Quyền uy phái yếu Sơn Nghĩa Thứ Hai,  5/12/2011, 18:04 (GMT+7)

http://www.thesaigontimes.vn/Home/doanhnghiep/quantri/66883/

(TBKTSG) - Hiểu đặc thù của từng nhóm khách hàng để có thể đi sâu bám rễ vào từng phân khúc thị trường nhỏ là chiến lược quan trọng trong thời điểm kinh tế khó khăn. Đó là cơ hội để các doanh nghiệp nhỏ có thể cạnh tranh với những doanh nghiệp lớn.

Phụ nữ đang xuân thích gì?

Phụ nữ trong độ tuổi từ 30-55 tuổi là nhóm khách hàng quan trọng mà các nhà kinh doanh trong lĩnh vực giáo dục, chăm sóc sức khỏe, thời trang, hàng tiêu dùng không thể bỏ qua.

Ông Trần Ngọc Dũng, Giám đốc điều hành Công ty Nghiên cứu thị trường FTA, cho rằng đây là nhóm tuổi khá năng động. Theo ông Dũng, kết quả khảo sát 150 phụ nữ trong độ tuổi trên ở ba thành phố là TPHCM, Hà Nội và Đà Nẵng mới đây cho thấy có đến 40% người tiêu dùng trong nhóm tuổi này vừa đi làm vừa có thêm công việc kinh doanh riêng. Kết quả phân tích về nguồn thu nhập của những người tham gia khảo sát cũng cho thấy phụ nữ Hà Nội trong độ tuổi 45-55 có xu hướng đầu tư vàng và bất động sản nhiều hơn phụ nữ ở TPHCM và Đà Nẵng.

Xu hướng tiêu dùng và tiếp thị 2012

Theo FTA, người tiêu dùng ở miền Trung và đồng bằng sông Cửu Long thích mua hàng hóa với số lượng lớn để tiết kiệm. Người tiêu dùng miền Bắc sẽ trả thêm tiền cho sản phẩm, dịch vụ có tính độc đáo và duy nhất. Người miền Trung và miền Bắc thích thương lượng giá. Người tiêu dùng TPHCM ít mua sản phẩm theo quảng cáo. Người tiêu dùng tại các thành phố lớn đa phần tin lời giới thiệu của bạn bè. Những biển quảng cáo ngoài trời thu hút sự chú ý nhiều hơn ở các thành phố lớn. Quảng cáo bằng màn hình LCD được người tiêu dùng tại TPHCM quan tâm. Quảng cáo hài hước được ưa thích trên cả nước, đặc biệt là tại TPHCM.


Hiện nay, ba mối quan tâm lớn nhất của phụ nữ là gia đình, sức khỏe và công việc. Hơn 70% thời gian biểu của phụ nữ trung niên dành cho công việc và chăm sóc gia đình. Gia đình chiếm vị trí quan trọng trong cả những hoạt động giải trí của phụ nữ trung niên. Ngoài ra, mua sắm, hoặc đi spa, chơi thể thao cũng là những hình thức giải trí của họ. Du lịch không phải là những hoạt động mà phụ nữ trung niên thường làm nhưng hầu hết đều mong muốn được đi du lịch.

Khi mà 90% quyết định mua sắm trong gia đình đều xuất phát từ nhóm phụ nữ trung niên thì rõ ràng đây chính là những “thượng đế” mà các nhà sản xuất phải hiểu rõ tâm ý và phải hết lòng chăm sóc. Nhóm khách hàng này thường cẩn trọng tìm hiểu thông tin trước khi mua hàng và sẵn sàng trả giá cao hơn cho những thương hiệu uy tín.

Hiểu rõ tâm lý của các bà mẹ trẻ cũng sẽ giúp nhà kinh doanh tìm được những thị trường ngách để thâm nhập và phát triển. “Chẳng hạn, một phân khúc thị trường mà các nhà sản xuất cần lưu tâm là thị trường sản phẩm dành cho trẻ em”, ông Dũng chia sẻ.

Các bà mẹ thường kết hợp mua sắm cho bản thân và gia đình khi mua sắm cho trẻ, có lẽ vì vậy mà địa điểm mua sắm cho trẻ chủ yếu là ở chợ và siêu thị, tiếp theo là những cửa hàng chuyên bán sản phẩm trẻ em. Ở Hà Nội, cửa hàng thời trang dành cho trẻ được nhiều bà mẹ lựa chọn nhất (82%), trong khi người tiêu dùng TPHCM ít chọn địa điểm này. Các bà mẹ thường chọn mua bộ quần áo có giá dưới 100.000 đồng cho bé dưới 1 tuổi và từ 100.000-200.000 đồng/bộ cho bé từ 1-3 tuổi. Tại TPHCM, khi mua đồ cho bé, 23% bà mẹ quan tâm tới thiết kế và màu sắc. Tuy nhiên, khi được hỏi về yếu tố quan trọng nhất thì chất liệu vải lại được xếp đầu tiên, họ ít quan tâm tới nguồn gốc và nhãn hiệu. Tại Hà Nội, 67% người được hỏi cho rằng chất liệu vải là yếu tố họ quan tâm nhất.

Nhóm sản phẩm đồ chơi trẻ em nhiều năm nay vẫn bị đồ chơi nhập khẩu áp đảo. Các doanh nghiệp sản xuất đồ chơi trong nước có thể đẩy mạnh khai thác phân khúc này. Theo FTA, đồ chơi có xuất xứ trong nước được nhiều bà mẹ quan tâm. Có đến 52% bà mẹ được hỏi cho biết ưu tiên chọn đồ chơi sản xuất trong nước, khi mua cho con.

U30 mua gì nhiều nhất?

Nhóm tiêu dùng ở độ tuổi từ 20-29 cũng là đối tượng cần ưu tiên chăm sóc. Nữ giới 20-29 tuổi là người quyết định chính trong ngành hàng thực phẩm và đồ dùng thiết yếu. Trong khi nam giới 20-29 tuổi thường là người quyết định mua các loại đồ dùng lâu bền và sản phẩm công nghệ.

Nhóm khách hàng này sẵn sàng chi nhiều hơn cho các nhà sản xuất uy tín và các sản phẩm có tính năng vượt trội. Họ chọn sản phẩm dựa trên sở thích cá nhân và thường tìm kiếm thông tin trước khi mua hàng. Chi phí cho thực phẩm là khoản chi tiêu lớn nhất của những người ở độ tuổi 20-29. Chi cho giao thông, liên lạc, quần áo và sản phẩm làm đẹp cũng là các khoản chi tiêu chính của đối tượng này. Người tiêu dùng thuộc độ tuổi 20-29 thường mua áo quần và các sản phẩm chăm sóc sắc đẹp ở các cửa hàng thời trang, cửa hàng mỹ phẩm và siêu thị.

Khi mua các sản phẩm sử dụng lâu bền (sản phẩm điện tử gia dụng như ti vi, máy giặt, tủ lạnh...), người tiêu dùng độ tuổi 20-29 quan tâm nhiều đến giá cả, độ bền, tính tiết kiệm năng lượng, chế độ bảo hành và thiết kế theo thứ tự ưu tiên. Đối với sản phẩm công nghệ như điện thoại, máy vi tính..., họ xem xét nhiều đến yếu tố độ bền, uy tín thương hiệu, chế độ bảo hành và thiết kế. Giá cả dường như không phải là yếu tố quan trọng.

“Kênh truyền miệng đóng vai trò quan trọng nhất trong thói quen mua sắm của người tiêu dùng trẻ đối với các sản phẩm công nghệ và các đồ dùng lâu bền”, ông Dũng nói. Khi được người thân hoặc bạn bè trực tiếp giới thiệu, người tiêu dùng trẻ có thể quyết định mua sản phẩm dễ dàng hơn so với việc xem quảng cáo trên truyền hình hoặc các nguồn thông tin khác. Vai trò của quảng cáo trên truyền hình khá quan trọng đối với việc chọn mua đồ dùng lâu bền, nhưng ít quan trọng hơn đối với sản phẩm công nghệ.

Một xu hướng mới trong năm 2012 mà doanh nghiệp cần chú ý là xu hướng tiêu dùng số. Theo FTA, việc sử dụng Internet hàng ngày đã trở thành thói quen của gần 80% người dân các thành phố lớn; 70% người dùng Internet truy cập mạng xã hội. Doanh nghiệp cần tận dụng kênh này để quảng bá sản phẩm, dịch vụ.

 
Buyology: Truth and Lies About Why We Buy Buyology by Martin Lindstrom is a compulsively readable (at least for marketers) account of a research project that spanned three years and cost $7 million. Lindstrom’s team used both fMRI and EEG technologies to study what was really going on in the brains of consumers as they watched commercials, thought about brands, and much more. This body of research is surely the biggest compilation of neuromarketing data ever, and the results are always fascinating and sometimes surprising. Here are just a few examples of what the Buyology researchers found:

Cigarette Health Warnings Stimulate Smoking.
While it’s accepted wisdom that printing health warnings on tobacco product packages doesn’t have much of an impact on smoking behavior, the researchers found that the warnings had no effect at all on the cravings of smokers. This applied not only to the rather subtle messages on US packaging, but even packages that included bold text and gruesome disease photos. None, zero, nada. Even worse, they found that the health warnings stimulated the subjects’ nucleus accumbens, an area associated with cravings! The researchers concluded that the warnings not only didn’t help, but triggered a stronger craving. The very warnings intended to reduce smoking might well be an effective marketing tool for Big Tobacco!

Product Placements Almost Never Work.
With TV commercial viewing under pressure from TiVO/DVR fast-forwarding, greater viewing of commercial-free DVDs, etc., advertisers are turning to placing their products inside the content of television shows and movies. With this approach, even if viewers avoid watching any 30-second spots, they can still see the stars of the show typing on an Apple Computer, drinking a Pepsi, and so on. Sounds great, but Lindstrom’s research showed that almost all product placements are ineffective. Using EEG testing, they found that typical product placements caused no increase in brand recall. The only product placements that DID produce such effects were those which were heavily integrated into the content and actually made sense in their context. For example, people tended to remember the Aston Martin brand in Daniel Craig’s first James Bond movie, Casino Royale, (perhaps aided by the brand’s association with the series dating back to Sean Connery), but not FedEx or Louis Vuitton whose placements weren’t central to the plot or even related to the on-screen action in any significant way.

Strong Brands are like Religion.
When the research team compared consumers’ brain activity while viewing images involving brands, religion, and sports figures, the activity evoked by strong brands was much like that caused by religious images.

Brain Activity Accurately Predicted TV Failure.
Using EEG technology, the researchers measured the brain activity of subjects while screening three new television shows: The Swan, How Clean Is Your House, and Quizmania. Of the shows, How Clean Is Your House was found to be most engaging, and The Swan the least. When the shows actually aired in the UK, the ratings the shows developed mirrored the predictions of the researchers. Lindstrom predicts that this kind of successful application of neuromarketing will reduce the number of product introductions that fail, and prove to be a more reliable tool than traditional market research techniques like surveys and focus groups.

The various chapters of Buyology are fleshed out with plenty of data from other research, some of which I’ve covered here in Neuromarketing. Lindstrom integrates the older data with his newly released information in an effective and engaging way. Lindstrom’s voice is clear, and his enthusiasm genuine.

What else could one ask for?
I hope the research Lindstrom’s team conducted is also published in a way that opens it up for scholarly review. If there is a problem with neuromarketing today, it’s that there is little or no academic research that validates the ability of brain scans, be they EEG or fMRI, to predict results in the marketplace. The volume of data collected in this study would make it a great starting point for academic critique.

Overall, Buyology is a must-read for marketers. Neuromarketing devotees will appreciate the vast amount of new data, while those new to the field will find the book an excellent primer. Buyology begins shipping on October 21, 2008.

 
            Có năm loại yếu tố chính quy định hành vi của con người : cấu trúc vật chất, các cảm thọ đến từ môi trường, các sự tưởng tượng, các hành vi đã qua, và tâm thức, bao gồm ý thức, tiềm thức, và vô thức.

1) CẤU TRÚC VẬT CHẤT :


            Bao gồm tất cả những gì làm nên cơ thể chúng ta, từ các khoáng chất vô cơ, các chất hữu cơ, các tế bào, kể cả các “gènes” (đặc tính di truyền) nằm trong các tế bào ấy, đến các hệ thống đảm bảo sự vận hành trong cơ thể, như hệ thần kinh và các hệ thống khác (tuần hoàn, tiêu hóa, v.v...). Xin lấy vài thí dụ :

- Chất vô cơ, như nuớc, nếu không đủ, hay quá nhiều, đều có thể gây mê sảng. Khoáng chất, như muối, Calcium, Magnésium, Phosphore...cũng ảnh hưởng trên hành vi. Chúng ta đều biết thiếu Iode thành ra đần độn (le “crétin” des Alpes), trẻ nhỏ ăn thiếu sắt cũng phát triển chậm trên mặt tâm lý. Chất azote, 79 % của không khí ta thở, có thể gây nên những hành vi quái lạ. Người viết còn nhớ kỷ niệm khi phục vụ trong ngành “người nhái”, một lần công tác, có anh chàng y tá tập sự mới lặn xuống khoảng 25 thước đã có thái độ đùa giỡn nguy hiểm, đồng thời hát và cười inh ỏi. Chỉ cần lôi cổ anh ta lên phía mặt nước vài thước là bình thường lại ngay. Người ta gọi đó là “say độ sâu” (ivresse des profondeurs) hay “say azote” (narcose à l'azote).

- Thừa hay thiếu chất hữu cơ gây rối loạn hành vi, thì có rất nhiều thí dụ. Xin nói đến một trạng thái ít được để ý tới :
Gần đây báo chí Y Khoa có kể lại hai trường hợp bạo động gây thương tổn cho người khác vì lý do thiếu glucose (hypoglycémie). Trường hợp đầu, anh chồng bị diabète, chích insuline quá lượng, gây hypoglycémie, đập bà vợ nhừ tử, và nhất là đập tan nhiều máy móc đắt tiền trong nhà (đập vợ thì còn hiểu được, chứ đập máiền thì chắc chắn là bất bình thường !). Sau đó chàng được cho ăn ngọt, liền trở lại hòa dịu. Trường hợp kia, bệnh nhân bị lôi ra tòa vì đả thương người khác.

- Thương tổn hệ thống thần kinh có thể gây rối loạn hành vi. Năm ngoái cảnh sát có đưa vào Nhà Thương Đại Học Rennes một bà đứng tuổi, thuộc gia đình giàu có quý phái. Vị mệnh phụ phu nhân này cởi hết quần áo, trần truồng như nhộng, tồng ngồng đi ngoài đường, lại còn cà khịa với người qua lại ! Sau khi chẩn đoán, định bệnh : viêm màng não do vi trùng lao. Mặt khác, bệnh lý cho biết, thương tổn vùng Broca của chất xám, đưa đến việc không còn biết nói nữa, mặc dù các cơ quan chủ trì việc phát ngôn (miệng lưỡi, v.v...) vẫn nguyên vẹn. Thương tổn vùng Wernicke cho ra một loại tiếng nói quái lạ (jargon), không hiểu được. Các bệnh nhân này cũng có thể mất đi sự hiểu biết ngôn ngữ hay cả chữ viết, trở thành “mù chữ”. Thương tổn vùng khác (hypocampe) làm mất trí nhớ, một vùng khác nữa (sau não) khiến không nhận ra những gì quen thuộc, kể cả vợ chồng con cái. Hư đi một cấu trúc tiết ra chất acétyl choline (noyau basal), làm mất khả năng học tập nơi con chuột, nhưng nếu ghép cấu trúc ấy vào một vùng khác của óc, thì khả năng này liền được phục hồi (Nature 1995,484-487). Oliver Sacks trong Lancet (24/6/95), có kể chuyện một người bị thương tổn óc, làm cho không còn nhận ra các màu sắc. Đời sống của ông hoàn toàn thay đổi : ông không còn muốn làm tình với vợ, vì bà này từ hồng hào tươi tắn đã trở thành xám xịt ! Ông cũng sanh chứng biếng ăn, vì nhìn thấy thức ăn chỉ với hai màu đen trắng...Người ta cũng đã nghi ngờ bệnh schizophrénie (một bệnh “điên”, hiện hữu trong 1 phần trăm dân sô) có thể xảy đến do người mẹ bị cúm trong tam cá nguyệt thứ hai khi mang bầu (Quotidien du Médecin 16/6/95). Sự thương tổn vùng thalamus (giả thuyết “ultime gate keeper”), hay trục trặc những cấu trúc tiết ra chất dopamine trong óc cũng được nghi ngờ đưa đến bệnh schizophrénie .

- bệnh của các hệ thống ngoài thần kinh hệ đều có thể đưa đến rối loạn hành vi. Thí dụ bệnh sơ gan (cirrhose) có thể đưa đến mê sảng, nói xàm, có khi thấy vật lạ, như súc vật bò đầy nhà v.v...bệnh của hệ thống hô hấp cũng có thể cho ra mê sảng, nói xàm, đảo lộn đêm ngày (trường hợp thiếu oxy thừa thán khí). Trục trặc hệ thống sex steroid có thể gây rối loạn tình dục v.v...

- bệnh liên hệ đến cấu trúc di truyền thì quả là có vô số thí dụ. Chỉ cần thay đổi vài chi tiết cực nhỏ trong chuỗi ADN của tế bào là con người có thể trở thành đần độn, ngơ ngác, hay hung dữ, bạo hành. Bệnh schizophrénie nói ở trên cũng có thể chỉ do một thay đổi liên quan đến 3 nucléotides trên hàng triệu nucléotides trong chromosome số 6, hay một trục trặc của một locus (6 pter-p22) trên chromosome 22. 
Mới đây báo Nature có đăng khảo cứu của Sherrington (Toronto), tìm ra một gène thứ ba gây bệnh Alzheimer gọi là S182 (Nature,1995, 375, 754-760). Hai gènes còn lại của bệnh này nằm trên các chromosomes 19 và 21. Alzheimer là bệnh tâm thần nặng của người lớn tuổi, rất “thời trang”, vì đã đưa một nữ minh tinh danh tiếng về bên kia thế giới. TT Reagan cũng mắc bệnh này. Nghiện rượu cũng một phần do di truyền. Người da vàng dễ xay rượu hơn da trắng, do thiếu alcool déshydrogénase.

            Thử tưởng tượng một ngày nào đó, một vị bác sĩ tài hoa bỗng dưng trở thành đần độn, leo lên cây ca hát (như ông Đỗ Mười), hay cởi quần áo chạy nhông (“cuồng chứng” trong Đông Y được mô tả là “đăng cao nhi ca, thoát y nhi tẩu” !), hoặc có những hành vi dữ tợn, thì khi ấy ta phải nghĩ sao ? Kẻ hung dữ kia là ông bác sĩ mà ta vẫn biết, hay là một “ông” nào khác ? Nếu là “ông” nào khác, thì vị bác sĩ tài hoa của ta lúc bấy giờ ở đâu ? Nam Quan hay Cà Mau ? Còn nếu ông ấy vẫn là ông bác sĩ nọ, thì ta có còn tiếp tục đến chữa bệnh với ông ta nữa hay không ?

2) CÁC CẢM THỌ ĐẾN TỪ MÔI TRƯỜNG :


            Chúng ta nhận được từ môi trường vô số tín hiệu. Có những tín hiệu được ý thức, nhưng cũng có những tín hiệu không được ý thức. Trong số những tín hiệu ây, có giáo dục học đường và gia đình, có ảnh hưởng của các định chế xã hội (tôn giáo là một), của văn hóa, của khung cảnh sống, v.v...Thí dụ trẻ em trong khu xóm nghèo học kém, và dễ đi vào con đường tội phạm hơn trẻ em sinh sống trong các khu giàu có. Lỗi của các em ấy, hay của môi trường ? Điều này cũng cắt nghĩa trường hợp hành vi khác biệt nơi các người song sinh thật (vrais jumeaux), mặc dù họ có cùng một cấu trúc di truyền.

3) NHỮNG SỰ TƯỞNG TƯỢNG :


            Tưởng tượng có thể được ý thức hay không được ý thức. Thiù dụ đứa trẻ tự cho mình là Power Ranger, hay Indianna Jones, trong trò chơi, thì đó là tưởng tượng được ý thức. Ngược lại, một bà nọ đang đêm nhổm dậy bóp cổ chồng, quả quyết là ông ta đem tiền cho mèo, trong khi ông này là một đồng nghiệp đã ngoài bảy mươi, vô cùng đạo đức, và nhãt là mới sang tỵ nạn chỉ lãnh trợ cấp xã hội không có một xu dính túi, thì chính là tưởng tượng không được ý thức ! Ở thời Trung Cổ, khi người ta đem đốt những người bị cho là phù thủy, có liên hệ với ác quỷ, cũng là những hành vi do tưởng tượng mà không ý thức mình tưởng tượng, cứ cho sự quả quyết của mình là sự thật. Tưởng tượng có thể bị quy định bởi văn hóa, định chế xã hội (tôn giáo...) giáo dục, khung cảnh sống, bởi các cảm thọ đến từ môi trường, hay bởi cấu trúc vật chất.

4) CÁC HÀNH VI ĐÃ QUA :


            Tập hợp những hành vi trong quá khứ của một con người có khả năng quy định hành vi của người ấy trong hiện tại và tương lai. Thí dụ : lỡ nói dối, cứ phải tiếp tục nói dối. Ông Tổng Thống Mỹ nọ lúc trẻ trốn quân dịch sau đó luôn có những quyết định chính trị bị ảnh hưởng bởi mặc cảm do sự việc ấy sanh ra... “Hội chứng VN” nơi một số quân nhân Hoa Kỳ cũng thuộc loại này. Ảnh hưởng của hành vi đã qua cũng có thể được ý thức hay không được ý thức. Thí dụ như những hành vi thuộc loại névrotique (gàn dở) dù xảy ra nơi người lớn, nhưng thường bị quy định trong thời thơ ấu. Có những đứa trẻ có hành vi mà nó nghĩ là rất “đáng tội”, rồi quên đi (dồn nén vào vô thức), nhưng sau đó cứ luôn gặp tai nạn, hêt vỡ đầu tới gẫy tay, hay làm gì cũng thất bại một cách vô lý, thí dụ hoc giỏi nhưng cứ thi rớt (névrose d'échec). Phân tâm học cho rằng nó tự trừng phạt nó, trong vô thức...

5) TÂM THỨC :


            Tâm thức gồm ba phần : ý thức, tiềm thức và vô thức. Ý thức có thể được gắn liền với những gì đã nói ở trên. Một trục trặc trong cấu trúc vật chất của cơ thể, có thể được ý thức, thí dụ đau đớn kinh niên sanh cáu kỉnh. Các cảm thọ đến từ môi trường (nhà Phật có khái niệm “ngũ câu ý thức”, để chỉ ý thức gắn liền với năm giác quan), hay sự tưởng tượng, hay ảnh hưởng của các hành vi đã qua cũng có thể được ý thức.
Tuy nhiên, đa số các yếu tố có khả năng ảnh hưởng vào hành vi của con người lại không được ý thức. Chữ “ý thức” trong tiếng Anh-Mỹ là conscience, đến từ chữ La Tinh “cum scire” nghĩa là “có biết”. Tức là chúng ta không “có biết” đa số những gì ảnh hưởng mạnh mẽ trên hành vi của chúng ta. Người bị bệnh mongolisme, khi hành động điên khùng hay khờ dại, có khi hung dữ, không thể biết anh ta đang hành động dưới ảnh hưởng của một chromosome phụ trội trong tế bào của mình. Những gì xảy ra trong tiềm thức và vô thức, theo định nghĩa, cũng ảnh hưởng mà không được ý thức.


o

VẤN ĐỀ TRÁCH NHIỆM :


            Khi nói đa số các yếu tố quy định hành vi của con người không được ý thức, thì vấn đề lập tức được đặt ra là trách nhiêm của mỗi cá nhân đối với hành vi của mình. Anh có trách nhiệm hay không, khi anh làm một việc quấy, nếu đa số những gì thúc đẩy anh làm việâc ấy không được anh ý thức ? Đây là một đề tài lớn, trong phạm vi bài này không thể nói đầy đủ, chỉ xin tạm trình bày sơ qua là có ba trình độ trách nhiệm chính, liên hệ chặt chẽ với nhau :

- Trách nhiệm quy ước :


            do xã hội quy định, theo những quy ước tương đối được chấp nhận trong phạm vi xã hội ấy. Một hệ thống quy ước mà ai cũng nói đến nhưng ít ai thực sự biết rõ, là luật pháp. Các quy ước thay đổi khi ta đổi sang một cộng đồng xã hội khác, hay khi xã hội biến hóa do sự thay đổi của hoàn cảnh. Tùy theo trình độ hiểu biết về các ảnh hưởng trên hành vi củamà mỗi xã hội đặt vấn đề trách nhiệm với ít hay nhiều khắc nghiệt đối với các sự việc bị coi là “tội lỗi”. Người bệnh schizophrène làm thiệt mạng người khác, có thể bị xử tử hình, nếu xã hội liên hệ không có khả năng chẩn đoán bệnh này. Bà mệnh phụ cởi truồng ra đường nói ở trên cũng sẽ bị xã hội lên án gắt gao nếu không ai biết được bà ta bị viêm màng óc. Có lẽ khuynh hướng hiện thời trên thế giới là càng ngày càng bớt khe khắt trong các hình phạt, và chú ý nhiều hơn đến các trường hợp giảm khinh. Một thí dụ là tử hình đang dần dần bị loại bỏ.


- Trách nhiệm tâm lý :


Đây là trách nhiệm mà anh tự gán cho anh trước một sự việc nào đó. Có người gọi đó là tiếng nói của lương tâm. Phân tâm học thì dùng chữ “surmoi”. Trách nhiệm tâm lý có thể khắt khe hơn trách nhiệm quy ước. Xã hội không lên án anh nhưng tự anh lên án anh. Trường hợp đó gọi là “mặc cảm tội lỗi". Tự nó có thể đưa đến những hành vi bệnh hoạn.



- Trách nhiệm Đạo Lý :


hình thành từ một sự định chế hóa các mặc cảm và lo lắng, được ý thức hay không được ý thức, trong mỗi cá nhân. Tức là nó nằm giữa lãnh vực tâm lý cá nhân, và quy ước xã hội, vừa nói ở trên. 

            Có hai loại Đạo Lý :

- Loại thứ nhất định chế hóa các tương quan phức tạp và mâu thuẫn với hình ảnh người cha trong tâm thức. Nó có tính khắc nghiệt, trừng phạt, hiếu sát, bao gồm những bó buộc nặng nề (lòng ái quốc chẳng hạn) đòi hỏi hy sinh, đau khổ, thậm chí cả sự chết, và vẽ lên những viễn tượng kinh hoàng cho người “phạm tội“(hình ảnh hỏa ngục đầy quỷ dữ và cực hình).

- Loại thứ hai định chế hóa tương quan với hình ảnh người mẹ, có tính khoan dung, tha thứ, yêu thương vô điều kiện, hiếu sinh, êm ái, bao gồm khoái lạc (kể cả khoái lạc của Thiền Định, của sự hiệp thông với Chúa, v.v...).

            Định chế hóa các khía cạnh bệnh hoạn của Tâm Thức thành Đạo Lý giúp giảm thiểu những lo lắng do chúng gây ra, một cách máy móc, tức một cách đỡ hao tổn năng lượng thần kinh nhất. Cũng có thể nói mỗi cá nhân tự trấn an mình, hay đúng hơn là tự lẩn trốn chính mình, bằng sự bao che của định chế, hay bằng sự vay mượn năng lượng nơi cái Cộng Đồng người cùng chia sẻ định chế ấy với mình.


            Mỗi loại Đạo Lý như vừa nói cho ra một tinh thần trách nhiệm riêng :

- Loại thứ nhất cho ra một thứ trách nhiệm chi tiết, có tính cách “kế toán”, kiểu như tổng số việc “tốt” trừ cho tổng số việc “xấu” mà anh đã làm sẽ quyết định anh “lên thiên đàng” hay “xuống hỏa ngục”.

- Loại Đạo Lý thứ hai cho ra một thứ trách nhiệm tổng hợp, dựa trên một thái độ chứ không dựa vào từng hành vi.

            Còn nhiều khía cạnh, tôi sẽ xin khai triển thêm vào một dịp khác...

NGUYỄN HOÀI VÂN
10/7/1995

Trở về Mục Lục

http://nguyen.hoai.van.pagesperso-orange.fr/HanhVi.htm

 
Start blogging by creating a new post. You can edit or delete me by clicking under the comments. You can also customize your sidebar by dragging in elements from the top bar.