Tuy mới xuất hiện trong khoảng hơn một thập niên gần đây nhưng cụm từ CSR – Trách nhiệm xã hội của doanh nghiệp đã có một vị trí vững chắc trong bản kế hoạch hoạt động hàng năm của nhiều doanh nghiệp trong và ngoài nước. Dù với quy mô và chiều sâu nào, các hoạt động mang ý nghĩa này đều xứng đáng được khuyến khích và trân trọng.

Năm 2010, theo thống kê của hiệp hội bảo trợ các hoạt động xã hội Pháp, bất chấp các khó khăn về kinh tế, 35 nghìn doanh nghiệp Pháp đã đóng góp 2 tỷ euros cho các hoạt động thể hiện trách nhiệm xã hội vào ba lĩnh vực chính: bảo trợ xã hội, giáo dục và y tế. Tại Mỹ, con số thống kê chưa đầy đủ là XYZ tỷ đô la Mỹ. Ở Việt Nam, các hoạt động lớn như Ý tưởng trẻ thơ (công ty Honda VIẹt Nam), Đèn đom đóm,  (sữa cô gái Hà Lan), Vì thế hệ tương lai” của Canon hay gần đây là hoạt động của thương hiệu gà rán KFC với 100 nghìn đô la Mỹ cam kết dành cho quỹ học bổng khuyến học Saigon Times,...là  một số hoạt động được xã hội đánh giá cao.

Có cả nghìn lẻ một cách thể hiện trách nhiệm xã hội như mua tác phẩm nghệ thuật, cấp học bổng cho học sinh sinh viên, lập các quỹ văn hóa, quỹ hành động vì môi trường, hỗ trợ về kỹ thuật và nghiệp vụ, công nghệ, truyền thông, cho mượn người, cho ý tưởng, cho mượn địa điểm tổ chức các hoạt động xã hội. Trách nhiệm doanh nghiệp (CSR) giờ không chỉ đơn giản là những hoạt động từ thiện như xây nhà tình nghĩa, thăm trẻ em mồ côi, người già neo đơn… mà còn là lời cam kết của doanh nghiệp đóng góp cho việc phát triển bền vững, bao gồm lời cam kết thân thiện với môi trường, quan tâm đến người lao động hoặc góp phần tạo dựng những thói quen tiêu dùng và sản xuất mới, có lợi cho sự phát triển của xã hội. Trách nhiệm xã hội phải là một cam kết lâu dài và liên tục. Đơn cử như hoạt động của KFC Việt Nam, sau 14 năm hoạt động tại Việt Nam, thương hiệu này đã góp phần đáng kể vào việc tạo lập thói quen tiêu dùng mới, văn hóa xếp hàng nơi công cộng, đảm bảo vệ sinh an toàn thực phẩm, yêu cầu các cơ sở sản xuất phải tuân thủ quy trình nuôi và chế biến thực phẩm, đào tạo đội ngũ phục vụ và quản lý. Tuy không quy đổi thành con số được nhưng rõ ràng các hoạt động này đã có tác dụng lớn về mặt xã hội ở những địa phương nơi thương hiệu này có mặt.

Trách nhiệm xã hội không còn là khái niệm mới và xa lạ với các doanh nghiệp tại Việt Nam. Hoạt động này cần sớm được thống kê và điều phối giữa các doanh nghiệp lớn để tăng cường hiệu quả trong thời gian tới.

Đinh Nguyên

 




Leave a Reply.