Nhưng nói Không phản biện xã hội thì không phải là trí thức lại là võ đoán thiếu bao dung, không có lợi cho việc động viên đa số giới trí thức.


"Cuộc tranh luận đang diễn ra hiện nay về vấn đề trí thức với phản biện xã hội không chỉ đề cập tới trách nhiệm phản biện của giới trí thức mà còn từ góc độ nào đó đề cập tới sự lãnh đạo chính trị ở Việt Nam. Không phải ngẫu nhiên mà một số trí thức gốc Việt ở nước ngoài, thậm chí cả trí thức Pháp [1] lại hăng hái phát biểu về chủ đề trên. Vì thế cuộc tranh luận này nên có thêm nhiều người tham gia."

"Phong hàm" trí thức...

Trí thức là một khái niệm rất rộng. Mỗi xã hội, mỗi thời, mỗi người hiểu theo cách khác nhau, khó có thể nhất trí với một định nghĩa nào đó.

Chẳng hạn trong khi Nghị quyết số 27-NQ/TW: Trí thức là những người lao động trí óc, có trình độ học vấn cao về lĩnh vực chuyên môn nhất  định, có năng lực tư  duy độc lập, sáng tạo, truyền bá và làm giàu tri thức, tạo ra những sản phẩm tinh thần và vật chất có giá trị đối với xã hội, thì Cổng Thông tin Điện tử Chính phủ mới đây đăng bài "65 trí thức trẻ đầu tiên tốt nghiệp lớp bồi dưỡng làm Phó Chủ tịch xã nghèo". Các trí thức này đều là sinh viên mới ra trường! Đây là cách hiểu dân dã rất phổ biến.

Thời xưa khi mặt bằng dân trí thấp thì một ông đồ làng, một anh giáo tiểu học cũng được coi là trí thức. Tại Trung Quốc hồi thập niên 50-70 bất cứ ai có trình độ văn hóa cấp III (trung học phổ thông) trở lên, đều bị coi là trí thức và bị xếp hạng ở dưới "công nông binh": Thời Cách mạng văn hóa, học sinh sinh viên đều bị gọi là Thanh niên trí thức và bị xua về nông thôn lao động cải tạo.

Thời nay trí thức ta không còn bị coi rẻ nữa nhưng cũng chẳng mấy ai tự nhận là trí thức, trừ người được phong hàm GS, Phó GS kèm theo tiêu chuẩn đãi ngộ cao (kể cả khi chết - chuyện chỉ có ở ta). Vì thế sẽ thật khó hiểu nếu ai đó định dựa vào tiêu chuẩn hoặc định nghĩa này nọ để "phong hàm" trí thức cho người khác.

Có một cái luật bất thành văn: Trí thức có trách nhiệm nặng nề hơn với xã hội, có nghĩa vụ hướng dẫn dư luận. Theo cách nghĩ phổ biến hiện nay, họ phải phản biện xã hội - được hiểu là công khai lên tiếng về các vấn đề tồn tại trong xã hội.

Thực ra ai cũng đều có nghĩa vụ phản biện xã hội. Đây là hành động dấn thân vào cuộc đấu tranh cho một xã hội tốt đẹp hơn. Trí thức, nhất là trí thức ngành xã hội- nhân văn lại càng nên gánh vác nghĩa vụ này. Điều đó sẽ làm tăng giá trị của họ. Các cán bộ lãnh đạo, các đại biểu dân cử (đại biểu Quốc hội và Hội đồng Nhân dân) và đảng viên cộng sản- những người trong đội tiên phong của nhân dân lao động và dân tộc, lại càng không thể thoái thác nhiệm vụ phản biện xã hội.

Nhưng do vai trò đặc biệt của mình, người trí thức cần rất tỉnh táo và thận trọng khi phản biện xã hội.

Có những vấn đề chính trị và xã hội đơn giản và đã rõ ràng, bạn có thể nhanh chóng phát biểu quan điểm. Nhưng có lắm vấn đề bạn nhất thiết phải dành ra nhiều tâm trí và thời gian để tìm hiểu, theo dõi và suy ngẫm. Chưa hiểu đến nơi đến chốn mà đã phản biện thì có khi lại gây hại cho xã hội và cho chính mình, nhất là với nhà trí thức có địa vị cao.



Trí thức có trách nhiệm nặng nề hơn với xã hội, có nghĩa vụ hướng dẫn dư luận. Ảnh minh họa

Hiển nhiên, giá trị chủ yếu của bất cứ người nào được đánh giá qua cống hiến của người đó cho xã hội, thể hiện ở khối lượng và chất lượng sản phẩm làm được trong chuyên ngành của mình.

Người trí thức trước hết phải giỏi chuyên môn, phải có cống hiến về chuyên môn. Phản biện xã hội là một nghĩa vụ nên làm nhưng không bắt buộc, càng không thể coi là tiêu chuẩn phân loại trí thức. Bác sĩ phẫu thuật nhất thiết phải giỏi cầm dao mổ; không phản biện cũng vẫn là trí thức thứ thiệt.

Vì phản biện mà chuyên môn kém lại càng không nên. Kém năng lực phản biện, hoặc thấy chỉ làm chuyên môn sẽ cống hiến tốt hơn thì chẳng nên phản biện. Thiếu tỉnh táo dấn thân phản biện hoặc làm những việc ngoài chuyên môn có khi lại có hại.

Tóm lại có thể thấy câu nói của GS Ngô Bảo Châu: "Giá trị của trí thức là giá trị của sản phẩm người đó làm ra, không liên quan gì đến vấn đề phản biện xã hội... Những người có học, có tri thức thật ra cần phải rất tỉnh táo khi tham gia việc phản biện xã hội." tuy có lý nhưng chưa đủ sức thuyết phục.

GS Chu Hảo nói Không có tư duy phản biện thì không phải là trí thức cũng chẳng sai. Ở đây GS chỉ nói về tư duy phản biện mà thôi. Trí thức thứ thiệt dĩ nhiên phải có tư duy phản biện- nghĩa là dám nghi ngờ, xét lại lý thuyết, thành tựu của người đi trước- nó không liên quan gì tới hành động phản biện xã hội.

...Và không thể tước "hàm" trí thức

Nhưng nói Không phản biện xã hội thì không phải là trí thức lại là võ đoán thiếu bao dung, không có lợi cho việc động viên đa số giới trí thức.

Lịch sử cho thấy phần đông trí thức thời nào cũng không thích tham gia chính trị và phản biện xã hội. Họ làm thế có thể vì nhiều lý do như ngại mất thời giờ làm công tác chuyên môn, ngại bị trù úm, quyền lợi tinh thần vật chất của mình và gia đình bị suy suyển v.v...

Từng có những nhà trí thức suốt đời chẳng biết gì ngoài chuyên môn của mình, đến mức bị coi là khờ dại, ngớ ngẩn. Cũng có trí thức coi chính trị là chuyện vô bổ và lắm cạm bẫy khôn lường, chớ dại gì dính vào mà mất thời gian, thậm chí tiêu ma sự nghiệp chuyên môn của mình.

Chẳng nên đơn giản quy kết họ ích kỷ, không yêu nước thương dân. Bạn có thể gọi họ là trí ngủ hoặc trí thức trùm chăn, nhưng bạn không thể tước được cái "hàm" trí thức của họ. Và đừng nghĩ họ cống hiến kém những người hăng hái phản biện xã hội.

GS Tương Lai có lý khi nói "Người trí thức phải hành động. Nhưng hành động như thế nào là tùy theo bản lĩnh, trí tuệ, nhận thức và vị thế của họ."

Cùng vì một mục đích lật đổ ách thống trị của thực dân Pháp nhưng Phan Bội Châu chủ trương bạo động còn Phan Châu Trinh lại muốn nhờ Pháp giúp nâng cao dân trí, song cả hai cụ đều được dân tộc ta tôn vinh là hai nhà yêu nước vĩ đại.

Tôi có biết một anh bạn đang tham gia nghiên cứu một lĩnh vực cần thiết, công việc bận tới mức anh chẳng có thì giờ nói hoặc viết bài bàn luận chuyện này nọ như chúng tôi. Nhưng rõ ràng người "trùm chăn" vùi đầu làm chuyên môn như anh thì hữu ích cho Tổ quốc hơn chúng tôi cả nghìn lần. Và chắc mọi người sẽ dễ dàng đồng ý anh nên dành thời gian rảnh để đọc thêm tài liệu chuyên môn chứ chẳng nên... phản biện xã hội.

Giá trị của người trí thức cũng không liên quan lắm đến thân phận xã hội của họ.

Có người còn lợi dụng tranh luận để phê phán, thậm chí động chạm đến chuyện riêng tư của người khác. Trong lần tranh luận này chẳng rõ vì động cơ nào mà có phát ngôn bóng gió nhắc tới chuyện GS Ngô Bảo Châu từng nhận những ân huệ này nọ của Nhà nước, vì thế mà bị mất tự do và phải từ bỏ truyền thống phản biện trước đây của mình.

Cách phát ngôn ấy dễ dẫn tới hiểu nhầm và làm người khác nhụt chí, trong khi lẽ ra cần cố gắng khuyến khích mọi người nói ra quan điểm của họ. Rõ ràng tranh luận kiểu như thế thì không "ra hồn" và chẳng bổ ích cho ai cả.

Phạm Quỳnh vì phục vụ chính quyền Pháp và triều đình Huế mà bị các trí thức yêu nước lên án, nhưng ông vẫn có cống hiến lớn cho văn hóa dân tộc ta. Thời ấy rất ít trí thức dám phản biện xã hội. Phần lớn an phận làm công chức cho chính quyền Pháp, nhưng không thể vì thế mà phủ nhận địa vị trí thức và đóng góp của họ.

Không ít chuyên gia làm vũ khí cho nước Đức phát xít (như Werner Braun) đã có cống hiến lớn về khoa học, sau Thế chiến II được Mỹ trọng dụng chẳng kém các nhà trí thức chống phát xít. Dĩ nhiên sẽ tốt hơn nếu Phạm Quỳnh không làm việc cho thực dân, phong kiến, Braun không phục vụ Hitler. Nhưng ai dám bảo họ không phải là trí thức và không có giá trị?

Phải chăng nên cảnh giác với những người hăng hái phản biện vì các mục đích... khó hiểu? Nghe đâu ở Pháp có ông Henri Lévy, một trí thức đẹp trai có tài ăn nói, hay lên tiếng phê phán đủ thứ chuyện trên đời, nhưng bị chê là thực tài xoàng, chỉ giỏi tự đánh bóng tên tuổi bằng cách luôn xuất hiện trên báo đài. Năm 2006 có hai nhà báo từng viết cuốn Một vụ lừa bịp ở Pháp [2] nhằm hạ bệ thần tượng này.

Cũng chớ nên quên ý kiến của GS Phạm Quang Tuấn : "Biết bao giờ người Việt (ít ra là người Việt có học thức) mới biết tranh luận cho ra hồn" [3]. Quả thật trong một số cuộc tranh luận trước đây đôi khi có người tỏ ra thiếu bao dung, luôn khẳng định quan điểm của mình là chân lý mà chưa thấy tranh luận là một dịp tốt để học hỏi.

Có người còn lợi dụng tranh luận để phê phán, thậm chí động chạm đến chuyện riêng tư của người khác. Trong lần tranh luận này chẳng rõ vì động cơ nào mà có phát ngôn bóng gió nhắc tới chuyện GS Ngô Bảo Châu từng nhận những ân huệ này nọ của Nhà nước, vì thế mà bị mất tự do và phải từ bỏ truyền thống phản biện trước đây của mình.

Cách phát ngôn ấy dễ dẫn tới hiểu nhầm và làm người khác nhụt chí, trong khi lẽ ra cần cố gắng khuyến khích mọi người nói ra quan điểm của họ. Rõ ràng tranh luận kiểu như thế thì không "ra hồn" và chẳng bổ ích cho ai cả.

Hồ Anh Hải ------------

Chú thích :

[1] Tiến sĩ Jean-Francois Sabouret, Giám đốc Viện Nghiên cứu Thế Giới Châu Á (của Pháp).

[2] Une imposture francaise. Tác giả : Nicolas Beau và Olivier Toscer.

[3] Xem : http://vietnamnet.vn/vn/giao-duc/dien-dan/58775/nghia-hien-nay-cua-tu--tri-thuc-.html

 

 
http://thegioif5.com/co-tich-tran-quoc-vuong/
 
Rạp Đại Nam - không gian đẹp cho những... tiệc cưới.

Ăn ngon, hát hay, không gian đẹp


Một bạn trẻ có tên Lan đã rất hài lòng khi tới ăn cưới tại rạp Đại Nam- nơi những tưởng người ta chỉ đến để xem Nhà hát Chèo Hà Nội biểu diễn. 'Vừa rồi, mình đi đám cưới đứa bạn ở đây, công nhận là không gian nhìn đẹp thật, đồ ăn nóng và ngon ra phết. Cô dâu chú rể nào muốn chi phí phải chăng mà không gian đẹp thì lựa chọn ở đây khá ok đấy', cô chia sẻ trên trang web cẩm nang mùa cưới.

Một không gian đẹp với ánh đèn ngọt, sáng rạng rỡ luôn là thế mạnh của không gian sảnh các nhà hát, trung tâm nghệ thuật biểu diễn. Đương nhiên, âm thanh được các nghệ sĩ xử lý chuyên nghiệp càng khác xa với việc hát riêng với nhau tại quán ka-ra-ô-kê hay hội trường cơ quan.

Vì thế, các nghệ sĩ quần chúng của Tập đoàn Dầu khí Việt Nam hẳn cũng rất hài lòng với không gian Trung tâm biểu diễn nghệ thuật Âu Cơ khi tổ chức hội diễn 'Tiếng hát những người đi tìm lửa' kỷ niệm 50 năm Ngày truyền thống ở đó. Trong khuôn hình ngoài sảnh trung tâm, những nụ cười tươi rói trên môi đội văn nghệ. Hậu cảnh tấm hình là chân dung những nghệ sĩ đã làm nên tên tuổi Nhà hát Ca múa nhạc Việt Nam- chủ nhân chính thức của trung tâm biểu diễn này.

Trung tâm biểu diễn nghệ thuật Âu Cơ cũng trở nên quen thuộc với nhiều hoạt động của Đài Truyền hình Việt Nam mà chương trình chung kết năm của Đồ rê mí là một thí dụ. Với lượng khán giả nhí quá đông đảo, các trường quay của Đài không thể đáp ứng nổi, trung tâm là lựa chọn số một nhờ địa thế và các điều kiện kỹ thuật.

Ít sáng đèn cho nghệ thuật


Nhưng đèn ở những địa điểm trên được bật sáng cho các hoạt động 'ngoại khóa' nhiều bao nhiêu, thì sáng cho hoạt động của nhà hát chủ quản lại ít bấy nhiêu.

Nhà hát Ca múa nhạc Việt Nam hiện chưa có chương trình biểu diễn định kỳ tại chính trụ sở của mình. Theo lịch biểu diễn, trong chín tháng đầu năm nay, nhà hát chỉ có 11 chương trình biểu diễn. Trong số đó, cũng chỉ có bảy chương trình được diễn tại Trung tâm Âu Cơ. Như vậy, trung bình nhà hát sử dụng trụ sở để biểu diễn chưa đến một đêm/tháng.

Tất nhiên, bên cạnh những chương trình tại đại bản doanh, nhà hát còn có những chương trình nghệ thuật lưu diễn. Mới đây nhất, nhà hát đã mang 'Hồn sen Việt' sang Na Uy trong khuôn khổ 'Những ngày văn hóa du lịch Việt Nam' tại Đan Mạch và Na Uy. Trước đó, cuối tháng 10, nhà hát cũng xây dựng và biểu diễn chương trình nghệ thuật trong lễ xuất quân Đoàn thể thao Việt Nam tham dự SEA Games 26. Mặc dù vậy, sự thiếu thốn chương trình phục vụ khán giả thường xuyên cũng không khỏi khiến những người yêu mến nhà hát ngậm ngùi.

Ông Trương Ngọc Xuyên, Phó Giám đốc nhà hát cho biết: 'Nhiều đơn vị muốn tổ chức các hoạt động ở nhà hát và chúng tôi cũng tạo điều kiện. Về phần mình, nhà hát cũng thường xuyên dựng các chương trình mới. Các chương trình này phần lớn được dàn dựng công phu với cả múa và hát. Tuy nhiên, cũng vì công phu và số lượng ghế ngồi lớn nên cũng khó tổ chức được liên tục.'

Nhưng như thế cũng vẫn còn hơn lịch diễn của Nhà hát chèo Hà Nội nhiều lần. Sân khấu rạp Đại Nam ở phố Huế đã nguội lạnh từ rất lâu, kể từ 'chiến dịch' quốc tế thiếu nhi với vở 'Ăn khế trả vàng' và 'Quả táo thần'. Và cho dù nóng tới sáu xuất diễn một ngày trong tháng 5, 'Quả táo thần' cũng không thể tiếp tục hút khách. Rạp Đại Nam cũng chỉ lác đác tiếng hát chèo từ bấy đến giờ.

Lịch diễn của Nhà hát Chèo Việt Nam tại rạp Kim Mã cũng rất ít. Ông Hà Quốc Minh, Giám đốc nhà hát cho biết: 'Chúng tôi chỉ diễn hai buổi sân khấu nhỏ, một buổi sân khấu lớn mỗi tháng'.

Khán giả nào sân khấu ấy


'Chúng ta đang ở trong một thời kỳ lạnh lẽo của thưởng thức nghệ thuật. Nếu so sánh với thời Nhà hát Hà Nội sáng đèn liên miên trước đây sẽ thấy thói quen đến rạp của khán giả đã bị đứt gãy', nhà nghiên cứu văn hóa Bùi Trọng Hiền, Viện Văn hóa nghệ thuật Việt Nam nhận định- 'Sự đứt gãy này không chỉ diễn ra ở các loại hình nghệ thuật dân tộc mà cả những nghệ thuật khác như nhạc nhẹ, kịch nói... Giờ đây, khán giả không có thói quen thường xuyên đến rạp nữa. Họ cũng không còn thói quen đón chờ một đêm diễn hay. Cùng với điều đó, không chỉ gu thưởng thức của khán giả đi xuống mà đời sống diễn viên cũng lao đao'.

Khi các nhà hát phải tự lo cho cuộc sống của diễn viên, việc tận dụng cơ sở vật chất để kinh doanh hoàn toàn không phải là điều xấu hay vi phạm pháp luật. Nhưng sự năng động đó đáp ứng nhu cầu kinh tế hơn là nhu cầu sáng tạo nghệ thuật vốn là kim chỉ nam cho sự ra đời, tồn tại và hoạt động của mọi nhà hát.

'Tôi nghĩ, điều mãi mãi đúng là khán giả nào sân khấu ấy. Khi công chúng không mặn mà với nhà hát thì nhà hát lạnh lẽo là đương nhiên. Chúng ta khó có thể có lại được văn hóa thưởng thức nghệ thuật nếu khán giả không được đào tạo. Và việc đào tạo đó phải được thực hiện từ bậc giáo dục phổ cập thấp nhất là nhà trẻ'- PGS,TS Nguyễn Thị Minh Thái nhận định.

Ông Nguyễn Đăng Chương, Phó Cục trưởng Cục Nghệ thuật biểu diễn (Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch):




Theo Nghị định 53 của Thủ tướng Chính phủ, quy định đối với các đơn vị nghệ thuật trực thuộc bộ mà đã có địa điểm biểu diễn thì được tự chủ về hoạt động và tài chính. Như vậy, đòi hỏi các đơn vị này phải tự vận động, làm sao để có tác phẩm hay, thường xuyên 'đỏ đèn' ở các rạp. Đối với các nhà hát chưa có rạp thì bộ sẽ căn cứ trên cơ sở đề án quy hoạch của Chính phủ để giải quyết. Trong tình hình chung đang rất khó khăn về quỹ đất và phân bổ địa điểm như hiện nay, có thể một vài năm tới bộ chưa thể giải quyết cơ bản vấn đề này được. Theo tôi, giải pháp để khắc phục thực trạng vừa thừa vừa thiếu các điểm biểu diễn: trước hết cần tập trung quy hoạch lại tổng thể các điểm biểu diễn công lập, triển khai đề án quy hoạch của Chính phủ đã phê duyệt, đào tạo lại đội ngũ tác giả - diễn viên, và khẩn trương thực hiện các chế độ chính sách đầu tư cho văn hóa một cách nghiêm túc.


NSƯT Trương Nhuận, Phó giám đốc Nhà hát Tuổi Trẻ:




Nhìn chung về các điểm biểu diễn nghệ thuật ở những thành phố lớn nằm trong tình trạng vừa thừa lại vừa thiếu. Thừa ở chỗ nhiều nhà hát (cả cũ và mới xây dựng gần đây) đều chưa được sử dụng hết công suất; còn nhiều chương trình thu hút rất đông khán giả thì lại thiếu những điểm biểu diễn lý tưởng. Có một phần nguyên nhân là do quy hoạch xây dựng và kiến trúc chưa chuẩn với yêu cầu công năng; nhưng theo tôi, trước hết là do không có chương trình biểu diễn, không tạo ra được nhu cầu thưởng thức nghệ thuật của khán giả và chưa có chương trình hay để thu hút công chúng đến các nhà hát. Với các hoạt động biểu diễn ngoài trời, phục vụ miễn phí lại thu hút rất đông khán giả. Qua đó cho thấy nhu cầu xã hội là có, cái chính là Nhà nước cần phải có các dự án hỗ trợ, hưởng ứng các hoạt động văn hóa để tạo ra nhu cầu thường xuyên cho công chúng. Bên cạnh đó, các nghệ sĩ, các nhà tổ chức cũng phải năng động để có những chương trình hấp dẫn hơn.


http://www.baomoi.com/Khi-nha-hat-khong-de-hat/52/7519359.epi
 
http://vietnamnet.vn/vn/van-hoa/60267/nha-hat-bac-ti-bien-thanh-noi-to-chuc-dam-cuoi.html
 
http://www.talawas.org/talaDB/showFile.php?res=11173&rb=0202
 
Start blogging by creating a new post. You can edit or delete me by clicking under the comments. You can also customize your sidebar by dragging in elements from the top bar.