23/02/2012 REUTERS
Trọng Nghĩa

Từng là nhân vật bất khả xâm phạm tại Philippines trong cương vị tổng thống từ năm 2001 đến năm 2010, bà Gloria Arroyo cùng phu quân và hai lãnh đạo cao cấp trong chính quyền của bà đã bị tư pháp ra lệnh tống giam vào hôm qua, 13/03/2012. Họ bị tình nghi đã can dự vào một vụ nhận hối lộ hàng triệu đô la để cho một công ty Trung Quốc trúng thầu xây dựng một mạng lưới viễn thông cho Philippines vào năm 2007.

Trát bắt giam do tòa án Philippines đặc trách bài trừ tham nhũng ban hành, nhắm vào cựu tổng thống, phu quân của bà là ông Jose Miguel Arroyo, có biệt danh là Mike, cùng với các ông Benjamin Abalos Sr., nguyên chủ tịch Ủy ban bầu cử và Leandro Mendoza, nguyên bộ trưởng Giao thông.

Ông Jose Arroyo, người được xem là nhân vật quyền thế đứng trong hậu trường để giật dây trong gần một chục năm vợ mình làm tổng thống, bị cáo buộc là đã nhận hối lộ để giúp tập đoàn Trung Quốc ZTE đoạt được hợp đồng trị giá 330 triệu đô la của chính phủ Philippines. Trong khi đó, bà Arroyo đã ký duyệt hợp đồng này, cho dù sau đó đã phải hủy bỏ, vì bị công luận phản đối dữ dội.

Từ Manila, thông tín viên Gabriel Kahn giải thích :

" Cựu tổng thống Philippines Gloria Arroyo và chồng bị tình nghi đã nhận một món hối lộ quan trọng khi bà Arroyo còn tại chức vào năm 2007.

Theo tòa án đặc trách xét xử tội tham nhũng, thì bà Arroyo đã gây sức ép để Manila cho phép tập đoàn Trung Quốc ZTE được một hợp đồng trị giá hơn 330 triệu đô la, để thiếp lập một hệ thống liên lạc internet giữa chính quyền trung ưöng và các chính quyền điạ phương.

Hợp đồng này tuy nhiên đã bị hủy bỏ một năm sau đó dưới sức ép của Quốc hội và các tổ chức dân sự.

Cựu tổng thống Philippines đã bị quản thúc từ tháng 11 năm 2011 tại một bệnh viện quân y ở Manila trong khi chờ đợi một vụ xét xử khác về tội bầu cử gian lận.

Chồng bà Arroyo, biệt danh là Mike, đã trả tiền thế chân vào hôm qua để được tại ngoại hầu tra. Cựu tổng thống Philippines và chồng có thể bị kết án đến 10 năm tù nếu bị xét là có tội.


Đương kim tổng thống Philippines Benigno Aquino, được bầu lên vào năm 2010, đã cam kết chống nạn tham nhũng vốn bị coi là đã lộng hành trong 9 năm cầm quyền của bà Arroyo ".

Lẽ dĩ nhiên là các bị cáo đều phủ nhận đã nhận tiền hối lộ từ tay tập đoàn Trung Quốc. Ông Arroyo chẳng hạn đã bác bỏ các lời tố cáo, cho rằng không thể kết tội ông về một hợp đồng mà chính vợ ông đã hủy bỏ.

Khi vụ tai tiếng bị phanh phui, công ty ZTE đã lên tiếng phủ nhận, khẳng định rằng họ không hề trả bất kỳ khoản hối lộ nào.Thế nhưng, nhiều nhân chứng trong thời gian qua đã nêu bật nhiều yếu tố như xác định việc phu quân cựu tổng thống ̣được hứa một khoản “lại quả” lên đến 70 triệu đô la một khi ZTE trúng thầu… Ngoài ra, bà Arroyo còn ngăn cản các quan chức cao cấp ra làm chứng trong cuộc điều tra của Quốc hội, khiến người ta lại càng nghi ngờ là bà dính líu đến vụ này.

Một hướng biện hộ thứ hai của bà Arroyo và những người thân cận là tố cáo đương kim tổng thống Philippines Aquino là muốn trả thù chính trị đối với người tiền nhiệm, khi chủ trương tung ra cuộc điều tra tham nhũng đối với bà Arroyo.

Dẫu sao thì vụ cựu tổng thống Philippines và người thân bị tố cáo nhận hối lộ của Trung Quốc có khả năng tác hại đến quan hệ Manila - Bắc Kinh, vốn đã bắt đầu căng thẳng hơn với việc đương kim tổng thống Aquino không ngần ngại chỉ trích Trung Quốc vi phạm chủ quyền của Philippines tại Biển Đông.

http://www.viet.rfi.fr/chau-a/20120314-gong-kem-tu-phap-xiet-chat-quanh-cuu-tong-thong-philippines-trong-vu-tinh-nghi-nhan-
 
http://phunutoday.vn/xi-nhan/nghe-thuat-moi/201203/25-nam-My-thuat-Viet-Nam-doi-moi-2137069/

Thứ Sáu, 09/03/2012, 14:35 [GMT+7]

(Nghệ thuật mới) – Chiến tranh đã qua, những vấn đề lớn, vấn đề của số đông, những vấn đề chung không còn được chú trọng. Các nghệ sỹ quay về khai thác những vấn đề cá nhân, những câu chuyện, những vui buồn, trải nghiệm có tính chất riêng tư.

Đại hội lần thứ 6 của Đảng CSVN (18/12/1986) đã đưa ra một quyết định có tính chất lịch sử đối với vận mệnh đất nước, quyết định mở cửa, quyết định đổi mới. Từ chính trị, kinh tế, xã hội đến văn hóa nghệ thuật.

Cụ thể là Nghị quyết 5 của Bộ chính trị về văn hóa nghệ thuật. Kêu gọi nghệ sỹ tự cởi trói và tự do sáng tạo. Đó là nguyên nhân sâu xa tạo nên trào lưu Mỹ thuật đổi mới, trào lưu thứ 3 của Mỹ thuật Việt Nam trong thế kỷ 20.

Một trào lưu Mỹ thuật đặc biệt của một thời kỳ đặc biệt, khác hẳn với hai trào lưu trước. Trào lưu Mỹ thuật Đông Dương (1925-1954) và trào lưu Mỹ thuật Hiện thực xã hội chủ nghĩa ở  Miền  Bắc (1954-1985). Nếu tính theo tuổi tác thì lớp hoạ sỹ hiện nay là thế hệ thứ 5.

Tính từ thế hệ đầu tiên của Mỹ thuật hiện đại Việt Nam là các hoạ sỹ tốt nghiệp trường Mỹ thuật Đông Dương, thế hệ thứ 2 là các hoạ sỹ học khoá Mỹ thuật kháng chiến của hoạ sỹ Tô Ngọc Vân. Thế hệ thứ 3 là các hoạ sỹ thời chống Mỹ (ở miền Bắc).

Thế hệ thứ 4 là các hoạ sỹ thời đổi mới và vài năm lại đây có một lớp hoạ sỹ trẻ chủ yếu là làm nghệ thuật mới, thế hệ thứ 5.

Buộc phải nói rõ như vậy vì lịch sử và lịch sử mỹ thuật không hoàn toàn trùng khít. Thế hệ, thời kỳ và trào lưu tuy đều chứa yếu tố thời gian nhưng chỉ mang tính tương đối.

Ví dụ bức sơn mài “Kết nạp Đảng ở Điện Biên Phủ”  của hoạ sỹ Nguyễn Sáng về đề tài kháng chiến chống Pháp được sáng tác năm 1963. Hoặc hoạ sỹ Trần Lưu Hậu thuộc thế hệ thứ 2 nhưng lại nổi lên vào thời đổi mới.

Và cũng không chỉ từ 1986 hội hoạ Việt Nam mới đổi mới, bộ tứ Nghiêm, Liên, Sáng, Phái và Trần Trung Tín đã làm được nhiều hơn thế ngay từ trước đó. Ngược lại thời đổi mới nhưng vẫn có rất nhiều hoạ sỹ không đổi mới lắm.

Trào lưu Mỹ thuật hiện thực Xã hội chủ nghĩa ảnh hưởng nặng của trường phái hiện thực Xô Viết với lối tả chân khô khan, đơn điệu, cứng nhắc. Hội hoạ bị đồng nghĩa với dễ xem, dễ hiểu.

Coi trọng nội dung, đề tài hơn là hình thức biểu hiện và đương nhiên, giai đoạn đó đất nước còn chiến tranh nên đề tài chiến đấu và sản xuất là hai đề tài chủ đạo.

Từ đó có thể thấy sự khác biệt của Trào lưu Mỹ thuật Đổi Mới so với hai trào lưu trước đó chính là ở sự tôn trọng trở lại với hình thức biểu đạt chứ không phải ở phạm trù nội dung. Tôn trọng tự do sáng tạo, đề cao tính cá nhân, tôn trọng các khuynh hướng khác nhau, không hạn chế tìm tòi những phong cách mới.

Chiến tranh đã qua, những vấn đề lớn, vấn đề của số đông, những vấn đề chung không còn được chú trọng. Các nghệ sỹ quay về khai thác những vấn đề cá nhân, những câu chuyện, những vui buồn, trải nghiệm có tính chất riêng tư.

Họ hướng cái nhìn vào thế giới nội tâm, vào bên trong hơn là bên ngoài. Hoàn toàn có thể hiểu Trào lưu Mỹ thuật đổi mới tức là đổi mới hình thức.

Từ những tên tuổi xuất hiện sớm của trào lưu  Trần Lưu Hậu, Nguyễn Trung, Đặng Xuân Hòa, Nguyễn Quân, Đỗ Sơn, Trần Trọng Vũ, Thành Chương, Nguyễn Bảo Toàn, Phan Phương Đông, Đào Hải Phong, Trương Tân, Hồng Việt Dũng, Lê Quảng Hà, Hoàng Phượng Vỹ đến những người cuối như Nguyễn Minh Thành, Lê Quốc Việt, Bạch Đàn, Thắm Poong, Nguyễn Thị Châu Giang, Lý Trần Quỳnh Giang, Lê Thị Minh Tâm…

Nhưng gì thì gì, nghệ thuật nói chung và hội họa nói riêng bao giờ cũng là vấn đề của cá nhân. Trào lưu nghệ thuật nào cũng được làm nên bởi những cá nhân với những tác phẩm cụ thể.

Cái riêng nhất, cái cốt lõi, cái làm nên phong cách nghệ thuật của hoạ sỹ Trần Lưu Hậu xuyên suốt mấy chục năm nay đó là bút pháp và mầu của ông.Thế mạnh của ông là nét. Tất tật, hình là nét, bố cục, đậm nhạt cũng là nét, mảng cũng là nét (nhiều nét cộng lại).

Ông không phân biệt hình và nền. Tất cả đều là một nét, không tô đi dạm lại, một đi không trở lại, trắng trợn quyết liệt, dứt khoát, chắc khoẻ.

Là một kiểu hiếm của Mỹ thuật Việt Nam. Tranh của Đỗ Sơn không có bệnh khôn khéo, yểu điệu, lãng mạn, đèm đẹp của hầu hết những người ở thành thị.

Sơn cũng không có bệnh “tỉnh lẻ” vì Sơn là một người nhà quê ở tỉnh, một người Thổ Hà trong lòng Hà Nội, cái đẹp trong tranh của Đỗ Sơn là cái đẹp của gân guốc, thô nhám, hồn nhiên, mộc mạc. Từ hình, mầu đến bố cục, tất cả đều ào ạt, khỏe khoắn, mạnh mẽ, dứt khoát.

Tất cả đều rực rỡ, chín mọng, hứng khởi, hoan lạc và đầy ắp vẻ đẹp của ban đầu. Thế mạnh của Đỗ Sơn là đề tài phụ nữ khỏa thân. Đó là những người đàn bà khỏa thân, hoặc bán khỏa thân.

Những người đàn bà trên bãi biển, cô gái đang tắm, những thiếu phụ mình trần đang chải đầu, vấn tóc, đang thay quần áo… các thế đứng, nằm, ngồi, vạm vỡ, hưng phấn, tràn trề sinh lực và đầy mỹ cảm của nhục cảm.

Có cảm giác khi vẽ phụ nữ khỏa thân thì bút lực của Sơn mới được bộc lộ hết, mới khỏe hơn, mạnh hơn, trẻ hơn và đàn ông hơn.

Đào Hải Phong là người kể chuyện bằng mầu, mà cốt truyện là phong cảnh. Thành thị thì chủ yếu là phố xá, ngõ ngách, phố cổ, phố cũ, phố huyện tỉnh lẻ. Nhà quê thì thôn xóm, xóm chài, xóm trại, xóm núi, rồi đầm sen, ao làng, cổng làng, bến đò, đống rơm.

Tất cả đều xanh đỏ tím vàng, lục lam, cam, nóng lạnh tận cùng, đối chọi, tương phản mạnh. Tất cả đều no nê, rực rỡ, lộng lẫy.

Tranh của Lý Trần Quỳnh Giang như tiếng thở dài, như nói thầm. Nói những câu chuyện nhỏ thôi, riêng tư, không dễ gì nói được, không nhất thiết phải nói ra. Nó có thể, có thể thôi, là sợ hãi, chán nản, nửa như thất vọng, mệt mỏi, ốm đau, yếu đuối nữa và buồn và thản nhiên, mặc kệ nhưng tất cả vẫn là không yên lòng.

Những đôi mắt luôn mở to nhưng nhìn gì cả, không muốn nhìn? Nhìn vào trong? Những bàn tay, ngón tay gầy, dài, ôm lấy mình, những ngón tay khẳng khiu, thao thức.

Lý Trần Quỳnh Giang sở hữu một bảng màu rất riêng, mầu đơn sắc, lạnh, đến cả nâu cũng lạnh, chủ yếu là biến thải của xanh, ít tương phản về đậm nhạt, xanh xỉn, xanh tái, xanh úa, héo úa.

Nếu “Lý Trần Quỳnh Giang vẽ bằng lục phủ ngũ tạng” (lời bình của nhà thơ Dương Tường) thì Đinh Ý Nhi vẽ bằng ngũ quan.

Nhi chủ động, nhanh. Giang chủ tĩnh, chậm. Nhi ưa toan mịn, trên cái bề mặt toan nhẵn phẳng, Nhi bắt đầu phá cho ồn ào, gồ ghề bằng bay, những nhát bay thô, chồng đè nhầy nhụa, dấp dính, miết nhanh, gạt mạnh, đè ngay khi lớp dưới còn chưa khô, nhão, mầu loãng, lem nhem, trộn, day... tình cơ vu vơ.

Và trên cái nền đó, Nhi dùng bút nhỏ, mầu lỏng vẽ lên những người, mặt người bằng một bút pháp “lỏng lẻo”, nhanh, một nét (không tô đi tô lại).

Thế mạnh của Nhi, độc đáo, đẹp của Nhi là nét “nguệch ngoạc”, nét thiếu, nét thừa, nét đứt, rời rạc, lẫn lộn. Thích nhất là những nét sai làm hình sai đi nên động hơn. Nhi vẽ như xóa, như chưa xong, như nháp, như bỏ. Buông, trùng, lỏng, bỏ đi, bỏ “đẹp”, bỏ “thói quen”, xóa “đẹp”.

Không phải ngẫu nhiên mà tháng 5/2008, Singapore đã tổ chức một chuỗi sự kiện về nghệ thuật Việt Nam trong đó có cuộc triển lãm lớn nhất từ trước tới nay về Mỹ thuật Việt Nam.

Cuộc triển lãm trưng bầy các tác phẩm của hội hoạ Việt Nam trào lưu đổi mới thuộc bộ sưu tập của Bảo tàng Quốc gia Singapore. Song song đó là cuộc hội thảo mang tên Hậu đổi mới và một cuốn sách cùng tên.

Những nhận định trên chỉ là một cái nhìn toàn cảnh, một nhận định hết sức khái quát để mọi người có thể hình dung ra được hoàn cảnh ra đời và những đặc trưng của trào lưu Mỹ thuật Đổi Mới ở Việt Nam 25 năm vừa qua.

Bên cạnh đó là sự so sánh với hai trào lưu Mỹ thuật trước đó nhằm nhấn mạnh sự khác biệt có tính chất bước ngoặt của Mỹ thuật Đổi Mới và nhấn mạnh đến một điều hiển nhiên: Nếu không có ánh sáng của đổi mới từ Đại hội Đảng VI – 12.1986 thì sẽ không có hội họa đổi mới, không có trào lưu đổi mới.

Lê Thiết Cương 12/2011

 

By TOM MASHBERG and RALPH BLUMENTHAL Published: February 28, 2012
Cambodia has asked the United States government for help in recovering a thousand-year-old statue of a mythic warrior that sits in limbo at Sotheby’s in New York and that some experts believe was looted amid the convulsions of the Vietnam War and the killing fields of the Khmer Rouge. Enlarge This Image Agnes Dherbeys for The New York Times The pedestal and feet belonging to a disputed thousand-year-old statue, currently held by Sotheby's, in Cambodia.

Map Made in Cambodia Breaking news about the arts, coverage of live events, critical reviews, multimedia and more.

A sortable calendar of noteworthy cultural events in the New York region, selected by Times critics.

Enlarge This Image Sotheby's catalog from March 24, 2011 includes a photo of a statue from Koh Ker, Cambodia. Some experts believe it was looted.

Readers’ Comments Readers shared their thoughts on this article.
The statue, a sandstone masterwork with a catalog estimate of $2 million to $3 million, was pulled from auction at the last minute last March after the Cambodian government complained it had been “illegally removed” from the country.

The Department of Homeland Security has opened an investigation, but Cambodian officials say they have held off asking for the piece to be seized while they negotiate with Sotheby’s for a private purchase. The auction house says that the seller is a “noble European lady” who acquired it in 1975. Although it was severed from its feet and pedestal, which were left behind at a remote Cambodian archaeological site, Sotheby’s says there is no proof that it was taken illegally.

The quiet tussle over the relic reveals the swampy terrain of auctioning antiquities with incomplete or disputed pedigrees. Sellers with a good-faith belief in their ownership rights enter a landscape in which ethics and regulations are evolving, governments are increasingly assertive, and lawyers versed in arcane statutes are as necessary as jungle guides. 

“We live in a different world, and what was acceptable 50 years ago is no longer so,” said Matthew F. Bogdanos, a Marine Corps Reserve colonel and a lawyer, who was awarded a National Humanities Medal for leading the hunt for treasures ransacked from the Baghdad Museum in 2003. “Whatever the letter of the law may state, in the end you have to ask yourself, ‘Does the item pass the smell test?’ ”

Jane A. Levine, senior vice president and worldwide compliance director for Sotheby’s, said the auction house was “aware there are widely divergent views on how to resolve conflicts involving cultural heritage objects.”

“Sotheby’s approach to the Khmer sculpture is one of responsible and ethical market behavior and international cooperation between private and public entities,” she said.

Archaeologists and Cambodian officials say the case of the footless statue is all the more poignant because of the country’s recent history of genocide and plunder, and because researchers have found the very pedestal and feet belonging to the artwork. The discovery was made in Koh Ker, 60 miles northeast of the Angkor Wat temple complex; Koh Ker, another city in the Khmer empire, was at one time a rival capital to Angkor, which was once the largest city in the preindustrial world, perhaps more than three times the area of New York City today.

The sculpture, which is five feet tall and weighs 250 pounds, is one of a pair of scowling athlete-combatants in intricate headdresses from the mid 900s who were positioned in battle-ready stances and come from one of Koh Ker’s temples; it is about 200 years older than the famous sculptures at Angkor Wat.

In 2007 archaeologists matched the other statue, on display since 1980 at the Norton Simon Museum in Pasadena, Calif., to its similarly detached pedestal.

Archaeologists say all clues suggest the work at Sotheby’s was plundered in the 1970s amid the chaos of power struggle and genocide, when the Khmer Rouge ravaged Cambodia, and looters hacked their way into long-inaccessible temples, pillaged priceless antiquities and sold them to Thai and Western collectors. The Khmer Rouge ruled Cambodia from 1975 to 1979.

“Every red flag on the planet should have gone off when this was offered for sale,” said Herbert V. Larson Jr., a New Orleans lawyer and antiquities expert who teaches legal issues involving smuggled artifacts. “It screams ‘loot.’ ”

When asked whether the statue could have been stolen, Ms. Levine countered that the statue could have been removed any time in its thousand-year history, and said the word stolen was often “used loosely.”

To write the catalog entry for the statue, Sotheby’s hired the scholar Emma C. Bunker, a co-author of the authoritative book “Adoration and Glory: The Golden Age of Khmer Art.” She called it an unrivaled example of Khmer sculpture, and the lot was promoted on the catalog’s cover and in a Sotheby’s news release. It was withdrawn on the day it was to be sold, March 24, 2011, after a Cambodian official working with the United Nations, Tan Theany, complained in a letter “that this statue was illegally removed from the site” and asked Sotheby’s to “facilitate its return.”

The Cambodian government also contacted the State Department, prompting the investigation by the Department of Homeland Security’s Immigration and Customs Enforcement branch. A spokeswoman for the agency, Danielle Bennett, said it “is working closely with the United States Attorney’s Office for the Southern District of New York and the government of Cambodia to look into the matter and determine the proper course of action.”

Sotheby’s says its research proves that its client has had “clear title” to the work since buying it from Spink & Son in London in December 1975. A spokeswoman for Spink, which was acquired by Christie’s in 1993, said the 1975 records about where the company had obtained the statue were no longer available. Ms. Levine would not discuss the federal government’s investigation.

Ms. Levine, a former federal prosecutor named last year to President Obama’s Cultural Property Advisory Committee, said Cambodia’s willingness to negotiate indicates it is aware that under American and Cambodian law it has no legal claim. She said Cambodia “did not identify any basis to contest the owner’s title to the property and did not allege that it would be unlawful for Sotheby’s to sell the statue.”

Originally, Ms. Levine said that Cambodia had been informed of the Sotheby’s sale “four to six weeks” before the auction. Late on Tuesday, however, a Sotheby’s spokeswoman said that Ms. Levine’s recollection had been “incorrect,” and that the auction house had notified Cambodia on Nov. 8, 2010, four and a half months before the auction date. The statue’s seller, speaking through Sotheby’s, declined to be identified or to comment.

Laws governing the repatriation of disputed artifacts are complex and differ from nation to nation. In Cambodia’s case, because the statue was exported “long before the passage of a 1993 Cambodian law that nationalized cultural heritage,” Ms. Levine said, there were no restrictions on its sale or auction.

Nonetheless, the global controversy surrounding looted artifacts has led many American museums to adopt ethical guidelines that go beyond the legal requirements. In 2004 the Association of Art Museum Directors declared “member museums should not acquire” any undocumented works “that were removed after November 1970, regardless of any applicable statutes of limitation.”

Ms. Levine said Sotheby’s withdrew the antiquity from the auction block “to forge a solution acceptable both to Cambodia and to the owner of the statue.”

Doing so has laid bare a little-known but increasingly common practice used by poor nations to recover artifacts. Working with the Unesco office in Phnom Penh, Cambodia has asked Sotheby’s to bargain with a wealthy Hungarian antiquities collector who has offered to pay $1 million for the statue and present it to Cambodia as an act of good will.

“There is no question the statue was looted in the final stages of the war,” said the collector, Istvan Zelnik, a former Hungarian diplomat in the region who has visited Koh Ker. His own collection forms the Zelnik Istvan Museum of Southeast Asian Gold in Budapest.

“The best solution is that I purchase it for purposes of donation,” Mr. Zelnik added.

Anne LeMaistre, the Unesco representative in Phnom Penh, who is involved in the Sotheby’s talks, said “buying back such items can seem distasteful, but sadly it is not unusual when the country’s aim is return of the property.”

Yet another wrinkle is expected on Wednesday when lawyers working with Cambodia plan to announce the rediscovery of a 1925 French colonial law declaring all antiquities from Cambodia’s multitude of temples to be “part of the national domain” and “the exclusive property of the state.” The statement goes on to say that this law remained in force after Cambodian independence, which came in 1953.

Tess Davis, executive director of the Lawyers’ Committee for Cultural Heritage Preservation and the Cambodia scholar who dug out the law, said it had been analyzed by three French-speaking lawyers conversant in cultural heritage litigation and by Ms. LeMaistre. All four say it “nationalizes ownership of Cambodian cultural artifacts.”

If international legal authorities and American civil courts agree, the law could establish 1925, rather than 1993, as the dividing point after which Cambodian artifacts taken without government permits can be treated as stolen property. Cambodia would still have to prove that the statue was looted after 1925, “a high burden but not an impossible one,” according to Mr. Bogdanos, who agrees the 1925 law “appears to be valid.”

If it survives legal challenges, the law could affect the Norton Simon piece too, although that case would be more difficult because Cambodia has long known of the statue’s presence there, lawyers say. Mr. Simon, the industrialist and collector, bought his statue, also in 1975, from a leading Madison Avenue antiquities dealer, William H. Wolff.

Eric Bourdonneau, the archaeologist who matched both statues to their bases, says the relics were looted in the early 1970s.

He said French records in Paris indicate that the statues were in place in 1939, and that the Koh Ker temple was thickly covered by jungle and inaccessible by road until it became a military staging area for Khmer Rouge and Vietnamese forces.

On one thing all parties agree: The statue is a masterpiece. In the Sotheby’s catalog Ms. Bunker wrote, “If one could choose only one sculpture to represent the glory of Khmer art, this figure could fulfill such a challenge.”

http://www.nytimes.com/2012/02/29/arts/design/sothebys-caught-in-dispute-over-prized-cambodian-statue.html?pagewanted=all

 
Đời sống Cập nhật 07/03/2012 06:15:00 AM (GMT+7)
Cô dâu "gãy cổ" vì vàng: Thỏa mãn tâm lý tiểu nông

Cô dâu chú rể trong đám cưới của mình đeo số vàng ước tính lên tới 60 cây, hay nhiều bà mẹ chồng tặng con dâu rất nhiều vàng  trong ngày cưới "cho đẹp mặt" với họ hàng nhưng cưới xong vội đòi lại, họa sĩ Lê Thiết Cương cho rằng, có tiền mà có văn hóa thì người ta không tặng như thế!



Những cô dâu "gãy cổ" ... vì vàng
Những đám cưới gây choáng về độ... chịu chơi
Tận mắt xem "siêu đám cưới" ở Hà Tĩnh
Thỏa mãn tâm lý tiểu nông


Theo Họa sĩ Lê Thiết Cương, tặng vàng trong ngày cưới là hiện tượng mới xuất hiện gần đây, khi đời sống vật chất của người dân cao hơn chứ không nằm trong văn hóa cưới xin gốc của người Việt. Đây hoàn toàn là biểu hiện của sự giàu có về vật chất chứ không phải tinh thần.

Họa sĩ Lê Thiết Cương. Ngày xưa đám cưới đơn giản lắm. Vì người ta nhấn mạnh đến yếu tố tinh thần, vì bản chất của đám cưới là ngày vui, ngày hạnh phúc của một đôi trai gái.

Về bản chất, có hiện tượng này là vì một giai đoạn dài đất nước chỉ chú trọng phát triển kinh tế, vật chất mà quên mất đời sống tinh thần. Sự phát triển không hài hòa giữa văn hóa và kinh tế mới sinh ra sự nhếch nhác, thê thảm về đời sống văn hóa và tinh thần như hiện nay.


Tất cả từ thành thị, nông thôn, trẻ con, người lớn đều chạy đua theo vật chất, ai ai cũng bon chen. Nếu chú trọng đời sống tinh thần, biết hướng đến đời sống vật chất cao, nếu có văn hóa thì không ai đi làm những hành động như thế.


Thiết nghĩ có hiện tượng này cũng là một sự logic tất yếu, sự phát triển tất yếu. Bao nhiêu năm nghèo đói, khi có tiền, giàu có về vật chật thì họ hành động như vậy để thỏa mãn tâm lý tiểu nông của họ bằng cách chứng tỏ. Cho dù bộ quần áo, cái xe của người ta đi là biểu hiện của đời sống hiện đại, thành thị nhưng tâm lý tiểu nông vẫn chưa hết nên phải chứng tỏ.


Người ta luôn luôn nghĩ rằng mình yếu, mình nghèo, có một tí thì phải chứng tỏ ngay. Bởi vì cũng là cái nhẫn vàng đó, cây vàng đó hoàn toàn có thể tặng ở một chỗ khác chứ đâu cứ phải đám cưới, nhà hàng khách sạn này nọ rồi trên sân khấu, đèn rọi sáng choang.


Vật chất quan trọng nhưng nó vẫn phải được bảo lãnh bằng đời sống văn hóa, tinh thần thì mới có giá trị. Còn tặng rùm beng như kia chỉ là hình thức thôi. Nếu không cần hình thức thì rõ ràng người ta đã đến thăm đôi vợ chồng trẻ tặng riêng tại nhà chứ đâu cần lên sân khấu như thế. Hành động đó không sai nhưng địa điểm sai. Thực sự nếu có tiền và có văn hóa thì không ai làm như thế.


Những ông A, bà B trong đám cưới linh đình tặng con ô tô hay mấy chục cây vàng, họ bảo họ có quyền làm điều đó vì số tiền họ kiếm được là chính đáng. Thế nào là chính đáng? Cứ cho là họ mở doanh nghiệp, họ làm ra sản phẩm, họ bán và thu lãi, họ nộp thuế đầy đủ, làm hết nghĩa vụ với nhà nước thì vẫn là không chính đáng. Không ai sống trong đất nước này mà có thể trong một thời gian ngắn có được số tiền khủng khiếp như thế mà chính đáng được. Thử làm một cuộc điều tra, có ai dám chấp nhận cho điều tra xem số tiền mình có là chính đáng hay không?


Quan khách tặng nhiều vàng cũng là hối lộ!


Tiến sĩ Mỹ học Thế Hùng (Giảng viên ĐH Quốc gia Hà Nội): Với tư duy của một nhà thẩm mỹ thì tặng vàng cũng như tặng đồ kỷ niệm cho con vào ngày quan trọng nhất cái đó là rất đẹp, rất Việt Nam, rất hay. Các cụ ngày xưa tặng vàng cho con cháu vào ngày cưới là để cho con vốn liếng, tài sản làm ăn sau này. Nhưng chỉ tặng ở mức độ vừa phải, chứ không phải cho một cục vàng như thế thì thành khoe mẽ, vô duyên.


Những vị khách đến dự đám cưới mà tặng đôi trẻ nhiều vàng, có thể là do tác động từ quan hệ với bố mẹ. Đó cũng là một cách, một hình thức để hối lộ. Một sự biến tấu của hối lộ. Thay vì đưa tiền thì đưa vàng, thay vì đưa cho mẹ thì khéo léo tặng cho con trong ngày cưới.


La Hoàn
(ghi)
 
02/03/2012 | 19:34 Thừa Thiên - Huế:  - Dư luận cho rằng, cơ quan chức năng tỉnh Thừa Thiên - Huế chưa lường trước hậu quả khi cho phá bỏ 250ha rừng phòng hộ ven biển ở thôn Phú Hải 2 (Lộc Vĩnh, Phú Lộc) để lấy đất cho Dự án Khu du lịch nghỉ dưỡng, sân golf Lăng Cô.

Trước đó, Phó Thủ tướng Hoàng Trung Hải đã yêu cầu UBND tỉnh Thừa Thiên - Huế kiểm tra dự án này sau khi NTNN có bài phản ánh.

Rừng phòng hộ ven biển thôn Phú Hải 2 sắp bị xóa sổ để lấy đất cho Dự án Khu du lịch nghỉ dưỡng, sân golf Lăng Cô.Dự án… làm khó dân

Theo UBND xã Lộc Vĩnh, hiện Dự án Khu du lịch nghỉ dưỡng, sân golf Lăng Cô đang trong giai đoạn kiểm kê thiệt hại để đền bù giải phóng mặt bằng. Điều này có nghĩa, không bao lâu nữa 250ha rừng dẻ phòng hộ ven biển ở thôn Phú Hải 2 sẽ bị xóa sổ.

Ông Trần Xuân Biên - Trưởng thôn Phú Hải 2 cho biết, 250ha rừng dẻ phòng hộ trên địa bàn thôn là bức bình phong bảo vệ cuộc sống người dân trước sự xâm thực của biển từ thuở khai thiên lập địa đến nay. “Phá rừng này thì nhà cửa, hoa màu của dân sẽ bị biển làm cho tan nát, nhất là vào mùa mưa bão. Lấy chi thì lấy nhưng rừng phòng hộ thì phải giữ lại để bảo vệ cuộc sống và sản xuất của người dân” - ông Biên nói.

Ông Bùi Ngọc Ga - Chủ tịch UBND xã Lộc Vĩnh khẳng định, rừng dẻ phòng hộ này là tài sản vô giá đối với Lộc Vĩnh và là “lá phổi xanh” của nhiều địa phương trong khu vực. “Đây là diện tích rừng dẻ ven biển duy nhất ở miền Trung. Cả nước chỉ có 3 khu rừng như thế”- ông Ga cho biết.

Cũng theo ông Ga, trong các lần họp dân vừa qua, người dân rất bức xúc về việc tỉnh lấy rừng phòng hộ để làm khu du lịch, sân golf, họ kiến nghị phải bảo vệ khu rừng này. Chính quyền xã Lộc Vĩnh cũng đã kiến nghị tỉnh Thừa Thiên - Huế không phá bỏ rừng nhưng phía tỉnh trả lời rằng đây là… chủ trương chung về phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh.

“Rừng này chặt đi rồi hậu quả sẽ khôn lường và ngàn năm sau cũng không trồng lại được. Khi giao cho xã và cộng đồng thôn quản lý, cán bộ tỉnh nói đây là “lá phổi xanh”, nhưng giờ lại phá “lá phổi xanh” - ông Ga bức xúc.

Cần lường trước hậu quả

Theo ông Dương Văn Thành - Chi cục trưởng Chi cục Quản lý đất đai, Sở TNMT tỉnh Thừa Thiên - Huế, Dự án Khu du lịch nghỉ dưỡng, sân golf Lăng Cô do Ban quản lý Khu kinh tế Chân Mây - Lăng Cô thẩm định và tham mưu cho UBND tỉnh cấp phép. Đơn vị của ông chỉ tiến hành kiểm tra, rà soát lại khi nhận được phản ánh của người dân. Ông Thành cho rằng, việc lấy đất rừng phòng hộ để làm khu du lịch cần lường trước nạn cát bay, cát nhảy và những hậu quả khác.

Còn ông Nguyễn Hoàng Phước - Chi cục phó Chi cục Bảo vệ môi trường tỉnh Thừa Thiên - Huế cho biết, việc chuyển đổi mục đích rừng phòng hộ phải được HĐND tỉnh thông qua. Trước khi cấp phép một dự án, đơn vị của ông được mời tham gia hội đồng đánh giá tác động môi trường với tư cách là một thành viên. Ở Dự án Khu du lich nghỉ dưỡng, sân golf Lăng Cô, ông không tham gia vào hội đồng nên không rõ chuyện phá rừng.

Ngày 29.2, phóng viên NTNN liên hệ với ông Hồ Sỹ Nguyên - Trưởng ban Quản lý Khu kinh tế Chân Mây - Lăng Cô, để tìm hiểu lý do ban này tham mưu cho UBND tỉnh cấp phép Dự án Khu du lịch nghỉ dưỡng, sân golf Lăng Cô trên diện tích rừng phòng hộ. Tuy nhiên, ông Nguyên cho biết ông đang bận việc và bảo phóng viên qua gặp lãnh đạo Phòng Xây dựng - Tài nguyên môi trường của ban.

Nhưng khi phóng viên đến làm việc, ông Ngô Văn Phong - Phó phòng Xây dựng- Tài nguyên môi trường, lại truyền đạt ý kiến của ông Nguyên về việc từ chối cung cấp thông tin. Ông Phong cho biết, sau khi nhận được văn bản của Chính phủ cơ quan ông mới giải trình và cung cấp thông tin cho Báo NTNN.

An Sơn

 
_Nhân đọc bài kêu than của một vị GS VN ở nước ngoài. Tiếc là ông ấy đã để cái chủ nghĩa dân tộc cực đoan che mắt để chẳng nhìn ra cái tính phổ quát và nhân văn thuần túy ở Bảo Ninh mà lại xem đó là thất bại của những người CS. Phần mở đầu là của bạn Nga nghiên cư.

 
Bảo Ninh là một tài năng, một tài năng độc đáo. Ngặt một điều, cái độc đáo quan trọng nhất của anh là ở cách nhìn khác về cuộc chiến tranh chống Mỹ xâm lược. “Chính thống” nói “thắng lợi”, nói “anh hùng”…, thì anh, bằng tiểu thuyết của mình “nói điều ngược lại: đây là cuộc chiến tranh “thất bại”, nói như một tờ báo hải ngoại, tờ Hợp Lưu thì phải: đọc xong cuốn tiểu thuyết này, ta thấy Việt Cộng thảm bại. Và là một cuộc chiến tranh hết sức bi đát, buồn bã, rữa nát… từ trong tinh thần, tâm trạng, hành động.

Ở nhiều nước, sau một cuộc chiến tranh khốc liệt, lâu dài, có tâm trạng “hậu chiến”, nhìn lại chiến tranh và “hoảng hốt”, thấy đáng sợ quá, hy sinh nhiều quá, thậm chí vô nghĩa quá. Có luận điểm: “bên nào thắng thì nhân dân đều bại”, “Dân túy” quá! Còn những luận điểm: “chiến tranh ý thức hệ”, “huynh đệ tương tàn”, “nội chiến”… thì ta biết đã lâu, che giấu dưới những luận điểm ấy là sự biện minh cho thất bại nhãn tiền.

Bảo Ninh là một nghệ sĩ. Anh có quyền có một “điểm nhìn”, một “cách nhìn” riêng về chiến tranh. Duy chỉ có cái nhìn ấy không đi ngược lại chân lý lịch sử, đi ngược dân tộc, chưa nói đến cảm quan nghệ thuật “hậu hiện đại”, loạn điểm nhìn, chống “đại tự sự”… không thích hợp khi viết về một cuộc chiến tranh yêu nước, chính nghĩa, và thắng lợi. L.Tolstoi đã “cũ” rồi, nhưng cái nhìn cách mô tả của ông về cuộc chiến tranh chống Napoléon xâm lược vẫn còn để lại cho hậu thế những bài học.



Phương Tây, mà ở đó, người đọc là rất nhiều thành phần, không đơn giản. Những người bị “thảm bại”, chống Cộng, chống Việt Nam thì tung hô Nỗi buồn chiến tranh như một liều thuốc “giải độc” tinh thần. Té ra Việt Cộng cũng như lính Mỹ, cũng đau khổ, hoảng loạn, tan rã, và hai bên có thể ôm nhau, cùng nhau… khóc, sám hối vì đã đánh nhau, giết nhau! Vì thế họ hối hả dịch, trao giải, mời mọc… Chỉ ngờ rằng mục đích của họ chẳng phải vì văn chương, hay trước hết vì văn chương. Ngay ở trong nước, khủng hoảng sau 1975 đã đẻ ra bao tâm trạng bất mãn, chán chường, “sám hối”…, cùng một tâm trạng tác giả, và họ cũng hưởng ứng, ngợi ca, ngợi ca “văn” nhưng chủ yếu là ngợi ca cách viết, cách nhìn, sự “lộn trái”.

Sau Nỗi buồn…, Bảo Ninh viết có nhiều truyện “chừng mực” hơn, cũng trăn trở, đau xót nhưng xem ra có thể “chịu” được.

Đã có rất nhiều tác giả và tác phẩm viết về chiến tranh. Không ai ngây thơ đòi hỏi nó phải lúc nào cũng “ta thắng, địch thua”. Không phải ta lờ đi những nỗi đau, những mất mát, những vết thương trong đời và cả trong tâm trạng, những cái mà có người cho là "tính toàn nhân loại". Văn chương phải ghi nhớ điều ấy, càng sâu càng tốt. Nhưng có điều không được một chiều, không nên đem cái tâm trạng hoàng hôn của cá nhân mình che trùm lên cuộc đời.

Cuốn Được sống và kể lại của Trần Luân Tín, một họa sĩ tham chiến ở Thành cổ Quảng Trị, dữ dội, hy sinh nhưng biết mình chiến đấu cho cái gì. Được biết, 81 ngày đêm chiến đấu ở Thành cổ, mỗi ngày ta hy sinh 1 đại đội! Cái giá phải trả cho chiến tranh giải phóng là rất lớn, là rất thương đau. Mỗi ngày sống bây giờ ta luôn nhớ điều ấy, nhưng ta không được phép bi lụy, sầu não, thoái lui…

Chung quanh Nỗi buồn chiến tranh còn rất nhiều chuyện đáng bàn. Dưới đây, nhân Nỗi buồn… được giải của Nikkei Asia (Giải thưởng châu Á), Hồn Việt đăng ý kiến của GS Trần Thanh Đạm và nói thêm mấy lời trên đây.

Tin vui từ một nỗi buồn, nỗi buồn từ một tin vui

GS TRẦN THANH ĐẠM

Tin vui phát ra đầu tiên từ báo Tuổi Trẻ ở TP Hồ Chí Minh, sau đó trên Đài VTV4 trong chương trình Thông tin quốc tế. Tin rằng: Một tờ báo kinh tế của Nhật Bản, tờ Kinh tế Nhật Bản, đã quyết định tặng Giải thưởng châu Á cho một nhà văn Việt Nam, nhà văn Bảo Ninh, với tác phẩm tiểu thuyết Nỗi buồn chiến tranh, xuất bản năm 1991 ở Việt Nam và đã được dịch từ lâu ra tiếng Anh lưu hành ở một số nước.

Tờ tạp chí kinh tế này đánh giá tác phẩm là “xuất sắc”, thuộc loại “tinh hoa của văn học thế giới”, cho nên, giải thưởng được mệnh danh và vinh danh là Giải thưởng châu Á tức là có tầm cỡ quốc tế. Thật là vinh dự cho văn học Việt Nam khi một tác phẩm của mình được các nhà kinh tế Nhật Bản đánh giá cao như vậy. Chưa biết các nhà kinh tế thì đánh giá văn học chính xác đến đâu, song các nhà kinh tế, nhất là kinh tế Nhật Bản, thì chắc chắn là những người giàu cho nên giải thưởng sẽ lớn, giá trị có thể hàng triệu yên hay hàng chục nghìn đô-la.

Đó là tin vui đối với các nhà văn Việt Nam vốn là những người nghèo trong một nước nghèo. Tin lại cho biết rằng: Giải thưởng sẽ được phát tại khách sạn Hoàng Gia Imperial ở thủ đô Tokyo; bên cạnh nhà văn Việt Nam, có một nhà kinh tế Đài Loan và một nhà kỹ thuật Philippines. Thật là vinh dự cho cả phía trao giải lẫn người nhận giải. Phía trao giải vinh dự là vì một tờ báo kinh tế của Nhật Bản mà lại trao giải văn học cho một nhà văn châu Á, dù giải thưởng cao đến đâu thì sự mua danh ở đây như vậy là khá rẻ. Nói như tục ngữ Việt Nam, “mua danh ba vạn, bán danh ba đồng”, thì ba vạn đối với người giàu mua danh vẫn là rẻ.

Tập đoàn kinh tế này thật là giỏi quảng cáo và tiếp thị. Cũng như các ngôi sao nghệ thuật, ngôi sao thể thao đứng ra làm quảng cáo, lần này nhà văn Việt Nam làm quảng cáo thì còn gì bằng. Hẳn rằng ở đây có vai trò giới thiệu của Quỹ Giao lưu Quốc tế Nhật Bản (Japan Foundation) ở Việt Nam. Quỹ này đã từng giới thiệu và vinh danh cho Đỗ Hoàng Diệu, tác giả nữ của tác phẩm tai tiếng Bóng đè, của Việt Nam, bằng một chuyến giao lưu khắp nước Nhật Bản. Bây giờ đến lượt Bảo Ninh. Đỗ Hoàng Diệu đi trước và Bảo Ninh đi sau, là hai người đi tiên phong trong sứ mệnh đối ngoại vẻ vang này, đem văn chương và hình ảnh Việt Nam, tức là quốc hoa và quốc thể của Việt Nam quảng bá ra nước ngoài. Xét về mặt kinh tế, thế cũng là ít tốn kém, là rẻ. Đúng là “bán danh chỉ có ba đồng” mà thôi .

Tuy nhiên, tin vui ở đây cùng đi kèm với một nỗi buồn. Đúng như tên của tác phẩm Nỗi buồn chiến tranh. Tác phẩm này ra đời ở Việt Nam cách đây hơn 20 năm, đã từng gây ra tranh cãi, không chỉ tranh cãi về nghệ thuật mà về chính trị, về cách nhìn, cách tiếp cận, cách miêu tả, thể hiện cuộc chiến tranh chống Mỹ cứu nước của Việt Nam. Những người tán dương thì chú trọng về khía cạnh “đổi mới nghệ thuật” của tác giả, ở cách viết mới lạ, độc đáo. Còn những người phản đối thì phê phán cách thể hiện xuyên tạc, thiên lệch đối với tính chất chính nghĩa, anh hùng của cuộc chiến tranh từ phía Việt Nam tiến hành vì sự nghiệp độc lập, tự do, thống nhất, hòa bình của nhân dân Việt Nam.


Nụ cười Thành cổ. Ảnh: Đoàn Công Tính.

Nỗi buồn chiến tranh ở đây mang màu sắc của một sự sám hối của những người anh hùng đã lỡ gây nên một sự nghiệp anh hùng. Cho nên sau khi ra đời, tác phẩm được phía bên kia hào hứng hoan nghênh, tán dương. Hóa ra không chỉ những kẻ phi nghĩa “sám hối” mà cả người anh hùng cũng “sám hối”. Thế là huề! Thật là hân hạnh cho nước Mỹ thua trận mà có người ở phía bên kia biện hộ cho.

Nỗi buồn chiến tranh được dịch, phổ biến ở một số nước phương Tây (có cả bản dịch xuyên tạc cả nguyên bản) là do vậy. Thậm chí người ta tung tin là nó sẽ được tặng Giải Nobel, hoặc là ứng viên của giải danh giá này. Thế rồi, danh giá cũng đến, nhưng thấp hơn. Tờ báo Independent của Anh hình như cũng là tờ báo kinh tế, đã tặng giải thưởng cho Bảo Ninh.

Hai mươi năm qua, Nỗi buồn chiến tranh đã nguôi ngoai rồi, tác giả cũng không còn cảm thấy buồn nữa. Thì tờ Kinh tế Nhật Bản lại lôi tác phẩm ra tặng giải thưởng, hình như muốn khơi lại nỗi buồn xưa. Cũng có thể Nỗi buồn chiến tranh tiêu cực của Việt Nam lại có ý nghĩa tích cực với Nhật Bản chăng? Trong chiến tranh, người chính nghĩa cũng như kẻ phi nghĩa, người chiến thắng cũng như kẻ chiến bại đều… buồn. Ở Việt Nam hay ở Nhật Bản đều thế. Năm 1975 hay năm 1945 đều thế. Thế là thiện ác đảo điên, chính tà lẫn lộn, vinh nhục bất phân.

Đó là giá trị “xuất sắc”, “tinh hoa” của tác phẩm văn học này của Việt Nam được một tờ báo kinh tế Nhật Bản tặng thưởng và vinh danh. Một bên mua danh chỉ có ba vạn, một bên bán danh chỉ có ba đồng.

Đó là một tin vui từ một nỗi buồn và một nỗi buồn từ một tin vui cho những người viết văn và người đọc văn ở Việt Nam hiện nay, trong đó có người viết mấy dòng này.

5/2011