới gần ba m­ơi văn bản pháp lý về bảo vệ quyền tác giả. N­ớc ta cũng là thành viên của nhiều điều ­ớc quốc tế về lĩnh vực này. Nhiều vụ vi phạm bị xử lý, mạng l­ới bảo vệ tác quyền cũng đ­ợc thành lập đến cấp tỉnh, vậy mà nạn đạo tranh vẫn ngang nhiên diễn ra, tiếp tục bôi nhọ hình ảnh của mỹ thuật Việt Nam và xâm hại quyền lợi của tác giả.

Chép tranh, tranh chép có phải là đạo tranh?

Tr­ớc hết cần phân biệt rõ hai khái niệm chép tranh và đạo tranh. Chép tranh là việc một họa sỹ (cũng có thể là thợ vẽ) vẽ lại một tác phẩm đã tồn tại tr­ớc đó nh­ng không cùng một động cơ sáng tác với tác giả của tác phẩm ấy. Chép tranh hoặc chép y nguyên phong cách của ng­ời khác mà kí tên mình là đạo tranh, một hành vi mạo danh, phạm pháp. Về bản chất, chép tranh là hoạt động chính đáng nhằm đáp ứng nhu cầu của xã hội. Nhiều ng­ời muốn có một bức tranh chép của một danh họa để trang trí nhà cửa, thỏa mãn niềm ng­ỡng mộ với ng­ời họa sỹ đã khuất, l­u giữ một kỷ niệm,... Ngoài ra, chép tranh cũng là một bài tập cần thiết cho các họa sỹ trên đ­ờng tìm kiếm tiếng nói nghệ thuật riêng của mình. Cézanne đã từng nói ‘’không có tr­ờng học nào tốt bằng bảo tàng Louvre’’. Ở nhiều n­ớc, họa sỹ chép tranh tập hợp thành công ty, đ­ược nhà n­ước công nhận. Chép tranh cũng là một lao động nghệ thuật và cần đ­ợc trân trọng. Đồng thời đó cũng là một thị tr­ờng đầy tiềm năng, giải quyết công ăn việc làm và là nguồn thu của nhà n­ớc.

Nhu cầu chép tranh và tranh chép chỉ chính đáng khi nó tôn trọng quyền của tác giả. Ở Pháp, các họa sỹ chỉ đ­ợc quyền bán tranh chép khi tác phẩm gốc đã hết thời hạn bảo hộ (70 năm sau khi họa sỹ mất, ở Việt Nam là 50 năm). Các tác phẩm sao chép nhằm mục đích học tập và chỉ sử dụng cho cá nhân không phải xin phép. Sao chép hoặc đăng tải các tác phẩm đang trong thời hạn bảo hộ hoặc của nghệ sỹ còn sống phải có sự cho phép bằng văn bản và phải trả tiền cho tác giả. Không đ­ợc kí tên tác giả vào tác phẩm sao chép, và phải có lời chú thích đi kèm bản tranh chép nói rõ rằng đây không phải là tác phẩm gốc…Áp dụng vào thực tế Việt Nam sẽ thấy : sao chép (ghi rõ nguồn gốc xuất xứ) các tác phẩm của những tác giả mất tr­ớc năm 1956 nh­ Tô Ngọc Vân, Nguyễn T­ờng Lân, Victor Tardieu…thì không phảI xin phép và không phải trả tiền. Sao chép tác phẩm của Bùi Xuân Phái, D­ơng Bích Liên, Điềm Phùng Thị,…. cũng nh­ các tác phẩm của các họa sỹ còn sống để bán hoặc làm sản phẩm pháI sinh thì đ­ơng nhiên phải có sự cho phép bằng văn bản của chủ sở hữu bản quyền và phải trả tiền (xem thêm các điều 25, 26, 27 và 28 luật Sở hữu trí tuệ ban hành tháng 11 năm 2005)*. Các vi phạm sẽ bị xử lý cả về mặt dân sự lẫn hình sự. Đạo tranh, thực chất là một hành động ăn cắp. Vậy mà ở ta, ng­ời đạo tranh, ng­ời bán những bức tranh ấy không thấy xấu hổ và vẫn nhởn nhơ làm giàu…

Cần một liệu pháp tổng hợp và mạnh mẽ


Nguồn gốc chính của tình trạng này là việc quản lý của các cơ quan chức năng quá lỏng lẻo nên cả ng­ời làm tranh giả lẫn ng­ời buôn bán tranh giả đều không bị xử lý hoặc xử lý quá nhẹ. Đây là điều đáng ngạc nhiên vì thực chất các tác phẩm tạo hình cũng là một loại hàng hóa. Sản xuất và buôn bán hàng giả, hàng nhái có thể bị đi tù, dùng bằng giả thì bị xã hội lên án, thế nh­ng sản xuất và buôn bán tranh giả, tranh nhái thì vẫn vô can. Đa số nghệ sỹ không đ­ợc trang bị kiến thức về pháp luật quyền tác giả. Ng­ời mua thì dễ dãi, thờ ơ. Tranh giả cứ thế mà lan tràn.

Tr­ớc hết cần giải quyết vấn đề từ gốc rễ tức là từ ng­ời nghệ sỹ. Cần thông tin cho họ biết hậu quả về mặt pháp luật và đạo đức của việc đạo tranh, ăn cắp ý t­ởng. Việc này cần làm ngay trong toàn bộ các tr­ờng đào tạo văn hóa nghệ thuật: tr­ờng mỹ thuật, mỹ thuật công nghiệp, sân khấu điện ảnh, nhạc việc, múa, xiếc,... bởi nghệ thuật đ­ơng đại là nghệ thuật liên ngành. Ở n­ớc ngoài, bản quyền đ­ợc bảo vệ tốt không chỉ nhờ vào các cơ quan quản lý mà còn do chính bản thân nghệ sỹ ‘’chăm chút’’ việc này đến từng chi tiết. Gia đình của Picasso còn lập riêng cả một công ty chuyên theo dõi việc khai thác các tác phẩm của ông và thu tiền tác quyền. Đã đến lúc các họa sỹ Việt Nam phải tập hợp lại để tự bảo vệ quyền lợi của mình. Nếu chỉ thụ động ngồi một chỗ mà ‘’than’’ thì vi phạm không có lý gì phải tự hạn chế cả. Chỉ cần một vài vụ vi phạm đ­ợc xử nghiêm, tính răn đe sẽ tăng lên rất nhiều. Ngoài ra, về lâu dài, các hoạt động này sẽ mang lại quyền lợi rất lớn cho gia đình các họa sỹ, nh­ng nếu không bắt đầu từ bây giờ, e rằng ‘’sung sẽ không tự rụng’’.

Sản xuất và buôn bán tranh giả cần đ­ợc xử lý nghiêm khắc. Khung hình phạt hiện nay t­ơng đối cao đủ để răn đe, vấn đề là ở khâu áp dụng (phạt hành chính đến 70 triệu đồng và phạt hình sự đến 200 triệu đồng và tới ba năm tù giam). Cho đến nay, việc xử lý chỉ ở mức hành chính nên không có tác dụng. Các gallery buôn bán tranh giả cần đ­ợc c­ơng quyết xử lý nh­ buộc phải đóng cửa trong một thời gian, thông báo trên báo chí (và phải chịu chi phí cho việc này), t­ớc giấy phép kinh doanh, thậm chí truy tố về tội buôn bán hàng giả. Họa sỹ vi phạm và chủ gallery phải bồi th­ờng thiệt hại cho ng­ời bị đạo tranh và chịu án phí. Khi chủ gallery và các họa sỹ phải chịu trách nhiệm cá nhân về những gì mình vẽ, bán, chắc chắn việc buôn bán tranh giả sẽ giảm mạnh. Các biện pháp này không có gì mới, vấn đề là ở chỗ ta có quyết tâm áp dụng hay không mà thôi. Ngoài ra, các cơ quan chuyên trách cũng cần đứng lên chịu trách nhiệm đào tạo kiến thức mỹ thuật những ng­ời làm việc trong các gallery. Trong một bài viết gần đây trên Talawas, họa sỹ Trịnh Cung đã nhắc đến việc từ m­ời năm nay, Hội mỹ thuật vẫn ch­a tổ chức đ­ợc một lớp đào tạo kiến thức nghệ thuật cho ngành kinh doanh tranh.

Ở nhiều n­ớc, việc lập catalogue các tác phẩm, đăng kí là thành viên của một hội quản lý bản quyền, hoặc đăng kí tại trung tâm bản quyền đã trở thành phản xạ bình th­ờng của một ng­ời nghệ sỹ. Để tránh tranh giả các gallery đứng ra đảm bảo bằng uy tín của mình rằng tác phẩm họ bán của chính ng­ời nghệ sỹ vẽ ra, nếu sai họ sẽ hoàn lại tiền (vì thế ít khi ng­ời mua tranh mua thẳng của ng­ời nghệ sỹ dù giá có thể rẻ hơn đến 50%). Khi mua tranh ở các cuộc đấu giá, nếu là tranh giả, ng­ời mua sẽ đ­ợc hoàn lại tiền (điều này đòi hỏi phải xúc tiến đào tạo một đội ngũ chuyên gia thẩm định hiện đang không tồn tại ở Việt Nam). Phần lớn các họa sỹ đều là thành viên của một tổ chức quản lý bản quyền tập thể (mức phí hàng năm chỉ khoảng 15€ một năm và một số phần trăm khi tác phẩm đ­ợc bán). Với số tiền này họ thuê trụ sở cố định và tuyển các chuyên gia về kinh tế, tin học, nghệ thuật, luật pháp,…để bảo vệ các thành viên của mình. Nghệ sỹ cũng có thể tải ảnh và các thông tin liên quan đến tác phẩm của mình vào th­ viện ảo trên mạng của các tổ chức này, vừa để quảng cáo vừa coi nh­ đã đăng kí bản quyền. Các tổ chức này đại diện cho nghệ sỹ trong việc bảo vệ và thu tiền bản quyền (mỗi lần tác phẩm đ­ợc đăng trên sách, báo, làm sản phẩm phái sinh…). Ngoài ra, họ còn xúc tiến việc cải thiện luật bản quyền theo h­ớng có lợi cho hội viên**. Giải pháp này đã đ­ợc cục bản quyền văn hóa nghệ thuật ít nhiều nói đến nh­ng hiện vẫn ch­a thấy thực hiện. Ở Pháp, để chấm dứt thiệt hại một cách nhanh chóng, chủ sở hữu quyền tác giả có thể yêu cầu các cơ quan chức năng tịch thu ngay lập tức tranh giả. Các gallery làm tranh giả bị tẩy chay, họa sỹ bị mất tín nhiệm, điều này lập tức làm giá tranh rớt thảm hại. Đây cũng là một sự răn đe hữu hiệu.

Qua những trình bày ở trên có thể thấy, tình trạng bảo vệ bản quyền ở Việt Nam chỉ có thể đ­ợc cải thiện khi bộ phận bảo vệ bản quyền của các sở văn hóa thông tin cấp tỉnh vào cuộc một cách thực sự. Ngoài ra, chính các nghệ sỹ cũng phải tích cực tự bảo vệ mình. Tr­ớc mắt họ có thể tập hợp nhau lại (nếu hội mỹ thuật không đứng ra làm việc này) để thành lập hai hội quản lý bản quyền tập thể ở Hà Nội và thành phố Hồ Chí Minh. Với sự hỗ trợ của một hoặc hai văn phòng luật s­ chuyên về bản quyền và hệ thống ‘’tai mắt’’ do chính các họa sỹ và gia đình của mình tự đảm nhiệm trong thời gian đầu. Một vài vụ vi phạm lớn bị xử nghiêm và đ­ợc thông báo rộng rãI trên báo chí sẽ đủ để khởi động guồng máy bảo vệ bản quyền một cách thực sự.

Thời Trung Cổ, để bảo vệ quyền tác giả của mình, có nhà văn đã nguyền rủa những ng­ười sao chép tác phẩm mà không hỏi ý kiến sẽ bị bệnh hủi. M­ời bẩy thế kỷ sau, hy vọng các họa sỹ của ta không phải dùng đến ph­ơng pháp này để tự bảo vệ mình. 

Nguyễn Đình Thành


 

* Toàn văn luật sở hữu trí tuệ : http://www.cov.org.vn/vietnam/viewNew.asp?newId=155

** Trang web tiếng Anh của hội bảo vệ bản quyền cho các nghệ sỹ thị giác tại Pháp: http://www.adagp.fr/ENG/static_index.php
bài đã đăng trên Tuổi Trẻ Online Thứ Tư, 19/04/2006,
 
http://www.laodong.com.vn/pls/bld/display$.htnoidung(152,103803)

Festival Huế - Trên đường tới tầm thế giới

Mặc dù đang nằm trong ảnh hưởng của cơn bão số 2, nhưng cố đô vẫn nao nức trong không khí festival cùng du khách đổ về từ mọi miền của tổ quốc cũng như nhiều quốc gia trên thế giới. Đây là lần thứ 3 ta tổ chức Festival Huế - một festival đương đại và mang tầm quốc tế tại Việt Nam. Chuyên đề này chia sẻ những mong muốn để  Festival Huế ngày càng chuyên nghiệp hơn, đúng tầm hơn...

Việt Nam là đất nước của lễ hội, nhưng hầu hết lễ hội của ta thường chỉ là các lễ hội dân gian và mang tính địa phương. Quá trình tổ chức một festival đương đại và mang tầm quốc tế như Festival Huế đã bộc lộ những tiềm năng của ta ở lĩnh vực này, trong đó còn nhiều tiềm năng chưa được khai thác... Năm năm và những trông đợi
Quyên Di

Festival Huế diễn ra lần đầu tiên năm 2000, nhưng cho đến giờ tổ chức một festival đương đại và mang tính quốc tế còn là một việc khá mới mẻ với người VN.
In và off Một việc cần làm ngay là định rõ một số khái niệm cơ bản. Ví dụ, một festival bao giờ cũng gồm hai phần in và off, nhưng cho đến nay nhiều người còn mơ hồ về những khái niệm này, thậm chí còn có những quan niệm sai lệch. Mới đây có một nhà báo viết: "Điểm khác trong quan niệm về chương trình off: Tây cho đây là chương trình nghệ thuật chất lượng thấp, hoặc chưa cao, còn ta thì muốn thể hiện thành các lễ hội mang màu sắc văn hoá cộng đồng...".

tại Festival Huế 2004.

Thực ra thì sao? In là tập hợp các chương trình phù hợp với sự lựa chọn về chủ đề hoặc bản sắc nghệ thuật của giám đốc nghệ thuật festival. Off là tập hợp các chương trình được tổ chức bên lề festival của các nhóm nghệ thuật chuyên hoặc không chuyên muốn tự giới thiệu mình.

Về bản chất, off mang tính tự phát, không nằm trong sự chọn lựa của giám đốc nghệ thuật, nên trong chương trình off ta có thể xem một tiết mục xiếc hoặc một vở múa trong một festival kịch. Trong chương trình off có thể có những chương trình chất lượng rất cao cũng như có thể có những chương trình rất kém. Vì tính chất tự phát của chương trình off nên không bao giờ BTC festival đứng ra tổ chức về mặt nghệ thuật của chương trình off.

Trong khi đó ở ta, BTC tổ chức cả in cả off - đây là điều không hợp lý và vô nghĩa. Từ cách hiểu sai quan niệm này dẫn đến sự tham gia thụ động của các đoàn nghệ thuật chuyên và không chuyên vào festival, trong khi đáng ra đây là một cơ hội tốt để họ đến được với đông đảo công chúng trong nước và quốc tế, và góp phần làm nên sự đa sắc của festival.

Bao giờ chuyên nghiệp ?Một vị lãnh đạo tỉnh Thừa Thiên - Huế đã phải thừa nhận: "Chúng tôi thiếu nhân lực chuyên nghiệp cho công việc tổ chức festival". Làm sao có thể có được một festival tốt nếu đội ngũ triển khai nó chưa được đào tạo, thiếu thao luyện, ngay cả một văn phòng làm việc cố định cũng không có. Đội ngũ tổ chức cũng thiếu kinh nghiệm và gặp nhiều khó khăn khi phải àm việc bằng ngoại ngữ. Nếu so sánh với Festival nhạc jazz hàng năm ở Copenhagen (Đan Mạch) thì chúng ta sẽ thấy khoảng cách lớn như thế nào.

Festival này chỉ có 3 người trong ban tổ chức để chuẩn bị cho 900 buổi biểu diễn trong khắp thành phố suốt 4 ngày. BTC Festival Avignon (Pháp) chỉ có chưa đầy một chục người. Chúng ta có trường ĐH Văn hoá, trường Đào tạo cán bộ quản lý văn hoá. Hàng năm có biết bao sinh viên ra trường nhưng bao nhiêu người trong số họ có cơ hội đến thực tập tại Festival Huế? Bao nhiêu người làm công tác tổ chức Festival Huế đi thực tập tại các nhà văn hoá, các công ty tổ chức biểu diễn, tại các trung tâm văn hoá nước ngoài tại VN, tại Festival âm nhạc hay lễ hội du lịch trên cả nước. Thiếu thực tế như vậy thì làm sao trở thành chuyên nghiệp được?

Một ảnh hưởng nhãn tiền của sự thiếu chuyên nghiệp đó là công tác quảng cáo, khâu quan trọng này càng đặc biệt quan trọng đối với một Festival Huế còn non trẻ. Thông thường một người Châu Âu muốn đi du lịch nước ngoài sẽ tìm thông tin và quyết định từ một năm trước đó. Vậy mà, cách khai mạc festival chỉ còn vài tháng, ta vẫn chưa có thông tin tổng thể về chương trình để tiến hành quảng cáo.

Một vấn đề nữa, festival là một dịp "kéo" khách du lịch đến Huế, nhưng ta chưa có các "chiêu" để giữ chân khách. Thống kê cho thấy khách thường ở lại Huế chỉ một hai ngày, xem xong Thành Nội, một số lăng rồi cửa biển Thuận An... là hết cái xem. Vì thế cần tăng thêm các hoạt động giải trí ở Huế trong suốt cả năm chứ không chỉ trong dịp festival.

Hy vọng trong tương lai, Festival Huế sẽ vươn lên đúng tầm một festival quốc tế.

 
Phạm Văn Hạng
Bức tranh bằng xương thịt người và câu chuyện 40 năm mới kể

 

Cách đây đúng 40 năm, ngày 8 tháng 5 năm 1970 một sự kiện làm chấn động giới nghệ thuật cũng như báo giới Sài Gòn lúc bấy giờ đã diễn ra tại trụ sở hội Hồng thập tự Sài Gòn: một tác phẩm làm từ xương, mảnh sọ, ruột người lên án tội ác chiến tranh đã được treo trang trọng tại một triển lãm quốc tế. Vài giờ trước khi tổng thống miền Nam đến khai mạc triển lãm, bức tranh đã bị buộc phải gỡ xuống và đến tận bây giờ không ai biết số phận của nó ra sao.


Một tác phẩm kì lạ…


Mọi chuyện bắt đầu vào những năm 1960 khi Phạm Văn Hạng còn làm phóng viên chiến trường Quảng Trị. Hàng ngày, ông lăn lộn ‘‘cày xới’’ trên bãi chiến trường với chiếc máy quay  nặng gần chục kí trên vai và làm việc như một phóng viên tự do cho nhiều hãng thông tấn nước ngoài. Một buổi sáng, khi nắng sớm vừa lên, xuyên qua hàng rào dây thép gai chiếu lên bãi chiến trường mênh mông xác người, chẳng còn phân biệt được đâu là thân lính Mỹ, người lính Bắc Việt, tay chân người lính Cộng Hòa. Lòng người nghệ sỹ trẻ rung lên một nỗi xót xa cho thân phận con người và ghê tởm cuộc chiến này. Ông tự nói với mình: ‘‘là một thằng nghệ sỹ mình phải làm một cái gì đó để góp phần ngăn thảm kịch này lại’’. Ý tưởng về một bức tranh bằng chính xương thịt của những nạn nhân của cuộc chiến đã ra đời như thế.

Là phóng viên chiến trường, việc thu thập ‘‘tư liệu sáng tác’’ của ông không mấy khó khăn. Ông lượm lặt những mảnh vụn chiến tranh chuẩn bị cho tác phẩm của mình. Ông làm một bể phoóc-môn lớn đặt ngay trong căn nhà nhỏ của mình, lúc đó vợ ông đang có bầu đứa con đầu. Ban đầu vợ ông cũng sợ nhưng sau cũng quen dần. Ông ‘‘tha về’’ đủ thứ: khi là mẩu xương, lúc là viên đạn, vỏ đạn, dây thép gai, mảnh hộp sọ,…Người bạn thân của ông là bác sỹ chiến trường Lê Bá Dũng thỉnh thoảng cũng ‘‘cho’’ ông vài vật lạ gắp ra từ cơ thể những chiến sỹ tử nạn. Năm 1970, ông đã kịp hoàn thành tác phẩm hội họa đầu tay của mình vào đúng dịp triển lãm quốc tế của hội Hồng thập tự Sài Gòn sau tám năm suy nghĩ và sáng tác. Triển lãm này quy tụ các họa sỹ công giáo đến từ 12 quốc gia trên thế giới. Báo Hòa Bình số ra ngày 12 tháng 5 năm 1970 đã miêu tả : ‘‘trong bức tranh này ông không vẽ một nét nào mà chỉ ghép những xương sọ, những đùi người còn nguyên thịt, những khúc ruột lòng thòng nằm vắt trên sợi dây kẽm gai thứ thiệt, những bàn tay dập nát, những mảnh lựu đạn, đuôi bích kích pháo, trên một tấm ván mà ông nhặt được ở một đồn nghĩa quân ở Quảng Trị. Ông chỉ tô lên tấm ván một nền sơn màu đỏ hực chan hòa với màu xám nghịt tượng trưng cho khói lửa’’. Sự thảm khốc và ghê rợn của cuộc chiến được hoàn nguyên trên tấm ván khổ 1x1,2m không phân biệt quốc tịch, thành phần tôn giáo, đã chết hay còn sống. Hội Hồng thập tự Pháp còn vận động để mang bức tranh đi triển lãm khắp thế giới.

…gian truân một chặng đường


Sau khi hoàn thành bức tranh tại Quảng Trị, Phạm Văn Hạng đặt tên cho bức tranh là S.O.S. Việt Nam và dự định trưng bày tác phẩm trong triển lãm của hội Hồng thập tự. Nhưng làm thế nào để mang được bức tranh về Sài Gòn khi không có chuyến bay thẳng nào từ Quảng Trị về Sài Gòn và chuyện mang bức tranh này lên máy bay dân sự là không thể. Bằng tài xoay xở khéo léo của mình, Phạm Văn Hạng đã ‘‘xoay’’ được một chuyến trực thăng chuyên chở xác lính Mỹ từ Quảng Trị về Huế. Từ phi trường, ông mang thẳng bức tranh về nhà Trịnh Công Sơn để ‘‘gửi’’ ở đây một hôm. Nhạc sỹ họ Trịnh đã thốt lên khi nhìn thấy bức tranh : ‘‘Trời ơi, má tao nhìn thấy cái này chắc bả ngất luôn đó !’’. Sau rồi bức tranh cũng được giữ tại nhà Trịnh Công Sơn trước khi được chuyển về Sài Gòn. Chính Trịnh Công Sơn là người đề nghị đổi tên bức tranh là Chứng tích bởi theo ông nó ‘‘nói’’ được nhiều hơn và mang tính triết lý hơn. Cũng chính Trịnh Công Sơn là người giới thiệu tác phẩm này cho giới văn nghệ sỹ tại Sài Gòn thời bấy giờ. Sau một chuyến bay quân sự nữa, bức tranh được về tới Sài Gòn. Tại địa điểm triển lãm, tác phẩm được trưng bày trong một phòng riêng trong phần triển lãm mang tên Giới tuyến Che trước bức tranh là một tấm màn đen với dòng chữ: Hãy vén lên nếu bạn muốn xem. Tranh treo từ đêm hôm trước khai mạc triển lãm, bạn bè nghệ sỹ và báo giới biết tin đã đến rất đông để xem trước. Gian hàng chưa khai mạc nhưng người xem đã đến xem chật kín. Sáng  hôm sau, có lẽ tin về bức tranh đã tới phủ đầu rồng nên trước khi tổng thống miền Nam Nguyễn Văn Thiệu đến cắt băng khai mạc triển lãm, dược sỹ La Thành Trung đại diện ban tổ chức đã cho gỡ xuống vì lý do ‘‘không đảm bảo vệ sinh’’ cho dù triển lãm đã được bộ trưởng văn hóa cho phép tổ chức. Hàng trăm người xem triển lãm đã hết sức tức giận. Có báo đã giật tít Hội chợ suýt nổi loạn vì một bức tranh bị tịch thu. Báo chí và dân biểu Sài Gòn thời ấy đã lên tiếng phản đối mạnh mẽ hành động này, thậm chí có dân biểu còn yêu cầu đưa vụ việc ra nghị viện. Có báo lại đặt câu hỏi: bức tranh đã bị giấu đi vì có người đã trả giá tới 1 triệu đồng tiền Miền Nam thời bấy giờ và các đại sứ quán Mỹ, Đức, hội Hồng thập tự Việt Nam và hội Hồng thập tự Pháp đều ngỏ ý muốn mua, có lẽ có điều gì khuất tất ở sau[1]. Dù họa sỹ và báo giới phản ứng kịch liệt và Ban tổ chức hứa sẽ trả lại bức tranh sau khi triển lãm đã diễn ra, nhưng bức tranh có một không hai ấy đã vĩnh viễn biến mất. Tuy nhiên, tác phẩm đã đi vào lịch sử mỹ thuật hiện đại Việt Nam và tiếng nói phản chiến mạnh mẽ ấy vẫn còn mãi.

Ngày nay, người ta thường biết đến Phạm Văn Hạng như tác giả của nhiều công trình điêu khắc lớn, điêu khắc chân dung văn nghệ sỹ, nhà khoa học và nhà chính trị hàng đầu Việt Nam, biết đến vườn tượng của ông ở Đà Lạt, nhưng ít người biết đến một Phạm Văn Hạng táo bạo và rực lửa của năm 1970. Ngày 8 tháng 5 năm nay, ông sẽ lên đường triển lãm tại nhà Văn hóa Việt house tại Đức cùng nhà thơ Nguyễn Duy, KTS Vũ Đại Hải và họa sỹ Nguyễn Thành Long, mang đến nước bạn hình ảnh của một Việt Nam 40 năm sau cuộc chiến.

Hà Nội, 4 tháng 5 năm 2010

Nguyễn Đình Thành

[1]
Báo Độc Lập số ra ngày 13 tháng 5 năm 1970, trang 3 / báo Sài Gòn Mới ra ngày 11 tháng 5 năm 1970.

 
Start blogging by creating a new post. You can edit or delete me by clicking under the comments. You can also customize your sidebar by dragging in elements from the top bar.